Giáo dục

2 Đề đọc hiểu Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có đáp án chi tiết

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng đọc hiểu

2 Đề đọc hiểu Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 2 bộ đề Sống trong đời sống cần có một tấm lòng đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

2 Đề đọc hiểu Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có đáp án chi tiết
2 Đề đọc hiểu Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi Để gió cuốn đi

(2) Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông Ôi trái tim đang bay theo thời gian Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian (…)

(3) Hãy yêu ngày tới. Dù quá mệt kiếp người Còn cuộc đời ta cứ vui Dù vắng bóng ai Dù vắng bóng ai

Bạn đang xem: 2 Đề đọc hiểu Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có đáp án chi tiết

(Trích “Để gió cuốn đi”, Trịnh Công Sơn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về thông điệp được đề cập ở đoạn 1?

Lời giải:

– “Tấm lòng” là toàn thể tình cảm thân ái, tha thiết, sâu sắc nhất đối với người mình yêu quý hay cảm phục.

– “Có một tấm lòng” không phải để mong được người khác ghi nhận, trả ơn mà đó là một cách sống không toan tính để cuộc đời ta được thanh thản và bình yên.

Câu 3. Hình ảnh “trái tim” ở đoạn (2) sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Lời giải:

Biện pháp tu từ hoán dụ: “trái tim”.

Tác dụng: trái tim biểu trưng cho tình cảm nồng ấm của con người, là sự kết nối yêu thương.

Câu 4. Anh/Chị cảm nhận được gì từ đoạn (3) của văn bản? (Trả lời từ 5-7 câu).

Lời giải:

Các em cần chọn cho mình một thông điệp phù hợp và trình bày từ 5-7 câu.

Gợi ý:

Đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống. Chúng ta cần rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện “tấm lòng” mình cho ý nghĩa; phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội.

Câu 5. Từ nội dung phần Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

Lời giải:

Trình bày về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

– Trao đi yêu thương để nhận lại vốn là một quy luật luôn có trong cuộc sống.

Cho đi không phải là khó nhưng cho đi phải thật lòng khi đó người nhận mới cảm thấy vui và thoải mái. Mỗi chúng ta phải biết cho đi như chính cái nghĩa của chúng, luôn phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương. – Mỗi chúng ta không chỉ sống cho bản thân mà còn sống cho gia đình và xã hội.

– Vì vậy cần biết cho và nhận đúng nghĩa của nó; được vậy thế giới này sẽ tràn ngập tình yêu thương.

Bài mẫu số 1:

Giữa một cuộc sống có biết bao nhiêu bộn bề và lo lắng cho nên chúng ta ắt hẳn ai cũng rất cần những yêu thương và chia sẻ cho dù là bình dị nhất. Trao đi yêu thương để nhận lại vốn là một quy luật luôn có trong cuộc sống. Đó là mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Cho và nhận vừa là vô hình vừa là hữu hình. Ý của câu nói này là nếu chúng ta cho đi những gì thì chúng ta sẽ được nhận lại xứng đáng với những gì mà mình cho đi. Đó là một mối quan hệ cần được giữ gìn và trân trọng. Có câu hát rằng “sống trên đời sống cần có một tấm lòng” đây là một câu hát, một triết lí mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính và đang được ghi nhận. Biểu hiện của cho đi và nhận lại trong cuộc sống đó chính là trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mà đôi lúc chúng ta cũng không thể nhận ra được. Đó chính là phép màu, là điều kì diệu mà tạo hóa ban tặng. Khi mỗi người chúng ta sống có ích, sống biết cho đi thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết và ta sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hạnh phúc hơn. Khi chúng ta trao đi cho người khác những điều yêu thương chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống này thực sự rất tươi đẹp và đáng trân trọng. Có rất nhiều người đi làm từ thiện cả đời luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ bần cùng, mang cho họ những miếng cơm manh áo”một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đấy là những tấm lòng thực và chân thành của họ dành cho những con người đói khổ bất hạnh của xã hội. họ trao đi cả đời mà chẳng mong nhận lại được điều gì nhưng những cái họ nhận được là hữu hình, là ý nghĩa của cuộc sống trong họ.

Bài mẫu số 2:

Trong cuộc sống, có một chân lý hiển nhiên không ai không thừa nhận: “Cho là nhận”. Nhưng không hẳn tất cả mọi người trong chúng ta đều hiểu rõ ý nghĩa chân lý ấy. Nhắc đến “cho” và “nhận”, ta sẽ nghĩ đó là hai khái niệm trái ngược nhau. Nhưng nếu ngẫm lại thì “khi cho đi ta sẽ nhận lại rất nhiều”. Cho có nghĩa là cho người khác một giá trị nào đó mà không đòi hỏi phải đáp trả lại nhận là tiếp nhận giá trị ấy. Giữa cho và nhận có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận được nhưng chúng ta sống nhờ những gì đã cho đi. Khi biết cho đi, giá trị ấy sẽ mang đến cho người khác những ý nghĩa tốt đẹp, giúp họ chiến thắng khó khăn, vượt qua nghịch cảnh. Lúc ấy, giá trị mà mình đã cho đi tăng lên gấp nhiều lần. Cho đi có nghĩa là cống hiến, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. ngược lại, khi chúng ta nhận, chỉ nhận lấy những cái mình cần, không tham lam, vụ lợi hay lạm dụng lòng tốt của người khác. Nhận lại để tồn tại và cống hiến nhiều hơn chứ không phải để hưởng thụ. Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi biết cống hiến vì một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân. Hãy biết cho đúng, đúng người cách và biết nhận về đúng cách, đúng người chứ không phải là nhận tất cả mà không có sự phân biệt nào. Cuộc sống luôn công bằng. Ai biết cho đi sẽ được nhận lại. Ngược lại, những ai chỉ biết nhận mà không bao giờ cho sẽ không bao giờ có được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống này.

Bài mẫu số 3:

Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ – biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận – mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho – nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.

Đọc hiểu Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – Đề số 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi Để gió cuốn đi

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông Ôi trái tim đang bay theo thời gian Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian (…)

Hãy yêu ngày tới. Dù quá mệt kiếp người Còn cuộc đời ta cứ vui Dù vắng bóng ai Dù vắng bóng ai

(Trích “Để gió cuốn đi”, Trịnh Công Sơn)

 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Tìm và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên.

Lời giải:

– Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ “để làm gì em biết không?”

– Tác dụng: bộc lộ mong muốn một xã hội mà ở đó con người biết sống đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết sống đẹp

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu “Ôi trái tim đang bay theo thời gian”.

Lời giải:

Biện pháp tu từ hoán dụ: “trái tim”.

Tác dụng: trái tim biểu trưng cho tình cảm nồng ấm của con người, là sự kết nối yêu thương.

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Sống trong đời sống”/ “Cần có một tấm lòng”?

Lời giải:

Trịnh Công Sơn đã từng nói :”Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Ý kiến của tác giả đã đem đến cho ta một thông điệp vô cùng quý giá: Trong cuộc sống, đâu chỉ biệt nhận của người khác mà hãy cho đi, hãy san sẻ, yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau. Có như vậy, cuộc sống mới tươi đẹp và tràn ngập ánh sáng. Thật vậy, điều đó là hoàn toàn đúng. Ngày này, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Như ca sĩ Thủy Tiên, với tấm lòng rộng mở, nhân từ cùng sự thấu hiểu về những nỗi đau mà bà con nông dân miền Tây phải đối mặt trong hạn mặn. Chị đã dùng 2,2 tỷ đồng để mua 150 tấn giống thóc ủng hộ họ. Cảm kích trước lối sống nhân hậu của chị, báo chí và bà con nơi đây đã hết lời ca ngợi, cảm kích. Thật vậy, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Chúng ta sống không chỉ biết nghĩ đến mình mà hãy biết nghĩ đến người khác. Hãy sống và cống hiện cho đời. Hãy sống yêu thương nhau. Đừng như con chim đậu rồi lại bay. Đừng sống chỉ biết chuộc lợi cho bản thân mà quên đi hạnh phúc của người khác.

Hoặc:

Ý kiến của tác giả đã đem đến cho ta một thông điệp vô cùng quý giá: Trong cuộc sống, đâu chỉ biệt nhận của người khác mà hãy cho đi, hãy san sẻ, yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau. Có như vậy, cuộc sống mới tươi đẹp và tràn ngập ánh sáng. Thật vậy, điều đó là hoàn toàn đúng.

Câu 5. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Nêu rõ lý do tại sao chọn thông điệp đó

Lời giải:

Thông điệp tâm đắc nhất là: Sống trong đời cần phải có một tấm lòng

Câu 6. Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày của em về điều đó.

Lời giải:

Bài mẫu 1:

Trịnh Công Sơn đã từng nói :”Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Ý kiến của tác giả đã đem đến cho ta một thông điệp vô cùng quý giá: Trong cuộc sống, đâu chỉ biệt nhận của người khác mà hãy cho đi, hãy san sẻ, yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau. Có như vậy, cuộc sống mới tươi đẹp và tràn ngập ánh sáng. Thật vậy, điều đó là hoàn toàn đúng. Ngày này, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Như ca sĩ Thủy Tiên, với tấm lòng rộng mở, nhân từ cùng sự thấu hiểu về những nỗi đau mà bà con nông dân miền Tây phải đối mặt trong hạn mặn. Chị đã dùng 2,2 tỷ đồng để mua 150 tấn giống thóc ủng hộ họ. Cảm kích trước lối sống nhân hậu của chị, báo chí và bà con nơi đây đã hết lời ca ngợi, cảm kích. Thật vậy, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Chúng ta sống không chỉ biết nghĩ đến mình mà hãy biết nghĩ đến người khác. Hãy sống và cống hiện cho đời. Hãy sống yêu thương nhau. Đừng như con chim đậu rồi lại bay. Đừng sống chỉ biết chuộc lợi cho bản thân mà quên đi hạnh phúc của người khác.

Bài mẫu 2:

Đã bao giờ bạn dừng lại giữa dòng đời hối hả từng ngày mà tự hỏi, liệu ta đã sống hay chỉ đang tồn tại? Liệu ta đã sống sao cho đáng một cuộc đời? Dù bạn chưa từng hay đã từng như thế, thì cũng hãy thử một lần lắng nghe bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào một ngày nào đó không vội vã, để lắng lòng mình vào câu hát “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng… Để gió cuốn đi”.

Câu hát quen thuộc này hẳn nhiều người đã từng nghe ít nhất một vài lần. Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa đích thực mà tác giả muốn gửi gắm. Mỗi người sẽ có một cách hiểu thật khác, vì cuộc sống là muôn màu. Hãy bắt đầu suy nghĩ từ câu hát đầu “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Chúng ta sống trong đời đâu chỉ là những cá thể riêng biệt, đơn lẻ. Chúng ta sống giữa mọi người, giữa đất trời cây cỏ. Giữa chúng ta luôn có những mối liên kết mật thiết. Và trong cộng đồng luôn tồn tại song song cái xấu – cái tốt. Con người muốn tồn tại phải vượt qua những khó khăn thử thách cám dỗ của cuộc đời. Nhưng để sống, thực sự sống đúng là một con người thì cần hơn cả là vượt qua được cái bản ngã sinh tồn nhiều lúc xấu xa và phi nhân bản, để dành cho nhau những “tấm lòng”. Tấm lòng ở đây là điều tồn tại trong mối quan hệ giữa người với người, có thể là sự yêu thương, cũng có thể là trách nhiệm. Ông bà ta đã dạy, người với người sống với nhau cần nhất là tình nghĩa. Tình trong cách đối xử với nhau, nghĩa trong cách sống cùng nhau giữa cuộc đời. Tôi cũng đã từng nghe một câu nói:” Yêu thương có sức mạnh hóa giải mọi khổ đau”. Đúng vậy. Chính tình yêu thương vô bờ của mẹ của cha đã nâng đỡ và giúp chúng ta vượt qua từng trận ốm, cơn sốt, và hơn cả là trưởng thành lên từng ngày. Và hãy thử nghĩ xem, nếu một ngày yêu thương biến mất, không còn những nụ cười, những ánh mắt trìu mến dành cho nhau của người thân, bạn bè, chẳng phải con người chúng ta cũng chỉ còn là những vật-thể-sống thôi sao?Mỗi chúng ta sẽ lựa chọn cho mình cách sống riêng, lí tưởng riêng. Cuộc đời mỗi người sẽ có những ngã rẽ khác nhau. Nhưng hãy sống thật xứng đáng, sống để biết rằng mình đang sống chứ không chỉ tồn tại trên đời.

Phân tích câu hát “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” của Trịnh Công Sơn

Nếu ví mỗi con người là một loại quả thì, “tấm lòng” chính là cái nhân ngọt bùi, đậm đà của thứ quả đó. Tấm lòng là tình cảm sự quan tâm chia sẻ yêu thương với mọi người xung quanh biết cảm thông và động lòng trước những cảnh ngộ éo le, bất hạnh.

Trịnh Công Sơn đã từng nói :”Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Ý kiến của tác giả đã đem đến cho ta một thông điệp vô cùng quý giá: Trong cuộc sống, đâu chỉ biệt nhận của người khác mà hãy cho đi, hãy san sẻ, yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau. Có như vậy, cuộc sống mới tươi đẹp và tràn ngập ánh sáng.

Chúng ta sống trong đời đâu chỉ là những cá thể riêng biệt, đơn lẻ. Chúng ta sống giữa mọi người, giữa đất trời cây cỏ. Giữa chúng ta luôn có những mối liên kết mật thiết. Và trong cộng đồng luôn tồn tại song song cái xấu – cái tốt. Con người muốn tồn tại phải vượt qua những khó khăn thử thách cám dỗ của cuộc đời. Nhưng để sống, thực sự sống đúng là một con người thì cần hơn cả là vượt qua được cái bản ngã sinh tồn nhiều lúc xấu xa và phi nhân bản, để dành cho nhau những “tấm lòng”.

Tôi cũng đã từng nghe một câu nói:” Yêu thương có sức mạnh hóa giải mọi khổ đau”. Đúng vậy. Chính tình yêu thương vô bờ của mẹ của cha đã nâng đỡ và giúp chúng ta vượt qua từng trận ốm, cơn sốt, và hơn cả là trưởng thành lên từng ngày

Thật vậy, điều đó là hoàn toàn đúng. Ngày này, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Như ca sĩ Thủy Tiên, với tấm lòng rộng mở, nhân từ cùng sự thấu hiểu về những nỗi đau mà bà con nông dân miền Tây phải đối mặt trong hạn mặn. Chị đã dùng 2,2 tỷ đồng để mua 150 tấn giống thóc ủng hộ họ. Cảm kích trước lối sống nhân hậu của chị, báo chí và bà con nơi đây đã hết lời ca ngợi, cảm kích. Thật vậy, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Chúng ta sống không chỉ biết nghĩ đến mình mà hãy biết nghĩ đến người khác. Hãy sống và cống hiến cho đời. Hãy sống yêu thương nhau. Đừng như con chim đậu rồi lại bay. Đừng sống chỉ biết chuộc lợi cho bản thân mà quên đi hạnh phúc của người khác.

Và hãy thử nghĩ xem, nếu một ngày yêu thương biến mất, không còn những nụ cười, những ánh mắt trìu mến dành cho nhau của người thân, bạn bè, chẳng phải con người chúng ta cũng chỉ còn là những vật-thể-sống thôi sao?Mỗi chúng ta sẽ lựa chọn cho mình cách sống riêng, lí tưởng riêng. Cuộc đời mỗi người sẽ có những ngã rẽ khác nhau. Nhưng hãy sống thật xứng đáng, sống để biết rằng mình đang sống chứ không chỉ tồn tại trên đời.

Qua lời hát của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cảm thức được ý nghĩa và trách nhiệm của bản thân trong việc biết yêu thương, quan tâm người khác. Chúng ta hãy sống một cuộc sống đầy ý nghĩa, luôn yêu thương chăm sóc người khác, biết xót xa trước những mảnh đời cơ cực và biết đưa tay để cho những người khó khăn bấu víu, nâng đỡ họ vượt qua khó khăn cuộc đời. Là một người trẻ tuổi trước tiên ta hãy sống trách nhiệm với gia đình và người thân, chúng ta hãy yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em mình, quan tâm chăm sóc ân cần từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất. Sau đó chúng ta cần phải giàu lòng bác ái với mọi người xung quanh, sẵn sàng tham gia các phong trào quyên góp, ủng hộ và chương trình tình nguyện “để gió cuốn đi”, mang yêu thương lan tỏa khắp nơi ta sẽ sống một cuộc sống ý nghĩa và sẽ trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội.

Ai sinh ra trên đời cũng có một trái tim, chúng ta hãy luôn giữ cho trái tim đó mang dòng máu nóng, ấm áp, biết yêu thương con người, vì nhau mà sống, “sống có một tấm lòng”, để con người được gần nhau hơn. Như nhà thơ Tố Hữu từng nói. “Người yêu người sống để yêu nhau”.

*****************

Trên đây là 2 Đề đọc hiểu Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button