Giáo dụcLớp 10

4 Đề đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) có đáp án chi tiết

Xuân về đọc hiểu

4 Đề đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 4 bộ đề Xuân về đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

4 Đề đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) có đáp án chi tiết
4 Đề đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) có đáp án chi tiết

Trước khi tìm hiểu 4 đề đọc hiểu Xuân Về thường gặp trong các bài thi, các em hãy nắm chắc nội dung về tác phẩm trước nhé.

Đọc hiểu Xuân về – Nguyễn Bính chi tiết

1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại: Thơ tự do

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1937 in trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Bố cục:

– Khổ 1: Vẻ đẹp khi gió xuân về

– Khổ 2: Vẻ đẹp khi nắng xuân về

– Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê xuân về

– Khổ 4: Cảnh đi trẩy hội mùa xuân

e. Giá trị nội dung:

– Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng.

– Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.

f. Giá trị nghệ thuật:

– Từ ngữ gợi tả gợi cảm

– Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi

2. Đọc hiểu Xuân về

a. Vẻ đẹp khi gió xuân về

– Gió xuân mang hơi ấm và khí xuân làm hồng lên đôi má “gái chưa chồng

– Cô láng giềng, cô hàng xóm của nhà thơ bâng khuâng nhìn trời với “đôi mắt trong”

=> Bức tranh xuân trẻ trung, tình tứ được chấm phá qua hai hình ảnh “màu má gái chưa chồng” và “đôi mắt trong” của cô hàng xóm đang “ngước mắt” nhìn trời xuân

b. Vẻ đẹp khi nắng xuân về

– Gió xuân thổi về từng trận rồi “gió bay đi”, gợi lên sự phơi phới

– Mưa xuân, mưa bụi trắng trời, nay mưa đã tạnh, bầu trời rất đẹp, một không gian ấm áp: “giời quang, nắng mới hoe”.

– “Lá nõn” là những mầm lá, những lá non màu xanh mượt, “nhành non” là những cành tơ mới nẩy lộc có nhiều lá nõn màu xanh như ngọc.

→ Lá xuân mỡ màng, non tơ sáng ngời lên lấp lánh. Các chữ: “nõn”, “non”, ‘bạc?”, đã gợi lên sắc xuân và sức xuân kì diệu.

Cảnh xuân càng trở nên rộn ràng, vui tươi và hồn nhiên khi xuất hiện “Từng đàn con trẻ chạy xum xoe”.

=> Cảnh xuân càng trở nên ý vị đậm đà.

c. Vẻ đẹp đồng quê xuân về

– Giêng hai là thời gian nông nhàn, bà con dân cày “nghỉ việc đồng”, ai nấy đều tíu tít trong lễ hội mùa xuân.

– Cánh đồng làng bát ngát “lúa con gái mượt như nhung”.

– Vườn tược, xóm thôn nở trắng màu hoa cam, hoa bưởi “ngào ngạt hương bay”

– Mùi thơm nồng nàn, quấn quít “bướm vẽ vòng”.

– Chữ “đầy”, chữ “ngào ngạt” là hai nét vẽ gợi lên cái thần, cái hồn của vườn xuân chốn quê.

=> Cảnh bướm, hoa trong vườn xuân thật trữ tình nên thơ. Nguyễn Bính đã đem cái tình yêu mùa xuân, yêu làng mạc đồng quê để viết nên những câu thơ tuyệt bút về hương hoa, về bướm hoa trong mùa xuân

d. Cảnh đi trẩy hội mùa xuân

– “Một đôi cô” duyên dáng, tươi xinh trong bộ đồ dân tộc: “yếm đỏ khăn thâm” đi trẩy hội chùa.

– Các cụ già, bà già “tóc bạc” lưng còng, tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng lầm rầm tụng nam mô.

=> Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt, vừa dân dã, hồn hậu, đáng yêu.

Đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) – Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngọt ngào hương bay, bướm vẽ vòng.

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) có đáp án chi tiết

Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa Gậy trúc giắt bà già tóc bạc Lần lần tràng hạt niệm nam mô.

(Xuân về của Nguyễn Bính, theo Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB văn học 2003)

Câu 1: Chỉ ra những từ láy có trong bài thơ trên?

Lời giải:

Những từ láy có trong bài thơ trên: xun xoe, Ngọt ngào, Thong thả, Lần lần

Câu 2: Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu nào? Tín hiệu đó có gì đặc biệt?

Lời giải:

Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu: gió đông( tín hiệu thiên nhiên); màu má gái chưa chồng(tín hiệu của con người)

Tín hiệu có tính đặc biệt: Nguyễn Bính tinh tế cảm nhận được sự thay đổi của con người khi mùa xuân về, đó là tín hiệu đặc biệt nhất so với những nhà thơ khác.

Câu 3: Xác định một biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ ba của bài thơ.

Lời giải:

Biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ ba của bài thơ: Liệt kê. (mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe/ Lá non, nhành non)

Câu 4: Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nào?

Lời giải:

Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:

+ Thiên nhiên: Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe/ Lá nõn nhành non/ Lúa thì con gái mượt như nhung/ Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng…

+ Con người:

  • Cô hàng xóm/ Ngước mắt nhìn giời/ một đôi cô
  • Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa/ bà già tóc bạc.

Đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) – Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngọt ngào hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa Gậy trúc giắt bà già tóc bạc Lần lần tràng hạt niệm nam mô.

(Xuân về của Nguyễn Bính, theo Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB văn học 2003)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của văn bản?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con người, mùa xuân.

Lời giải:

– Mùa xuân: gió đông, mưa tạnh trời quang nắng mới hoe, lá nõn nhành non, mượt như nhung, ngọt ngào hương bay, bướm vẽ vòng

– Con người: màu má gái chưa chồng, đôi mắt trong, yếm đỏ khăn thâm, bà già tóc bạc, lần lần tràng hạt niệm nam mô

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung

Lời giải:

Hai câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ và so sánh.

– Đảo ngữ: đảo “thong thả” lên đầu câu

– Ẩn dụ: “Lúa thì con gái” chỉ lúa vào giai đoạn trổ đòng.

– So sánh: lúa thì mượt như nhung.

Tác dụng: Phép tu từ giúp cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn, gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên và lao động khi mùa xuân về.

Câu 4 . Anh/chị hãy nhận xét về tâm hồn, tình cảm của thi sĩ trong bài thơ.

Lời giải:

Bài thơ thể hiện lối quan sát tỉ mỉ, tinh tế của tác giả với từng cảnh vật, con người và sự thay đổi nó khi xuân về. Qua đó cũng cho thấy tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, con người của tác giả, ông luôn yêu và muốn níu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) – Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngọt ngào hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa Gậy trúc giắt bà già tóc bạc Lần lần tràng hạt niệm nam mô.

(Xuân về của Nguyễn Bính, theo Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB văn học 2003)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Miêu tả

Câu 2. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?

Lời giải:

Bài thơ trên thuộc thể thơ bảy chữ

Câu 3. Anh/chị hãy nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”

Lời giải:

Tác dụng của việc sử dụng từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe” thể hiện được niềm vui sướng, hân hoan, tâm trạng háo hức, hào hứng, nô đùa của lũ trẻ trẻ đón chào tết đến xuân về.

Câu 4. Nội dung tác giả đề cập đến thông qua 2 câu thơ là gì?

“Trên đường cát mịn, một đôi cô,

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.”

Lời giải:

Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam khi các cô gái xinh tươi diện những trang phục dân tộc tham gia mùa lễ hội truyền thống với niềm tự hào, đầy hãnh diện.

Câu 5: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “biết yêu mến những cảnh đẹp bình dị của quê hương, con người cũng sẽ có nhiều hành động đẹp trong cuộc sống” không? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng tình với quan điểm của tác giả. Nếu chúng ta có thể yêu những thứ bình dị, những gì xung quanh mình đó đều là những cảnh đẹp mà. Cũng như vậy, con người cũng sẽ có những hành động đẹp trong cuộc sống.

Câu 7. Tác giả thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên?

Lời giải:

Tình cảm của tác giả:

– Niềm tự hào trước vẻ đẹp truyền thống tốt đẹp của dân tộc

– Trân trọng, biết ơn với sự tiếp nối truyền thống văn hóa làng quê Việt Nam

– Giữ gìn, phát huy và tiếp nối những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

– Nhận thức được bổn phận, trách nhiệm trong việc cống hiến, xây dựng và bảo vệ những chân giá trị đáng tự hào.

Đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) – Đề số 4

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đã thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe Lá nõn nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngọt ngào hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa Gậy trúc giắt bà già tóc bạc Lần lần tràng hạt niệm nam mô.

(Xuân về của Nguyễn Bính, theo Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB văn học 2003)

Câu 1: Chỉ ra những từ láy có trong bài thơ trên?

Lời giải:

Những từ láy có trong bài thơ trên là: Xun xoe, ngọt ngào, thong thả, lần lần

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con người, mùa xuân.

Lời giải:

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con người, mùa xuân là:

  • Thiên nhiên: gió đông về, mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe, gió về từng trận, hoa bưởi hoa cam rụng.
  • Con người: dân gian nghỉ việc đồng, yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.

Câu 3: Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu nào? Tín hiệu đó có gì đặc biệt?

Lời giải:

Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu của gió đông về và màu má gái chưa chồng.

Tín hiệu đó khác với cách cảm nhận mùa về của các nhà thơ khác bằng sự thay đổi của con người khi xuân về.

Câu 4: Xác định một biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ ba của bài thơ.

Lời giải:

Biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ ba của bài thơ là biện pháp Đảo ngữ.

Câu 5. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng

Lúa thì con gái mượt như nhung

Lời giải:

– Hai câu thơ trên được tác giả sự dụng biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ và so sánh.

  • Đảo ngữ thong thả lên đầu.
  • Ẩn dụ: Lúa thì con gái ý chỉ lúa vào giai đoạn trổ đòng.
  • So sánh: lúa thì mượt như nhung.

Tác dụng: Miêu tả nét đẹp lao động và thiên nhiên khi xuân về đồng thời giúp cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 6: Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nào?

Lời giải:

Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu như:

  • Thiên nhiên: gió đông về, mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe, gió về từng trận, hoa bưởi hoa cam rụng.
  • Con người: dân gian nghỉ việc đồng, yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.

Câu 7: Anh chị hiểu thế nào về hội dung của hai câu thơ sau:

Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe

Lá nõn ngành non ai tráng bạc

Lời giải:

Câu thơ trên đã cho ta thấy được sự tươi mát của thiên nhiên sau cơn mưa xuân. Trời tạnh sẽ quang đãng và nắng sẽ hoe trở lại. Hình ảnh lá non được nước mưa gột rửa sạch sẽ, bóng loáng như được tráng bạc.

Câu 8: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Biết yêu mến những cảnh đẹp bình dị của quê hương, con người cũng sẽ có nhiều hành động đẹp trong cuộc sống” không? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng tình với quan điểm “Biết yêu mến những cảnh đẹp bình dị của quê hương, con người cũng sẽ có nhiều hành động đẹp trong cuộc sống”. Vì những cảnh đẹp của quê hương là những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Người biết yêu những thứ nhỏ bé sẽ có hành động đẹp trong cuộc sống.

*****************

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Xuân về (Nguyễn Bính) có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button