Giáo dụcLớp 10

Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định sau đây: “Bài thơ Độc… phong kiến”

Đề bài: Có nhận định cho rằng: “Độc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến”. Anh/chị hãy Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định trên.

phan tich bai tho doc tieu thanh ki de lam sang to nhan dinh sau day bai tho doc phong kien

Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí để làm sáng tỏ nhận định sau đây: “Bài thơ Độc… phong kiến”

Bài làm:

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều chứa đựng những tình cảm sâu sắc của bản thân đối với thời cuộc, số phận con người, đặc biệt là số phận những con người có tài có sắc nhưng bạc mệnh. Bên cạnh Truyện Kiều – tập thơ Nôm kiệt tác đã thể hiện điều đó, thì bài ” Đọc Tiểu Thanh kí” là một sáng tác bằng chữ Hán viết cùng chủ đề. Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến.

Nguyễn Du sáng tác bài thơ này khi đi sứ ở Trung Quốc. Ông viết ra tác phẩm ấy dựa trên một câu chuyện có thật ở Trung Quốc, đó là về nàng Tiểu Thanh. Nàng là một người con gái không chỉ có sắc mà còn có tài văn thơ thiên phú. Ấy vậy số phận nàng lại gặp phải bất hạnh khi bị ép gả làm vợ lẽ cho một tên nhà giàu có. Nàng bị vợ lẽ ghen ghét, bị đầy ra ở một nơi hoang vu, nàng cô đơn, ngày ngày chỉ biết ngâm thơ làm bạn. Tài sắc là vậy nhưng nàng quá đau khổ và chết khi mới mười tám tuổi. Nhan đề của bài thơ gợi ra cho người đọc nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào ta vẫn cảm nhận được tình yêu thương của nhà thơ dành cho những người tài bạc mệnh như Tiểu Thanh.

Mở đầu bài thơ bằng hai câu đề là tiếng thở dài của tác giả trước sự thay đổi của cảnh vật mà cũng là niềm thương xót cho số phận của người con gái kia.

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”

(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.)

Nhắc đến Tây Hồ, chắc hẳn người đọc sẽ hình dung ra được nơi đây đẹp thế nào với vườn hoa phong cảnh hữu tình. Ấy vậy qua vần thơ của tác giả đặc biệt qua từ “tẫn” đã cho thấy một sự thay đổi lớn về cảnh vật mang nỗi niềm tiếc thương của tác giả. Ngày xưa đẹp vậy, nên thơ vậy mà giờ nó đã hóa thành “gò hoang”. Cảnh đã hoang tàn, con người lại xuất hiện trong cái khung cảnh ấy mà “thổn thức” những “mảnh giấy tàn”- những phần thơ còn xót lại của nàng Tiểu Thanh. Dù khoảng thời gian đã rất xa, hơn 300 năm trước, cảnh vật cũng thay đổi nhưng nhà thơ vẫn tưởng nhớ, thương xót cho số mệnh của nàng hồng nhan bạc mệnh.

Qua hai câu thực, tác giả đã đi sâu hơn về người con gái tài hoa ấy:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.”

(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương.)

Ở đây, tác giả đã sử dụng hai hình ảnh đầy tính tượng trưng ” son phấn” và “văn chương”. “Son phấn” tác giả muốn nói đến nàng Tiểu Thanh – người con gái có nhan sắc, có tội tình gì đâu, có “thần” ấy những vẫn bị chôn vùi dập. Tác giả còn tiếc thương thay cho tài năng của một con người. Nàng có tài văn chương, thơ phú, ngâm thơ, viết thơ để lại nhưng vẫn bị tàn nhẫn mà đốt đi, ấy vậy nó vẫn còn vương. Nó vương lại những cái tủi hờn, đau khổ của nàng, và Nguyễn Du có thể cảm nhận rõ những điều đó. Qua hai câu thơ này, ta càng cảm nhận được thái độ tình cảm của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh, luôn trân trọng và ca ngợi nhan sắc và tài năng của nàng, đồng cảm và xót thương nàng.

Nguyễn Du mang trong mình một tư tưởng mới về lòng nhân đạo trong nền văn học trung đại, nhà thơ đã có sự tổng kết trong hai câu luận:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”

(Mối hận kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)

Phải chăng tác giả cũng mang trong mình một nỗi hờn nào đó. “Nỗi hờn kim cổ”- chỉ một mối hận muôn đời từ đời xưa cho đến đời nay. Không chỉ nàng Tiểu Thanh nói riêng mà còn là một khối người có tài mang trong mình nỗi oan. Những nỗi oan khuất ấy, tại sao tài hoa lại bạc mệnh, mỗi hận đó khó mà hỏi trời được. Tác giả cũng tự nhận mình là người “cùng hội cùng thuyền” qua cụm ” khách tự mang”, hà cớ sao cứ mang cái oan vì cái phong lưu tao nhã. Có thể thấy rằng tình cảm của tác giả đối với những người tài hoa như những người “tri âm tri kỉ”.

Kết thúc bài thơ, Nguyễn Du thắc mắc về tương lai bằng câu hỏi tu từ:

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(Chẳng biết ba trăm lẻ năm nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

Đây đều là những lời giãi bày tận sâu trong lòng tác giả đối với người đời sau: “Chẳng biết…chăng?” Tác giả tiếc thương cho số phận nàng Tiểu Thanh của 300 năm trước, vậy lẻ 300 năm sau, liệu còn có ai tiếp tục khóc cho Tố Như hay chính số phận của ông. Một câu hỏi đau đáu trong lòng như không có câu trả lời, một câu hỏi về tương lai, cũng như nỗi niềm của nhà thơ trong hiện tại: Cô đơn, khao khát có được sự đồng cảm và tiếng nói của tri âm tri kỉ với mình.

Người đọc đã thấy được sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Du qua cách ông sáng tác, những nghệ thuật mà ông sử dụng. Ông sử dụng phép đối tài tình mà thống nhất trong hình ảnh, ngôn từ. Với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, cùng với ngôn từ đậm chất triết lí nhà thơ đã bày tỏ được nỗi niềm với số phận con người tài hoa mà bạc mệnh.

Mở đầu bài thơ là tiếng khóc người thương người, và cũng kết thúc bằng câu hỏi thương mình khóc mình, ta càng thấy được sự sâu sắc trong tư tưởng nhân văn tiến bộ của ông. Từ đây, ta đã có thể sáng tỏ được nhận định, bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du về số phận của những người tài sắc trong xã hội phong kiến. Phải chăng chính tác giả cũng muốn gửi gắm tới người đọc , hãy yêu thương trân trọng những con người tài năng, đừng để cuộc đời phải mất mát phí đi một hiền tài.

——————–HẾT——————

Để hiểu hết giá trị nhân đạo và những tâm sự thầm kín của Nguyễn Du được thể hiện qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, các em có thể tìm đọc thêm: Cảm hứng nhân đạo trong Độc Tiểu Thanh kí, Cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, Phân tích tâm sự của Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu Thanh Kí, Bi kịch của người phụ nữ dưới thời phong kiến qua Độc Tiểu Thanh kí, Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button