Giáo dục

7 Đề đọc hiểu Thơ tình người lính biển có đáp án chi tiết

Thơ tình người lính biển đọc hiểu

7 Đề đọc hiểu Thơ tình người lính biển có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn và tổng hợp từ các đề thi học kì môn Ngữ Văn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nắm chắc kiến thức trong quá trình ôn luyện và trả lời đúng các câu hỏi trong kì thì sắp tới.

7 Đề đọc hiểu Thơ tình người lính biển có đáp án chi tiết
7 Đề đọc hiểu Thơ tình người lính biển có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển – Đề số 1

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng Biển một bên và em một bên Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ Biển một bên và em một bên…

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên như thế nào?

Lời giải:

Nêu nội dung chính của đoạn thơ: người lính biển vượt mọi gian lao, quyết tâm bảo vệ từng vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc, là tình yêu quê hương, đất nước thiết tha.

Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên: Nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ nhưng vẫn hiên ngang và tư thế hào hùng.

Câu 2: Câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ được viết với biện pháp nghệ thuật nào? Nêu ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật ấy.

Lời giải:

Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được viết với biện pháp nghệ thuật: Lặp câu và ẩn dụ “biển một bên”- tình yêu đất nước, quê hương.

Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện.

Câu 3: Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân nào? Suy nghĩ gì về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương?

Lời giải:

“Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân: vì chiến tranh, vì kẻ thù luôn gây chiến; Vì thiên tai bão lụt khắc nghiệt; Vì những khó khăn thử thách.

Suy nghĩ về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương: Họ đang ngày đêm làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ Quốc. Họ hi sinh thầm lặng để canh giữ biển trời Tổ Quốc. Họ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để giữ vững chủ quyền. Họ là những người lính kiên cường đối mặt với quân thù và bão tố. Họ có tình yêu lý tưởng và tình yêu đất nước, yêu Tổ Quốc thiết tha. Chúng ta cảm thông, chia sẻ, cảm phục, trân trọng, biết ơn những người lính biển.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển – Đề số 2

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên

Bạn đang xem: 7 Đề đọc hiểu Thơ tình người lính biển có đáp án chi tiết

Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Lời giải:

Thể thơ tự do

Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ duoc tác giả sử dụng trong hai dòng thơ:

“Anh như con tàu, lăng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên.”

Lời giải:

2 biện pháp tu từ: so sánh và ẩn dụ

So sánh: “anh như con tàu”

Câu thơ: “Biển một bên và em một bên”, “biển một bên” là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu quê hương đất nước, “em một bên” ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa, nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện.

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Lời giải:

Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là người lính biển. Đoạn thơ nói về cuộc chia tay giữa một người lính biển và người yêu. Từ đó, bộc lộ tình yêu lứa đôi lồng trong tình yêu Tổ quốc.

Câu 4: Em hãy nêu nhận xét của mình về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ (Nội dung và nghệ thuật)

Lời giải:

“Biển một bên và em một bên” được lặp lại 3 lần trong bài thơ và đều là câu kết đoạn, nhằm khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc. Người lính vượt lên mọi khó khăn, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ đất nước.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển – Đề số 3

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“….Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên…

Biển ồn ào em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên…

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo giữa chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên…

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên…”

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 3: Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau?

“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên…”

Lời giải:

Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, điệp từ

Câu thơ “Biển một bên và em một bên”, “biển một bên” là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu quê hương đất nước, nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện.

Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản?

Lời giải:

Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật “anh”, của tác giả với nhân vật “em” để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển – Đề số 4

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“….Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên…

Biển ồn ào em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên…

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo giữa chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên…

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên…”

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ gì?

Lời giải:

Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ: Đối lập

Câu 2. Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

Lời giải:

Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa:

  • Nghĩa thực: vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố.
  • Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.

Câu 3. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì?

Lời giải:

Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa: Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc.

Câu 4. Hình ảnh của người lính biển trong khổ thơ thứ 4.

Lời giải:

Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển – Đề số 5

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“….Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên…

Biển ồn ào em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên…

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo giữa chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên…

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên…”

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2. Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ nào?

Lời giải:

Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ: đối lập (dữ dội – dịu êm)

Câu 3. Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào? Tại sao tác giả lại viết: “Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ”?

Lời giải:

Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng sự khó nhọc trong công việc của anh.

– Tác giả viết: “Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ” là bởi vi công việc khó nhọc của chàng trai, nó rât snguy hiểm và ở đó không có sự bao bọc của cô gái.

Câu 4. Đọc xong bài thơ anh (chị) có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với biển đảo tổ quốc?

Lời giải:

Trách nhiệm của thanh niên đối với biển đảo tổ quốc: chúng ta nên yêu quý biển đảo – một phần máu thịt của nhân dân ta. Bất cứ biển đảo hay tấc đắc nào thuộc về đất Việt chúng ta đều phải bảo vệ nó. Biển đảo là xương máu của thủy thủ ngày trước đã phải đổ xuống mới giành đc vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm giữ lấy nó.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển – Đề số 6

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên …

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do

Câu 2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?

Lời giải:

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là biện pháp so sánh “Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía”, điệp ngữ “Biển một bên và em một bên”, “ngày mai”, tương phản “Biển ồn ào, em lại dịu êm”.

Câu 3. Hiệu quả biểu đạt của câu thơ: Biển một bên và em một bên.

Lời giải:

– Ý thơ “Biển một bên và em một bên” được điệp lại ở cuối mỗi khổ thơ.

– Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm cá nhân đã hòa chung vào tình cảm cộng đồng, tình yêu riêng tư hòa chung vào tình yêu Tổ quốc. Ý thơ còn nhằm diễn tả tâm trạng của anh, tuy chia tay nhưng anh không cô đơn vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương đất nước.

Câu 4. Đoạn thơ cho em cảm nhận gì về hình tượng người lính biển? (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng)

Lời giải:

– Hình ảnh người lính biển trong bài thơ vừa có lý tưởng cao cả, thiêng liêng, lại vừa gần gũi, đáng yêu với câu chuyện tình yêu riêng tư đã hòa vào tình yêu biển cả.

– Dũng cảm vượt qua mọi sóng gió giữa biển trời mênh mông, hi sinh tình cảm cá nhân, những người lính đã canh giữ sự bình yên cho biển trời Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

– Bày tỏ tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào và biết ơn các anh.

Đọc hiểu Thơ tình người lính biển – Đề số 7

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên …

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Thể thơ của đoạn trích trên là gì?

Lời giải:

Thể thơ của đoạn trích trên: Thơ tự do

Câu 2. Biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ hai là?

Lời giải:

So sánh, phép đối, ẩn dụ

Phép so sánh “Anh như con tàu”. Phép đối giữa “ồn ào” của biển và “dịu êm” của em. Ẩn dụ trong câu “Biển một bên và em một bên”, biển ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho quê hương đất nước, còn em ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa, biện pháp này nhằm nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước và tình cảm lứa đôi hòa quyện cùng nhau.

Câu 3. Đâu là nhân vật trữ tình của đoạn trích thơ trên?

Lời giải:

Nhân vật trữ tình ở đây là người lính biển, còn em là người yêu của người lính, nhân vật thúc đẩy tình cảm của nhân vật trữ tình.

Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: Biểu cảm

Câu 5. Đâu không phải là ý nghĩa của hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”?

A. Vành khăn tang của những người ngã xuống vì thiên tai, bão tố

B. Nổi đau mất mát của cả thiên tai và chiến tranh

C. Cả hai câu trên đều đúng

D. Cả hai câu trên đều sai

Lời giải:

D. Cả hai câu trên đều sai

Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có nghĩa thực là vành khăn tang của những người mất vì thiên tai và nghĩa ẩn là nổi đau của đất nước khi người ngã xuống vì cả thiên tai và thiệt hại liên quan đến chiến tranh. Vậy nên cả hai câu A và B đều đúng với ý nghĩa của nó, đáp án đúng sẽ là câu D.

Câu 6. Câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” thể hiện điều gì?

Lời giải:

Cảm giác nhỏ bé giữa đất trời nhưng vẫn thể hiện lên tư thế hiên ngang, hào hùng.

Câu 7. Cảm nhận về câu thơ “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên”.

Lời giải:

Đất nước chúng ta trong giai đoạn ấy là một mảnh đất nhỏ bé đầy gian lao, cực nhọc bởi gánh nặng của chiến tranh, của những kẻ thù đang không ngừng gây chiến, muốn biến Việt Nam thành sân sau, thành thuộc địa của chúng. Ngoại có giặc ngoại xâm, nội lại còn có những nỗi tang thương đầy mất mát của thiên tai, bão lũ. Đất nước gian lao bởi không ngừng phải đối mặt trước những khó khăn thử thách.

*********

Trên đây là 7 Đề đọc hiểu Thơ tình người lính biển có đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt để bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em luôn đạt điểm cao trong các bài thi nhé.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button