Giáo dục

4 Đề đọc hiểu Yêu lắm quê hương có đáp án chi tiết

Yêu lắm quê hương đọc hiểu

4 Đề đọc hiểu Yêu lắm quê hương có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 4 đề Yêu lắm quê hương đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

4 Đề đọc hiểu Yêu lắm quê hương có đáp án chi tiết
4 Đề đọc hiểu Yêu lắm quê hương có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Yêu lắm quê hương – Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Yêu lắm quê hương có đáp án chi tiết

Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.”

(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.: Biểu cảm

Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

Lời giải:

Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau?

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Lời giải:

Đoạn thơ miêu tả cuộc sống yên bình của con người.

+ Đàn trâu thong thả trên đường đê trở về nhà.

+ Lá như ca hát, hòa quyện với gió.

+ Trăng bắt đầu lên tạo nên một cánh đồng sao.

+ Dòng sông quê êm đềm trôi tạo nên sự trù phú, tốt tươi cho cảnh vật.

=> Đó là một vẻ đẹp hết sức giản dị và quen thuộc của làng quê Việt Nam: đàn trâu, trăng cùng làn gió mát rười rượi. Và vẻ đẹp ấy như hòa quyện vào nhau, như tô điểm cho nhau để làm nên một vùng quê đẹp đẽ, yên bình.

Câu 4. Hai câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

“Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.”

Lời giải:

Tình yêu quê hương của chủ thể trữ tình không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước. Qua đó gợi cho em nhiều suy nghĩ về lòng yêu quê hương, đất nước – là một tình cảm thiêng liêng, gắn bó con người với thiên nhiên và nguồn cội của mình.

Câu 5. Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống.

Lời giải:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp,…).

Bàn luận vấn đề:

* Giải thích khái niệm: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

* Biểu hiện:

– Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước.

– Trong tình làng nghĩa xóm.

– Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,…).

– Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.

– Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

– Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, sự đồng lòng của toàn dân …

* Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

– Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.

– Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.

– Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

– Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

– Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

* Bàn luận mở rộng:

– Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

– Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.

* Kết thúc vấn đề.

Bài văn mẫu 1:

Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Quê hương chính là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Quê hương có vai trò to lớn và vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

Bài văn mẫu 2:

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người

Những lời ca da diết gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc cũng như nhắc nhở chúng ta về vai trò to lớn của quê hương. Quê hương là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Quê hương trước hết là mảnh đất chúng ta sinh ra, lớn lên. Từ tinh túy của mảnh đất này, chúng ta trau dồi bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần, trở thành một công dân hoàn thiện, mang trong mình những ước mơ, khát vọng to lớn để sau này giúp đời, giúp người. Mỗi quê hương có một nền văn hóa khác nhau. Khi con người ta trưởng thành, mang theo nét đặc trưng của quê hương mình đi nơi khác sẽ là những nét giao thoa độc đáo của văn hóa từng vùng miền, góp phần chung vào đa dạng nền văn hóa của cả dân tộc. Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên mà còn là nơi con người ta quay trở về sau những bão tố, những khó khăn ngoài kia. Bất cứ người con nào khi xa quê trở về đều cảm thấy thanh thản, yên bình bởi cái không khí quen thuộc, bởi con người mộc mạc nơi xứ mình. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của quê hương. Lại có những người tuy có nhận thức đúng về tầm quan trọng của quê hương nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,… những người này cần xem xét lại chính bản thân mình. Yêu quê và cố gắng làm cho quê hương giàu đẹp hơn là quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi người, chúng ta hãy sống hết mình và cống hiến nhiều điều có ích cho quê hương, cho xã hội.

Đọc hiểu Yêu lắm quê hương – Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.”

(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Lời giải:

Thể thơ: Lục bát.

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên.

Lời giải:

Bài thơ diễn tả tình yêu của nhân vật “em” bắt đầu từ tất cả những gì gần gũi, gắn bó thiêng liêng nhất của mỗi con người: cánh đồng, khói bếp, con đò, cánh võng, cánh diều, cha mẹ, … đến những hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp như dòng sông, tầng mây, cầu vồng, làn gió, trăng sao… Bài thơ Yêu lắm quê hương của Hoàng Thanh Tâm chan chứa tình yêu thiên nhiên, con người và quê hương đất nước sâu nặng.

Câu 3. Nội dung của đoạn thơ đã gợi em nghĩ đến điều gì?

Lời giải:

Đoạn thơ gợi người đọc nghĩ đến tình yêu quê hương đất nước với những cái đẹp đơn sơ, mộc mạc, bình dị nhưng lại gắn bó, nghĩa tình.

Câu 4. Tìm từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi.

Lời giải:

Từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi. là: thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi.

Câu 5. Nêu tác dụng phép điệp trong bài thơ.

Lời giải:

– Phép điệp: điệp từ: “yêu” (9 lần), “em yêu” (6 lần)

– Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh được gợi trong bài thơ. Qua đó thể hiện tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên, dành cho quê hương xứ sở, một tình yêu gắn bó tha thiết với quê hương tươi đẹp.

Câu 6. Em hãy viết khoảng 3-5 dòng để chia sẻ về vai trò của quê hương hoặc tình yêu quê hương đối với mỗi người.

Lời giải:

– Quê hương là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó, nơi ghi dấu những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên.

– Quê hương với những bản sắc văn hóa phong phú, đặc sức góp phần hình thành tính cách, nuôi dưỡng tâm hồn con người.

– Tình yêu quê hương gắn liền tình yêu gia đình là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người.

– Tình yêu quê hương sẽ giúp con người làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

– Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên mà còn là nơi con người ta quay trở về sau những khó khăn thử thách cuộc đời. người con nào khi xa quê trở về đều cảm thấy thanh thản, yên bình bởi cá không khí quen thuộc, bởi con người mộc mạc nơi xứ mình.

Đọc hiểu Yêu lắm quê hương – Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.”

(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Lời của đoạn thơ là lời của nhân vật nào?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Lời của nhân vật xưng “em”

Câu 2. Đoạn thơ trên độc đáo hấp dẫn nhờ tác giả sử dụng từ láy đầy sáng tạo. Em hãy:

A. chỉ ra các từ láy

B. nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn trích?

Lời giải:

A. chỉ ra các từ láy

=> Các từ láy : lượn lờ; vương vương; thong thả.

B. nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn trích?

=> Tác dụng: làm cho câu văn trở nên linh hoạt hơn,khiến người đọc hình dung rõ về cảnh mà đang được miêu tả.

Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ chủ yếu trong bài thơ trên.

Lời giải:

+ Điệp từ ” Em yêu” thể hiện tình cảm những điều mà tác giả luwau tâm dành cho quên hương

+ Ngoài ra nó còn đứng đầu câu như một lời khangrwr định cho tihf yêu quê sâu nặng của tac giả, yêu từ những điều thường nhật – hình ảnh thiên nhiên, con người nơi vùng quê.

Câu 4. Cuộc sống yên bình của con người được tác giả gợi tả qua những hình ảnh thơ nào?

Lời giải:

Cuộc sống yên bình của con người được tác giả gợi tả qua những hình ảnh:

+ Bức tranh thuỷ mặc dòng sông con đò

+ Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

+ Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

+ Mồ hôi của mẹ mặn mà sớm trưa

+ Em yêu cánh võng đong đưa

+ Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

+ Đàn trâu thong thả đường đê

+ Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Câu 5. Hãy rút ra một thông điệp em tâm đắc nhất được tác giả gửi gắm trong đoạn thơ?

Lời giải:

Thông điệp mà em tâm đắc nhất:

Trong câu:

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Nói về hoàn cảnh thiếu thốn tình thương của “em” và nhân vật “em” vẫn luôn yêu đời dù mồ côi cha mẹ.

Đọc hiểu Yêu lắm quê hương – Đề số 4

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.”

(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Lời giải:

– Thể thơ lục bát

– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ trên?

Lời giải:

Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào của nhân vật” em’ với cảnh vật, thiên nhiên bình dị, thân thương của thôn quê. Đây cũng là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Câu 3. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương hiện ra thế nào? Được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

Lời giải:

– Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan:

+ thị giác: Dòng sông con đò, chao liệng cánh cò, khói bếp, Cánh đồng mùa gặt..

+ xúc giác: Mồ hôi cha mẹ mặn mà.

+ thính giác: Gió sông rười rượi, chon von lá hát

Câu 4. Tìm 4 từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Lời giải:

– Các từ láy: Lượn lờ, vương vương, mặn mà, đong đưa, lốm đốm, chon von, rười rượi.

Câu 5. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ nói về cảnh đẹp đặc trưng của quê hương? Những hình ảnh đó gợi lên trong em tâm trạng, cảm xúc gì?

Lời giải:

– Những hình ảnh đặc trưng thể hiện cảnh đẹp quê hương: Nắng, dòng sông con đò, chao liệng cánh cò, cánh đồng mùa gặt, khói bếp vấn vương, cầu vồng ẩn hiện, câu hát ơi à, mồ hôi cha mẹ, cánh võng đong đưa, cánh diều no gió, đàn trâu thong thả, trăng lên lốm đốm, gió sông rười rượi, hoa màu.

– Những hình ảnh này gợi lên cho em cảm xúc gần gũi, bình yên, nhẹ nhàng; cảm xúc yêu vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của quê hương.

Yêu gia đình, biết ơn sự vất vả, hi sinh thầm lặng của cha mẹ vì các con.

Câu 6. Những dòng thơ sau gợi cho em có cảm nhận gì?

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Lời giải:

– Làng quê Việt Nam hiện lên rất thân thuộc, giản dị, gần gũi; con người luôn hòa hợp với thiên nhiên.

– Cảnh vật hiện lên khoáng đạt, êm dịu, thanh bình. Đàn trâu thong thả đi trên đường đê; trong nền hòa tấu của dàn đồng ca gió, lá và cỏ lau; trên cao thì mặt trăng vào lốm đốm những vì sao sáng; dưới sông thì mát mười rượi.

– Nhân vật trữ tình “em” có tâm hồn thật trong sáng, phong phú, giác quan nhạy bén, tinh tế.

Câu 7. Chỉ ra và nêu tác dụng của ít nhất 2 biện pháp tu từ nổi bật trong 8 dòng thơ đầu

“Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

**

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Lời giải:

– Điệp ngữ: “Yêu” “em yêu”

– Ẩn dụ: Sợi nắng cong (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).

– Tác dụng:

  • Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.
  • Tạo nhịp điệp cho lời thơ, gợi liên tưởng như một bản nhạc về làng quê bình dị.
  • Nhấn mạnh, làm nổi bật tình cảm yêu quý, gắn bó thiết tha của tác giả đối với cảnh vật bình dị quê hương của mình.

Câu 8. Em hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Lời giải:

– Hai câu thơ thể hiện tình cảm của nhân vật em đối với câu hát ru à ơi thường nghe hàng ngày. Đó cũng là lời ru mà mẹ cha đã ru em thuở ấu thơ.

– Thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với những công ơn dưỡng dục và chăm sóc nhọc nhằn, vất vả và hi sinh thầm lặng của cha của mẹ.

Câu 9. Đoạn thơ giúp em hiểu được tình cảm gì của nhân vật trữ tình “em” ?

Lời giải:

– Nhân vật “em” yêu quê hương, yêu từng cảnh vật và mọi thứ ở quê..

– Yêu gia đình, yêu cha mẹ.

– Yêu những mơ ước hồn nhiên, trong trong sáng thuở bé thơ.

– Yêu mọi miền đất nước mình, yêu tổ quốc.

Câu 10. Hai câu kết của bài gợi em những suy nghĩ gì?

“Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân”

Lời giải:

– Mỗi miền quê, mỗi mảnh đất đều mang một vẻ đẹp riêng làm nên cảnh sắc quê hương.

– Càng đi nhiều, càng hiểu hiết, nhân vật trữ tình còn thêm yêu vẻ đẹp của mọi miền quê, mọi vùng đất khác của đất nước.

– Tình yêu quê hương luôn gắn liền với tình yêu tổ quốc.

– Tình yêu quê hương luôn da diết, nồng nàn, đầy cháy bỏng. Quê hương đã trở thành một cõi đi về trong hồi ức của người viết.

– Tình yêu quê hương là hành trang, là động lực tiếp thêm sức mạnh để mỗi con người tạo dựng cuộc sống, góp phần dựng xây quê hương, đất nước mình mỗi ngày thêm giàu đẹp.

Câu 11. Đoạn thơ đánh thức trong em ý thức trách nhiệm gì với quê hương của mình?

Lời giải:

– Em càng thấy yêu quê hương em, yêu những cái đẹp đơn sơ, mộc mạc, bình dị của quê mình.

– Em cần cố gắng học tập và xây dựng quê hương giàu mạnh.

– Dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương – nơi chôn rau chắt rốn.

*******

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Yêu lắm quê hương có đáp án chi tiết  do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button