Giáo dục

2 Đề đọc hiểu Tình yêu là phép nhiệm màu có đáp án chi tiết

Tình yêu là phép nhiệm màu đọc hiểu

2 Đề đọc hiểu Tình yêu là phép nhiệm màu có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 2 đề Tình yêu là phép nhiệm màu đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

2 Đề đọc hiểu Tình yêu là phép nhiệm màu có đáp án chi tiết
2 Đề đọc hiểu Tình yêu là phép nhiệm màu có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Tình yêu là phép nhiệm màu – Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Một trong những mục tiêu của “cái tôi” là làm nảy sinh lòng ghen tị trong các mối quan hệ. Ghen tị là loại cảm xúc tiêu cực hiện diện một cách vô thức trong tâm lí của mỗi chúng ta khi thấy người khác hơn mình. Sự ghen tị, ganh đua luôn tiềm ẩn trong bất cứ ai và chực chờ cơ hội để trỗi dậy. Hậu quả của thói xấu này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình cảm giữa người thân, bạn bè…mà cả đến những mối quan hệ xã hội khác như với đồng nghiệp, cộng sự, đối tác kinh doanh…

Nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị và ganh đua chính là mặc cảm thua kém người khác và thiếu tự tin. Đó cũng chính là lí do khiến chúng ta luôn phải tìm kiếm giá trị bản thân ở bên ngoài qua hình thức so sánh, cạnh tranh với người khác. Khi hơn kẻ khác, ta tự thấy mình giỏi. Nhưng khi người khác hơn ta, ta cảm thấy ghen tị vì thấy mình không có được thứ họ có. Trong thực tế, chúng ta thường chỉ thấy được giá trị của bản thân khi nhận ra có người thua kém mình, hoặc hơn mình. Điều đó có nghĩa là tuỳ thuộc vào hành vi của người khác mà chúng ta có thể nhận biết được chính mình hay không.”

(Tình yêu là phép nhiệm màu – First News, tr86-87, NXB Tổng hợp TPHCM)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Lời giải:

Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2: Theo đoạn trích, hậu quả của thói ghen tị và ganh đua là gì?

Lời giải:

Hậu quả của thòi ghen tị và ganh đua: ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình cảm giữa người thân, bạn bè…và những mối quan hệ xã hội khác như với đồng nghiệp, cộng sự, đối tác kinh doanh…

Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị và ganh đua chính là mặc cảm thua kém người khác và thiếu tự tin”?

Lời giải:

Lí do: trong cuộc sống, nhiều ngườithường chỉ thấy giá trị bản thân khi so sánh với người khác.Từ đó, họ nảy sinhcảm giác bất mãn với cuộc sống của bản thân, tự ti, ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mìnhnhưng họ lại tự cao tự đại.Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn.

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “tuỳ thuộc vào hành vi của người khác mà chúng ta có thể nhận biết được chính mình” hay không? Vì sao?

Lời giải:

Học sinh lí giải theo quan điểm cá nhân.Có thể theo hướng:

– Không đồng ý. Vì: Chúng ta không cần thiết phải ganh đua với nhau để khẳng định giá trị của bản thân, vì bản thân mỗi người có một giá trị riêng.Trong cuộc sống,nếu cứ phụ thuộc vào hành vi của người khác thìsẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, bất an. Ngược lại, khi tâm lí ghen tị lắng xuống, chỉ còn lại tình yêu, thì các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

– Đồng ý. Vì: nhìn vào hành vi của người khác thấy được người khác đánh giá mình như thế nào để điều chỉnh, hoàn thiện bản thân,…

Câu 5: Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của tính đố kị trong cuộc sống.

Lời giải:

Bài mẫu 1:

Ngược lại với tôn vinh là sự đố kị, ganh ghét. Nguyên nhân của thói đố kị chính là do không chấp nhận thực tế người khác hơn mình; không muốn nhìn thấy người khác thành công. Đó rõ ràng là biểu hiện cao nhất thói ích kỉ của con người. Sống mang lòng đố kị làm cho kẻ đố kị không có phút giây thanh thản, trong lòng luôn dằn vặt, đau khổ, căm tức một cách không chính đáng. Điều đó có thể dẫn họ đến mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Tâm lí đố kị xét cho cùng chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng bởi vì người đố kị và người hiếu thắng giống nhau ở chỗ đều muốn chứng tỏ mình không thua kém người khác, thậm chí hơn người. Lòng hiếu thắng và thói đố kị luôn thôi thúc người phải vượt qua người khác không phải bằng chính năng lực của mình mà bằng mưu chước. Đó chẳng qua chỉ là sự khôn lỏi nhất thời, là sự xảo trá chứ không phải trí tuệ chân chính. Người có thói đố kị luôn muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa mãn sự ích kỉ, tham vọng của bản thân nên mang tính chất tiêu cực. Những người như thế thượng bị người đời khinh ghét và xa lánh. Thế nên, đừng vì đố kị, ganh ghét mà mang thù hận vô cớ ở trong lòng. Hãy biết trân trọng và tôn vinh điều người khác hơn mình và lấy đó làm động lực để không ngừng nỗ lực vươn lên cho đến khi đạt được như thế.

Bài mẫu 2:

Hiểu đơn giản, đố kị (hay ganh tị, ghen tị) là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu phẩm chất, năng lực tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu mà người khác có và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó. Nếu tôn vinh là một năng lực của trí tuệ thì đố kị lại là biểu hiện sinh động của bản năng. Thi đua và ganh đua, ranh giới thật mong manh. Nếu vì ngưỡng mộ và tôn vinh tài năng của người khác mà phấn đấu vươn lên thì đó là thi đua. Còn nếu vì đố kị, ganh ghét với thành tựu của người khác mà không ngừng khiêu khích, bôi nhọ, phỉ báng họ thì đó là hiếu thắng. Tâm lí đố kị xuất phát từ lòng ích kỉ, không muốn ai hơn mình. Đó chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng mà thôi. Dù xuất phát ở bất kì động cơ nào, đố kị luôn là một biểu hiện của cái xấu. Đó là cảm xúc tiêu cực, cần phải điều chỉnh nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Đố kị chính là nguyên nhân mạnh mẽ nhất gây ra khổ đau và bất hạnh. Chu Du chỉ vì đố kị với tài trí của Gia Cát Lượng mà tỏ ra ganh ghét, hiếu thắng, không chấp nhận thực tế người khác hơn mình, bản thân chưa thất bại nhưng không mong muốn Gia Cát lượng thành công. Chính điều đó mà khiến cho tâm lực của Chu Du bị tổn thương nặng nề, cuối cùng thổ huyết mà chết. Tính đố kị của Chu Du là bài học sâu sắc, nhắc nhở chúng ta đừng sinh lòng đố kị, đừng trở nên hiếu thắng mà hãy nỗ lực phấn đấu rèn luyện mình, cạnh tranh công bằng, vượt lên người khác bằng tài năng, ý chí và nghị lực của chính mình, bằng sự thi đua chứ không phải là lòng đố kị thấp kém.

Đọc hiểu Tình yêu là phép nhiệm màu – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Một trong những mục tiêu của “cái tôi” là làm nảy sinh lòng ghen tị trong các mối quan hệ. Ghen tị là loại cảm xúc tiêu cực hiện diện một cách vô thức trong tâm lí của mỗi chúng ta khi thấy người khác hơn mình. Sự ghen tị, ganh đua luôn tiềm ẩn trong bất cứ ai và chực chờ cơ hội để trỗi dậy. Hậu quả của thói xấu này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình cảm giữa người thân, bạn bè…mà cả đến những mối quan hệ xã hội khác như với đồng nghiệp, cộng sự, đối tác kinh doanh…

Nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị và ganh đua chính là mặc cảm thua kém người khác và thiếu tự tin. Đó cũng chính là lí do khiến chúng ta luôn phải tìm kiếm giá trị bản thân ở bên ngoài qua hình thức so sánh, cạnh tranh với người khác. Khi hơn kẻ khác, ta tự thấy mình giỏi. Nhưng khi người khác hơn ta, ta cảm thấy ghen tị vì thấy mình không có được thứ họ có. Trong thực tế, chúng ta thường chỉ thấy được giá trị của bản thân khi nhận ra có người thua kém mình, hoặc hơn mình. Điều đó có nghĩa là tuỳ thuộc vào hành vi của người khác mà chúng ta có thể nhận biết được chính mình hay không.”

(Tình yêu là phép nhiệm màu – First News, tr86-87, NXB Tổng hợp TPHCM)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính cảu đoạn trích trên.

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ: Chính luận

Phương thức biểu đạt chính cảu đoạn trích trên: Nghị luận

Câu 2: Vấn đề bàn luận trong đoạn trích trên là vấn đề gì?

Lời giải:

Vấn đề bàn luận trong đoạn trích trên là: Thói đố kị (nguyên nhân, biểu hiện, tác hại của thói đố kị).

Câu 3: Theo đoạn trích, nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị là từ đâu? Ghen tị mang lại những hậu quả gì?

Lời giải:

– Theo đoạn trích, nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị chính là mặc cảm thua kém người khác và thiếu tự tin.

– Ghen tị mang lại những hậu quả: Ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình cảm giữa người thân, bạn bè, đến những mối quan hệ xã hội khác như với đồng nghiệp, cộng sự, đối tác kinh doanh..

Câu 4: Theo em, quan niệm chúng ta có thể nhận biết được chính mình tùy thuộc vào hành vi của người khác là quan niệm như thế nào? Em có đồng tình với cách nhận thức bản thân như vậy không?

Lời giải:

Theo em, quan niệm chúng ta có thể nhận biết được chính mình tùy thuộc vào hành vi của người khác là quan niệm nhận thức bản thân có phần sai lệch. Em không đồng tình với cách nhận thức bản thân như vậy. Vì: Giá trị của bản thân mình chính mình là người sở hữu nên mình hiểu mình nhất. Nếu nhận thức giá trị bản thân mà dựa vào hành vi người khác thì không thể mang lại những nhận thức tích cực. Trong cuộc sống, có nhiều người tài giỏi hơn mình, mình lại đi so sánh với người ta thì chỉ thấy bản thân đáng thất vọng. Cách nhận biết này không giúp ta nhìn nhận được năng lực tiềm ẩn cảu chính mình để nuôi dưỡng, phát triển. Mặt khác nhìn nhận bản thân dựa vào hành vi người khác sẽ nảy sinh tâm lí đố kị, khiến bản thân lúc nào cũng mệt mỏi, căng thẳng.

Câu 5: Em có suy nghĩ như thế nào về tác hại của thói đố kị? Hãy trình bày quan điểm của bản thân bằng đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng.

Lời giải:

“Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.” – quan điểm của George Matthew Adams đã nói lên phần nào tác hại của thói đố kị. Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Đố kị là thói xấu, như một thứ vi rút gặm nhấm tâm hồn ta, vì thế cần phải từ bỏ thói đó kị. Cần từ bỏ thói xấu này bởi đố kị không bao giờ khiến tâm hồn ta được thanh thản, khi lúc nào cũng bực tức trước thành công của người khác. Đố kị còn khiến ta mệt mỏi, chán nản, vì vậy mà hạn chế sự phát triển của bản thân. Khi dành nhiều thời gian vào việc chê bai, hạ bệ thành quả của người khác vì thói đố kị, ta sẽ không tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình muốn. Người có thói đố kị khó có thể tạo được thiện cảm và lòng tin với mọi người, không kết giao được những mối quan hệ bền vững, đánh mất cơ hội thành công.. Đố kị trong gia đình khiến tình thân rạn nứt, đố kị ngoài xã hội gây hại cho tập thể. Không ít người vì đố kị nhau mà gây hiềm khích, thiệt mình, thiệt người, ảnh hưởng tới người khác. Thử ngẫm xem, nếu trong tập thể, người này đố kị với người kia thì tập thể đó liệu có đoàn kết, phát triển vững mạnh không? Hơn nữa đố kị sẽ gây nên thù hằn, thù hằn sinh ra dối trá. Đố kị là nguồn gốc của mọi tâm tính xấu. Như vậy, đố kị chỉ có hại, chứ không mang lại giá trị cho con người, nên đừng để con rắn đố kị len vào tâm trí. Ta cần loại bỏ thói đố kị và tập trung vào việc phát triển năng lực, sở trường của chính mình. Bởi mỗi người đều có giá trị riêng, mình không giỏi lĩnh vực này nhưng lại có khả năng ở lĩnh vực khác. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân và vui mừng cho thành công của người khác, để đố kị không còn là thứ vi rút ăn mòn tâm hồn và tính cách của chính bản thân ta. Hãy khắc ghi lời dạy của nhà Phật:

“Ở đời ganh ghét chẳng được chi

Thù hận hại nhau chẳng được gì

Xã hội bao la người mỗi tính

Rộng lượng bao dung bớt sầu bi.”

*********

Trên đây là 2 Đề đọc hiểu Tình yêu là phép nhiệm màu có đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: 2 Đề đọc hiểu Tình yêu là phép nhiệm màu có đáp án chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button