Giáo dục

16 Đề đọc hiểu Quà tặng cuộc sống có đáp án chi tiết

Quà tặng cuộc sống đọc hiểu

16 Đề đọc hiểu Quà tặng cuộc sống có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 16 đề Quà tặng cuộc sống đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

16 Đề đọc hiểu Quà tặng cuộc sống có đáp án chi tiết
16 Đề đọc hiểu Quà tặng cuộc sống có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.”

Lời giải:

Thành phần biệt lập: thành phần gọi – đáp (Con ơi).

Câu 3. Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc.

Lời giải:

Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cho và nhận trong cuộc sống.

Lời giải:

*Nêu vấn đề.

*Giải thích vấn đề:

+ Cho tức là hành động đem những thức thuộc về mình mang đến cho người khác. Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, rất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý.

+ Nhận là hành động cầm lấy cái được trao cho mình. Nhận ở đây còn là nhận sự yêu thương của người khác với mình, là nhận lại sự đáp trả, đền ơn.

+ Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

*Bàn luận vấn đề:

+ Nếu con người biết cho và nhận, cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc hơn, các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

+ Phê phán những người cho đi có mục đích, chỉ biết nhận mà không biết cho.

+ Liên hệ bản thân: Em đã cho và nhận những gì trong cuộc sống.

Bài văn mẫu:

Trong cuộc sống, có một chân lý hiển nhiên không ai không thừa nhận: “Cho là nhận”. Nhưng không hẳn tất cả mọi người trong chúng ta đều hiểu rõ ý nghĩa chân lý ấy. Nhắc đến “cho” và “nhận”, ta sẽ nghĩ đó là hai khái niệm trái ngược nhau. Nhưng nếu ngẫm lại thì “khi cho đi ta sẽ nhận lại rất nhiều”. Cho có nghĩa là cho người khác một giá trị nào đó mà không đòi hỏi phải đáp trả lại nhận là tiếp nhận giá trị ấy. Giữa cho và nhận có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận được nhưng chúng ta sống nhờ những gì đã cho đi. Khi biết cho đi, giá trị ấy sẽ mang đến cho người khác những ý nghĩa tốt đẹp, giúp họ chiến thắng khó khăn, vượt qua nghịch cảnh. Lúc ấy, giá trị mà mình đã cho đi tăng lên gấp nhiều lần. Cho đi có nghĩa là cống hiến, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. ngược lại, khi chúng ta nhận, chỉ nhận lấy những cái mình cần, không tham lam, vụ lợi hay lạm dụng lòng tốt của người khác. Nhận lại để tồn tại và cống hiến nhiều hơn chứ không phải để hưởng thụ. Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi biết cống hiến vì một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân. Hãy biết cho đúng, đúng người cách và biết nhận về đúng cách, đúng người chứ không phải là nhận tất cả mà không có sự phân biệt nào. Cuộc sống luôn công bằng. Ai biết cho đi sẽ được nhận lại. Ngược lại, những ai chỉ biết nhận mà không bao giờ cho sẽ không bao giờ có được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống này.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương nặng nề về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: – Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng, dù ta có phải chậm một bước.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Bạn đang xem: 16 Đề đọc hiểu Quà tặng cuộc sống có đáp án chi tiết

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản.

Lời giải:

– Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2. Đặt tiêu đề cho văn bản.

Lời giải:

– Có thể đặt tiêu đề như sau: Sức mạnh của tình yêu thương, Trao gửi yêu thương,…

Câu 3. Chỉ ra những câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản và nêu ngắn gọn tác dụng.

Lời giải:

Các câu đặc biệt:

– Trừ một cậu bé.

=> Tác dụng: Thông báo về sự việc vừa xảy ra.

– Tất cả, không trừ một ai!

=> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của người viết.

Câu 4. Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì?

Lời giải:

– Thông điệp rút ra từ đoạn trích: Tình yêu giữa con người với con người trong cuộc sống là điều cốt lõi và quan trọng nhất. Nhờ tình yêu thương mà con người có thể chiến thắng mọi hoàn cảnh.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chênh vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người – thậm chí vợ chồng, anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”. Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.

Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: “Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc.

“Ta là Tình Yêu – Ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một gọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào trong phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: “Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn, Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ!”. Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng: đáp lời cô gái: “Đừng lo, Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu.”

Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy Vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác.

(Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Anh/chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt và cho biết vì sao chọn phương thức biểu đạt ấy?

Lời giải:

– Phương thức biểu đạt: nghị luận

– Lý giải: văn bản đưa ra những bàn bạc, đánh giá, quan điểm của người viết.

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản và đặt một nhan đề thích hợp.

Lời giải:

– Vai trò, ý nghĩa của hi vọng, lạc quan trong cuộc sống

Câu 3: Theo anh/chị vì sao các ngọn nến thứ nhất, thứ hai và thứ ba lại vụt tắt?

Lời giải:

Ba ngọn nến tự vụt tắt vì cả ba sống không có niềm tin, không có hy vọng, luôn sống trong sự bi quan, chán nản. Cả ba vụt tắt là điều tất yếu

Câu 4: Anh/chị rút ra bài học gì từ lời khẳng định của cây nến thứ tư: “Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”?

Lời giải:

Gợi ý:

– Không đánh mất hi vọng, niềm tin trong cuộc sống

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 4

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Trong một buổi diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người. Trong bài diễn thuyết có đoạn:

“Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.

Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ phần nào mất đi ý nghĩa.

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thực sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.

Bạn chớ ngại nhận rằng mình chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm…”

(Theo “Quà tặng cuộc sống – Sống trọn vẹn từng ngày”)

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Lời giải:

– Biện pháp: Điệp ngữ (Bạn chớ ….)

– Tác dụng: Khẳng định, nhận mạnh những điều quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua trong cuộc sống.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao “Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng”?

Lời giải:

– Mỗi người đều có những nét riêng về tính cách, sở trường, suy nghĩ, quan điểm hoàn cảnh, sở thích,… Vì vậy, mục tiêu của mỗi người cũng khác.

– Nếu đặt mục tiêu của mình vào những gì mà người khác cho là quan trọng chúng ta sẽ không phát huy hết năng lực sở trường của bản thân; đánh mất chính mình, biến mình thành một bản sao; sống vô nghĩa….

– Hiểu rõ điều gì tốt cho bản thân là hiểu được chính mình. Chính điều này rất quan trọng giúp chúng ta tự tin, chủ động và quyết tâm nhiều hơn để chinh phục được mục tiêu, làm cho cuộc sống thú vị và ý nghĩa hơn.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu nói: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình?”

Lời giải:

– “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay”: cách nói hình ảnh về việc để thời gian trôi đi vô ích, thái độ thờ ơ với cuộc sống.

– “Sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc”: nâng niu trân trọng cuộc sống của bản thân.

– “Sống trọn vẹn từng ngày”: sống có ý nghĩa, sử dụng thời gian hợp lí, có ích.

=> Ý nghĩa: khuyên con người trân trọng thời gian hiện tại, quý trọng cuộc sống của bản thân.

Câu 4: Brian Dison nói: “Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm…”, anh/chị có đồng tình với điều đó không? Vì sao?

Lời giải:

– Đồng tình với quan điểm của tác giả.

– Vì:

  • Mạo hiểm, dám đương đầu với thử thách bạn sẽ có nhiều cơ hội và từ đó tăng thêm khả năng thành công.
  • Bài học về sự dũng cảm, dám đương đầu với thử thách.

Câu 5: Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Brian Dison trong phần đọc hiểu: “Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa”.

Lời giải:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề:

– “Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa”: Trong cuộc sống khi đứng trước những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, chúng ta thường nghĩ đó là sự bế tắc, đường cùng. Thế nhưng đó chỉ là ranh giới tạm thời để thử thách ý chí, nghị lực con người, biết cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống thì không có khó khăn nào mà không thể vượt qua.

* Bàn luận vấn đề

– Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải vượt qua, người bản lĩnh là người có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn đó.

– Ý chí, nghị lực vượt khó là một phẩm chất cần có đối với con người hiện đại, giúp chúng ta chinh phục thử thách và khám phá những năng lực phi thường của chính mình.

– Người có ý chí, nghị lực còn giúp truyền cảm hứng vượt khó đến những người xung quanh.

– Dẫn chứng

* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

– Phê phán những kẻ hèn nhát, nhụt ý chí trước những khó khăn thử thách.

– Liên hệ bản thân.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 5

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.

Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:“Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”.

Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”

Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng…

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. Kể tên các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

Lời giải:

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên là: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. Người viết văn bản trên đã đặt các nhân vật vào một tình huống như thế nào? Ý nghĩa của cách tạo dựng tình huống đó?

Lời giải:

Các nhân vật bị đặt vào một tình huống đặc biệt:

– Sáu người bị mắc kẹt vào một cái hang, thời tiết lạnh lẽo, khắc nghiệt, đống lửa duy nhất lại đang tàn dần trong khi đó mỗi người đều đang sở hữu một que củi.

– Ý nghĩa của tình huống: Tình huống có tính chất thử thách các nhân vật, qua đó tính cách các nhân vật bộc lộ rõ nét: tất cả đều hẹp hòi, nhỏ nhen, ích kỉ, thiếu tình yêu thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết…

Câu 3. Theo anh/chị, trong văn bản trên, có những nguyên nhân nào khiến cả sáu người chết cóng?

Lời giải:

Nguyên nhân khiến sáu người chết cóng:

– Trước hết là vì hoàn cảnh khắc nghiệt: cái lạnh của hang đá làm họ kiệt sức.

– Tuy nhiên, nếu các nhân vật biết cách chia sẻ thanh củi của mình thì có lẽ họ đã không chết cóng. Họ không chỉ chết vì cái lạnh của hang đá mà còn chết vì chính cái lạnh từ tâm hồn họ. Đó là sự phân biệt chủng tộc, sự kì thị tôn giáo, sự phân biệt giàu nghèo… Nói cách khác là do lối sống hẹp hòi, ích kỉ, thiếu tình yêu thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết cộng đồng trong hoàn cảnh thử thách.

Câu 4. Hãy đặt tên cho văn bản.

Lời giải:

Học sinh có thể đặt nhiều tiêu đề khác nhau những cần ngắn gọn, phù hợp với nội dung văn bản và gây được ấn tượng.

Ví dụ: Nơi lạnh nhất…

Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách nghĩ và hành động của sáu con người trong câu chuyện trên.

Lời giải:

Thí sinh viết một đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của một đoạn văn. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có lập luận hợp lí, thuyết phục, bày tỏ quan điểm rõ ràng, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Sau đây là gợi ý:

– Cách nghĩ và hành động của sáu con người trong câu chuyện trên thể hiện lối sống cá nhân, ích kỉ, thiếu tình thương, thiếu tinh thần đoàn kết, nhất là trong hoàn cảnh thử thách. Chính cách hành xử và lối sống ấy đã đẩy họ đến kết cục bi thảm.

– Để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống thì ý chí, nghị lực của con người là chưa đủ, cần lắm tinh thần tập thể, ý thức đoàn kết cộng đồng, sự đồng cảm sẻ chia giữa người với người.

– Phê phán lối sống ích kỉ, định kiến, vô cảm.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 6

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola.

Anh mỉm cười và nói với nó:

– Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.

Nó vui mừng nhìn anh trả lời:

– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:

– Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”

(Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Nội dung câu chuyện trên là gì?

Lời giải:

Nội dung câu chuyện: Ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và rút ra bài học cho anh thanh niên và mọi người.

Câu 2: Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao

Lời giải:

Cả hai nhân vật đều hiếu thảo chỉ là cách hiếu thảo của mỗi người khác nhau Anh thanh niên còn thiếu sót khi chưa nghĩ đến món quà lớn nhất dành cho mẹ là được gặp lại con mình. Tuy vậy, qua câu chuyện anh thanh niên cũng đã nhận ra điều đó.

Câu 3: Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?

Lời giải:

Anh thanh niên hủy điện xe gửi hoa mà tự tay mang hoa về cho mẹ là vì anh nhận ra chính anh là niềm vui lớn nhất của mẹ. Được nhìn thấy anh, được bên cạnh anh là món quà lớn nhất đối với mẹ, đồng thời đây cũng là lúc anh thể hiện sự quan tâm, lo lắng đối với mẹ.

Câu 4: Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì?

Lời giải:

Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được.

Câu 5: Đọc xong văn bản trên, anh/chị nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ hay ca dao đó.

Lời giải:

Có thể liên hệ những câu ca dao sau:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

***

Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp mật, như đường mía lau

***

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 7

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola.

Anh mỉm cười và nói với nó:

– Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.

Nó vui mừng nhìn anh trả lời:

– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:

– Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”

(Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

– Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 dolar.

Lời giải:

Thành phần biệt lập trong câu:

– Phụ chú: “- nó nức nở”

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản.

Lời giải:

Nội dung chính của văn bản: ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống.

Câu 4. Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy rút ra bài học mà mình tâm đắc nhất.

Lời giải:

Bài học: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 8

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi “tại sao chậu hoa của cô không có gì?” “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” – cô gái trả lời.

“Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.

(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Lời giải:

Nội dung của văn bản: Hãy kiên trì đến cùng nếu bạn muốn theo đuổi mục tiêu, niềm đam mê của mình và giữ cho mình đức tính trung thực, thật thà, không vì lợi ích mà dối trá để đạt được mục đích.

Câu 3: Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng?

Lời giải:

Cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng, vì: cô đã cố gắng hết sức mình để chăm sóc hạt giống và trung thực kể lại mọi chuyện cho nhà vua.

Câu 4: Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên.

Lời giải:

Bài học được rút ra: chúng ta hãy cố gắng, nỗ lực hết sức mình để theo đuổi ước mơ, niềm đam mê của mình và luôn giữ cho bản thân sự trung thực tuyệt đối, không vì những thành công trước mắt của người khác mà nản chí, bỏ cuộc.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 9

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: Một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ.. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.

[..] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Trích Quà tặng cuộc sống, NXB TP. HCM, 2016, tr. 56-57)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Nội dung chính là gì?

Lời giải:

Nội dung chính: Tầm quan trọng, giá trị và ý nghĩa của việc thực hiện ước mơ của mỗi người trong cuộc đời

Câu 3: Theo đoạn trích, ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi nào?

Lời giải:

Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ

Câu 4: Thông điệp ý nghĩa của đoạn trích trên?

Lời giải:

Thông điệp ý nghĩa:

– Ước mơ mang lại niềm tin, hy vọng vào tương lai tươi sáng

– Hãy ước mơ và không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên để đạt được thành công

– Khi ta biết ước mơ, ta sẽ cảm nhận được ý nghĩa của chặng hành trình trên con đường ta đi

– Thành công chỉ đến với những ai biết ước mơ và luôn hành động để gặt hái được thành quả tốt đẹp

– Hãy ước mơ, gieo trồng hạt giống tốt để hái được quả ngọt.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 10

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Điều gì là quan trọng?​

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

– Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận và miêu tả.

Câu 2: Tác giả muốn nhắn gửi điều gì thông qua đoạn trích trên.

Lời giải:

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc:

– Không nên vội đánh giá, nhìn nhận sự vật, sự việc một cách phiến diện.

– Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm, ta không nên chỉ khư khư nhìn vào nhược điểm mà quên mất ưu điểm của họ.

– Hãy thay đổi cách nhìn nhận sự vật, sự việc một cách khách quan, đúng đắn hơn.

Câu 3: Sau khi đọc đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?

Lời giải:

Bài học rút ra: Trước khi nhìn nhận, phán xét, đánh giá, đưa ra kết luận ta nên suy xét thật kĩ lưỡng. Mỗi người đều có ưu điểm, thế mạnh riêng ta không nên chỉ nhìn vào điểm chưa tốt mà so sánh hay chê bai, phê phán họ.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của câu nói: “Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ”

Lời giải:

“Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ”

Ý nghĩa:

– Trong cuộc sống ai cũng từng có lỗi lầm nhưng quan trọng là ta có biết thay đổi theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp hay không

– Một lời chê bai có thể khiến họ trở nên bi quan, chán nản, mất hết động lực vươn lên

– Thay vì chê bai, nhìn vào những lỗi lầm, khuyết điểm của họ, ta nên an ủi, động viên, khích lệ để họ thay đổi trở nên hoàn thiện hơn.

– Không ai là hoàn hảo tuyệt đối cả. Ai cũng có sở trường, sở đoản riêng. Có thể trong lĩnh vực này họ không tài giỏi, nhưng không có nghĩa ở lĩnh vực khác họ cũng vậy.

– Đừng chỉ nhìn vào lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà vội đánh giá phẩm chất tâm hồn họ không tốt. Bởi vì, người có phẩm chất tốt đẹp chẳng ai là không từng mắc lỗi lầm.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 11

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vết mực đen và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời: – Đó là một vết mực đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vệt đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá.

Trong số các học sinh ngồi trong lớp có một cậu bé tên là Cô-phi. Cậu bé Cô-phi năm nào nay chính là Cô-phi An-nan, người đã trở thành tổng thư ký Liên hiệp quốc và là một sứ giả thiện chí trong các cuộc đàm phán, một nhà hòa giải nổi tiếng thế giới từng được trao tặng giải Noben Hòa bình. Khi được hỏi về bí quyết dẫn đến những thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp chính trị, Kôphi An-nan đều kể lại câu chuyện vết mực đen trên tờ giấy trắng.

(Trích Bức thư của người thầy, theo Trích Quà tặng cuộc sống – NXB Văn hóa thông tin, 2005)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Tự sự

Câu 2. Hãy khái quát nội dung chính của văn bản trên?

Lời giải:

– Từ cuộc trò chuyện của thầy và học trò về một tờ giấy trắng có vết chấm đen, thầy đưa ra lời khuyên về cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người mang tính nhân văn.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo: “Thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”, hình ảnh vết đen và tờ giấy trắng có nhiều mảng sạch tượng trưng cho điều gì?

Lời giải:

+ Hình ảnh “vết đen” : Ẩn dụ cho những lỗi lầm, thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế nhỏ.. của con người.

+ Hình ảnh tờ giấy trắng có nhiều mảng sạch: Ẩn dụ cho những phẩm chất chốt, ưu điểm và khía cạnh tốt của con người.

Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói: “Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ”?

Lời giải:

– “Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác” : Phản ánh thái độ nhìn nhận, đánh giá phiếm diện, khắt khe, chủ quan của rất nhiều người trong cuộc sống. Đây là một hiện thực trong cuộc sống.

– “Mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” : Những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác dễ làm ta nhớ dai và có cái nhìn áp đặt, thiếu công tâm, công bằng, khách quan, và quên đi rằng họ có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Đây là một cách đánh giá sai.

=> Cách đánh giá này sẽ làm ta không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn:

– Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vết đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá.

Lời giải:

– Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. Đáng gì một chấm đen, một vết đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá.

– Ẩn dụ: “Vết đen” chỉ những thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế nhỏ.. của con người; tờ giấy trắng có nhiều mảng sạch: Những phẩm chất tốt, ưu điểm nổi trội của con người

– Đối lập: đen – trắng

– Tác dụng:

  • Gây ấn tượng
  • Để lôi cuốn người đọc, người nghe
  • Nhấn mạnh sai lầm trong thói quen đánh giá phiếm diện, chủ quan, khắt khe của con người, đề cao cách đánh giá khách quan, tổng thể, toàn diện và trân trọng những mặt tốt của con người.
  • Ca ngợi lối sống nhân văn, đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương yêu, lòng nhân ái, tạo động lực cho mỗi người cơ hội làm được nhiều điều tốt đẹp hơn.

Câu 6. Đọc đoạn trích trên, em rút ra những bài học gì?

Câu 7. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của e về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc – hiểu: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”.

Lời giải:

– Không nên đánh giá, nhìn nhận con người chỉ trên những khía cạnh tiêu cực

– Hãy biết trân trọng những điều tốt đẹp của người khác để tạo cơ hội và động lực cho họ càng làm được nhiều điều có ích hơn.

– Cần đánh giá vấn đề và con người một cách toàn diện và tổng quan và vị tha, nhân ái.

– Chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, đồng cảm, vị tha.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 12

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vết mực đen và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời: – Đó là một vết mực đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Con người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều khoảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – NXB Văn hóa thông tin, 2005)

Câu 1. Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Lời giải:

Đặt nhan đề khác cho văn bản:

– Bài học từ người thầy.

– Vết đen trên tờ giấy trắng.

– Bài học về cách đánh giá con người

Câu 2. Cho biết ho biết kiểu câu, kiểu hành động nói ở phần in đậm bên dưới

“Thầy giáo nhận xét:

– Các em không trả lời sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?”

Lời giải:

– “Các em không trả lời sai.” : Câu trần thuật, kiểu hành động trình bày.

– “Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?” : Câu nghi vấn, kiểu hành động bộc lộ cảm xúc.

Câu 3. Theo em, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện cách đánh giá con người như thế nào?

Lời giải:

Theo em, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện cách đánh giá con người như thế nào?

– Đây là cách đánh giá chủ quan, không toàn diện, thiếu công bằng, quá khắt khe, thiếu đi sự độ lượng, bao dung nên không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một người.

Câu 4. Nêu ý nghĩa của văn bản

Lời giải:

Mỗi người đều có cả hai mặt tiêu cực và tích cực nên ần có lòng vị tha, yêu thương, rộng lượng và cái nhìn khách quan, toàn diện khi đánh giá một người.

Câu 5. Em có nhận xét gì phương pháp giảng dạy, giáo dục của người thầy trong câu chuyện?

Lời giải:

– Cách dạy bằng trực quan của thầy rất ấn tượng, hấp dẫn, sinh động và đạt hiệu quả.

– Tạo sự thân thiện, cởi mở, gần gũi, thấu hiểu giữa thầy và trò.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 13

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: Một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước.. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.

[..] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn-ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”.

Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Trích Quà tặng cuộc sống, Thu Quỳnh, Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố HCM, 2016)​

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Lời giải:

– Xác định phong cách ngôn ngữ: Chính luận

– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, mơ ước khiến chúng ta trở nên như thế nào? Ước mơ chỉ thành hiện thực khi nào?

Lời giải:

– Theo tác giả, mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo.

– Ước mơ chỉ thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước.

Câu 3. Đoạn trích trên khẳng định vai trò của yếu tố nào trong cuộc đời con người? Dẫn 02 câu văn tiêu biểu thể hiện được vai trò đó.

Lời giải:

– Đoạn trích trên khẳng định vai trò của mơ ước trong cuộc đời con người.

– 02 câu văn tiêu biểu thể hiện vai trò của mơ ước:

+ Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo.

+ Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần.

Câu 4. Phần đầu đoạn trích, tác giả nêu những dẫn chứng nào để làm sáng tỏ cho câu văn: Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình . Việc tác giả nêu những dẫn chứng đó có tác dụng gì?

Lời giải:

– Phần đầu đoạn trích, tác giả nêu những dẫn chứng về cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen và tỷ phú Bill Gates để làm sáng tỏ cho câu văn: Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình

– Việc tác giả nêu những dẫn chứng đó có tác dụng:

+ Nhấn mạnh mỗi người sẽ có những ước mơ riêng, có thể là nhỏ bé, có thể là lớn lao.

+ Tăng sức thuyết phục cho lập luận.

Câu 5. Những câu văn: Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước.. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực giúp anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

Lời giải:

– Những câu văn: Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước.. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực khẳng định vai trò của hành động và nỗ lực trong việc biến ước thành hiện thực.

– Từ đó em rút ra bài học: Cần phải nuôi dưỡng ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực bằng hành động cụ thể và bằng sự nỗ lực không ngừng.

Câu 6. Em hãy nêu quan điểm riêng của bản thân về: Vai trò của mơ ước trong cuộc đời mỗi người.

Lời giải:

Mơ ước là động lực giúp con người phát triển và hoàn thiện mình hơn; vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, trong công việc và sẽ làm việc hết mình để theo đuổi lí tưởng sống của mình; giúp tâm hồn con người trở nên đẹp hơn, lãng mạn hơn, làm việc hiệu quả và yêu cuộc sống hơn.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 14

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: Một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước.. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.

[..] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn-ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”.

Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Trích Quà tặng cuộc sống, Thu Quỳnh, Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố HCM, 2016)​

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận (bàn về ước mơ)

Câu 2. Theo đoạn trích, ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi nào?

Lời giải:

Theo đoạn trích, ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước..

Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của người viết: Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa không? Vì sao?

Lời giải:

– Em có đồng tình với quan niệm của người viết: Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa.

– Vì:

+ Nếu bạn thôi mơ mộng, bạn sẽ không có động lực để học tập, để làm việc, để sống.. Ước mơ là đích mà chúng ta hướng đến, không mơ mộng chẳng khác gì đi đường mà không biết đi về đâu.

+ Nếu bạn thôi mơ mộng, bạn sẽ không biết mình phấn đấu vì điều gì, từ đó không có những nỗ lực cần thiết để hướng đến những điều tốt đẹp của mơ ước, bạn sẽ không có được thành quả từ sự phấn đấu cho mơ ước, vì thế đường thành công sẽ thu hẹp lại, thậm chí bạn chẳng có được thành công nào.

+ Sống không mơ ước là cuộc sống nghèo nàm, buồn tẻ, nhạt sắc màu, sống không mơ ước sẽ khiến cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa.

Câu 4. Nêu tác dụng của việc người viết đưa các ví dụ về mơ ước (cô bé bán diêm, Bill Gates) vào bài viết.

Lời giải:

– Trong đoạn trích, người viết đưa các ví dụ về mơ ước: Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: Một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates.

– Việc đưa các dẫn chứng trên giúp người đọc dễ hình dung điều mà tác giả muốn khẳng định ở câu đầu: Ai trong cuộc đời cũng đều có ước mơ riêng, dù lớn hay nhỏ. Vì vậy, các dẫn chứng này giúp cho lập luận tăng tính thuyết phục, giúp lời văn thêm sinh động, nhiều thông tin hơn.

Câu 5. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với em trong đoạn trích trên?

Lời giải:

Thông điệp có ý nghĩa nhất với em trong đoạn trích trên: Hãy ước mơ và nỗ lực hành động để thực hiện ước mơ. Vì có ước mơ, ta mới có động lực phấn đấu để thực hiện ước mơ, có sức mạnh vượt qua thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, từ đó có được hạnh phúc, thành công.

Câu 6. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của em về: Tầm quan trọng của mơ ước.

Lời giải:

Danh ngôn có câu: “Nếu bạn không tự xây ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ của họ.” Đúng vậy, nếu bạn không có ước mơ, bạn sẽ không có động lực phấn đấu để đạt được điều gì, cả cuộc đời sẽ phải chấp nhận phận làm thuê để thực hiện ước mơ của người khác. Còn khi bạn có ước mơ thì sao? Khi bạn có ước mơ, dù nhỏ bé hay lớn lao, ước mơ đó cũng giống như ngọn đèn chỉ đường, giúp cho bạn định hướng được hướng đi cho cuộc đời mình. Bạn sẽ biết mình cần phải sống vì điều gì, sẽ tư duy để tìm cách thực hiện ước mơ. Ước mơ sẽ khơi dậy nhiệt huyết, thôi thúc sự sáng tạo. Ước mơ tiếp sức để con người vượt qua thử thách chông gai. Ước mơ giúp tâm hồn mỗi người trở nên phong phú hơn.. Khi ta biết mình cần sống để thực hiện điều gì, đạt được điều gì, tẫa sẽ dốc lòng vì nó, sẽ hạnh phúc khi đạt được nó, sẽ thấy cuộc đời thật ý nghĩa, thật đáng sống, đáng yêu. Bạn sẽ hạnh phúc bao nhiêu khi ước mơ trở thành doanh nhân trở thành hiện thực, bạn sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp biết bao khi được đứng trên giảng đường mà mình ao ước.. Nếu ước mơ định hướng cuộc đời bạn thì niềm hạnh phúc khi thực hiện được ước mơ sẽ mang đến cho bạn cuộc đời viên mãn. Vậy nên, ước mơ và nuôi dưỡng ước mơ bằng sự nỗ lực và hành động là điều vô cùng quan trọng. Ước mơ sẽ sớm được thực hiện nếu ước mơ đó là đúng đắn, phù hợp và được vun đắp bằng quyết tâm, bằng sự cố gắng mỗi ngày. Có biết bao người đã dám ước mơ để có được thành công như K. Rowling, Bill Gates, O. Henry.. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy ước mơ và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực bạn nhé!

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 15

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Câu Chuyện Ốc Sên

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”

“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.

“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

“Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.

Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.

“Vì vậy mà chúng có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Lời giải:

– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Tự sự.

Câu 2. Khái quát nội dung của văn bản.

Lời giải:

Qua cuộc trò chuyện của hai mẹ con ốc sên, tác giả muốn đề cao việc dựa vào khả năng của bản thân để chinh phục cuộc sống.

Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu: “Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao em biết? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó?

Lời giải:

– Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? “– kiểu câu nghi vấn

– Dấu hiệu nhận biết: Có từ nghi vấn: Tại sao và kết thúc câu là dấu hỏi chấm

– Chức năng: Dùng để hỏi

Câu 4. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”.

Lời giải:

– Biện pháp tu từ nhân hóa: Ốc sên mẹ biết an ủi ốc sên con và trò chuyện với con như con người.

– Điệp ngữ: Chúng ta, dựa vào.

– Liệt kê; không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất.

=> Tác dụng:

  • Gây ấn tượng, làm lời văn sống động, hấp dẫn
  • Làm thế giới loài vật trở nên gần gũi, thân thuộc với con người
  • Để nhấn mạnh rõ hơn những điều mà chúng ta có thể dựa và không dựa vào.
  • Để gửi gắm thông điệp đến con người: Mỗi chúng ta cần biết dựa vào khả năng của chính mình bản thân để chinh phục cuộc sống.

Câu 5. Dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản mấy lần? Chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Theo em, có thể thay dấu ngoặc kép bằng dấu câu nào cùng chức năng?

Lời giải:

– Dấu ngoặc kép được sử dụng 9 lần.

– Tác dụng: Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật.

– Có thể thay bằng dấu gạch ngang.

Câu 6. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương

Lời giải:

Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương. Bởi vì:

– Loài Ốc sên không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. Tức là không được bảo vệ và không thể dựa dẫm vào ai.

– Vì trên lưng phải khoác thêm một cái bình vừa nặng vừa cứng.

Câu 7. Xác định phép liên kết về hình thức trong đoạn sau:

“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

Lời giải:

Phép liên kết về hình thức:

– Phép lặp:” Chị sâu róm “,” chị ấy ”

– Phép thế ; chị sâu róm – chị ấy

– Phép nối:” Vì”

Câu 8. Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ?

Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.

Lời giải:

– Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất: Ốc sên mẹ khuyên ốc sên con không cần phải dựa dẫm vào ai cũng không cần ai bảo vệ ; và không nên tị nạnh, so bì với người khác

– Chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta: Cần biết tự tin vào chính bản thân mình, trân trọng những gì mình đang có, cần tin vào vào sức lực và khả năng của chính mình biết vươn lên hoàn cảnh, lấy cái không có để làm nên cái có để thành công.

=> ốc sên mẹ khuyên con không nên ỉ nại, so bì, dựa dẫm mà cần biết trân trọng những gì mình đang có; cần tự tin vào chính mình để vượt lên hoàn cảnh thì sẽ tạo ra kì tích.

Câu 9. Đọc văn bản, em rút cho cho mình những thông điệp gì?

Lời giải:

– Không nên dựa vào người khác

– Hãy tự tin dựa vào chính khả năng chính mình để mang lại cho bản thân cảm giác an toàn và yên tâm cùng cuộc sống tốt đẹp vững bền nhất.

– Cần trân trọng, yêu quý những gì đang có

– Mỗi người sinh ra không ai là giống ai. Bởi thế chúng ta không nên tị nạnh, so đo với người khác.

– Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo cả. Lúc này mình thiệt thòi thì lúc khác mình sẽ nhận được may mắn.

Câu 10. Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ văn bản trên là gì? Vì sao? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn

Lời giải:

Định hướng:

– Thông điệp mà em tâm đắc nhất: Cần dựa vào chính mình

*Lý giải:

– Cuộc sống đầy rẫy khó khăn, để tồn tại, phát triển thì chỉ có cách dựa vào sự nỗ lực nội sinh của chính mình. Đó là quy luật sinh tồn.

-Dựa vào chính mình mới giúp ta sống tự tin, thoải mái, không tị nạnh, so đo với người khác. Tin và dựa vào chính thực lực của bản thân để phát huy sức mạnh và khả nưng của bản thân, làm nên kì tích.

– Dựa vào chính mình mới đảm bảo cho ta có cuộc sống an toàn, tốt đẹp lâu dài, bền vững nhất.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 15

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Nếu bạn được tặng một chiếc xe Rolls Royce, một món đồ trang sức bằng đá quý hoặc một thứ gì đó rất đắt tiền, bạn sẽ chăm chút nó như thế nào? Tôi nghĩ câu trả lời thật rõ ràng, bạn sẽ nâng niu, giữ gìn nó rất cẩn thận. Còn nếu bạn được tặng một cuộc đời – cuộc đời của chính bạn, bạn sẽ chăm sóc nó thế nào? Tôi cho rằng đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những của cải mà bạn sở hữu. Đời sống là một nhạc cụ diệu kì, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn. Nhưng trên hết, hãy đối xử với cuộc đời bạn bằng sự trân trọng xứng đáng.

.. Hãy nhớ, cuộc đời bạn chính là món quà huyền diệu nhất mà cuộc sống ban tặng. Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động. Vậy hãy nghĩ đến lời bạn nói, những việc bạn làm. Tương lai của thế giới này sẽ ra sao, một phần phụ thuộc vào bạn. Chúng ta không thêu dệt nên cuộc đời, chúng ta chỉ là một phần trong đó. Bất cứ điều gì chúng ta làm với cuộc đời này cũng là làm cho chính chúng ta.

(Theo Quà tặng cuộc sống – Dr. Bernie S. Siegel. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 9).

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Phương thức nghị luận.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình bằng cách nào?

Lời giải:

Theo tác giả, chúng ta gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động. Vậy hãy nghĩ đến lời bạn nói, những việc bạn làm.

Câu 3. Gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập trong câu: Còn nếu bạn được tặng một cuộc đời – cuộc đời của chính bạn, bạn sẽ chăm sóc nó thế nào?

Lời giải:

Trong câu: Còn nếu bạn được tặng một cuộc đời – cuộc đời của chính bạn, bạn sẽ chăm sóc nó thế nào?

– Thành phần biệt lập: Cuộc đời của chính bạn;

– Tác dụng của việc sử dụng thành phần biệt lập: Nhấn mạnh, nói rõ thêm ý: Cuộc đời là của chính mình, không phải của ai khác; vì vậy bản thân mình phải có trách nhiệm với nó.

Câu 4. Nếu được chọn một hạt giống để gieo trồng nên cuộc đời mình, anh/chị sẽ chọn hạt giống nào? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5 đến 7 dòng).

Lời giải:

Nếu được chọn một hạt giống để gieo trồng nên cuộc đời mình, tôi sẽ chọn hạt giống của sự nỗ lực. Vì nỗ lực sẽ khiến con người tràn đầy quyết tâm để vượt qua chứ không dễ dàng bỏ cuộc. Sự nỗ lực không ngừng giúp chúng ta luôn bình tĩnh, tỉnh táo tìm ra cách thức vượt chướng ngại vật để đi đến đích thành công. Thành quả của sự nỗ lực chính là thành công, là sự vượt trội về giá trị con người, là niềm vui, niềm hạnh phúc khi sự nỗ lực cho ta quả ngọt. Người có tinh thần nỗ lực còn tao được niềm tin yêu, quý trọng của mọi người. Người có tinh thần nỗ lực còn mang đến nhiều cống hiến cho tập thể, cho xã hội.

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc đối xử với cuộc đời bạn bằng sự trân trọng

Lời giải:

“Cuộc đời bạn chính là món quà huyền diệu nhất mà cuộc sống ban tặng” vì vậy, mỗi chúng ta phải đối xử với cuộc đời của mình bằng tất cả sự trân trọng. Trân trọng cuộc đời là yêu sự sống của bản thân, yêu những gì thuộc về chính mình, nâng niu, gìn giữ, phát huy để cuộc đời thêm đẹp thêm vui.. Khi ta biết trân trọng cuộc đời, ta sẽ tìm ra cách thức để gieo trồng, kiến tạo cuộc đời mình thành món quà kì diệu mà ta tặng cho chính mình. Trân trọng cuộc đời, ta sẽ sống vui vẻ, lạc quan, không để đời mình chìm đắm trong đau buồn, ủy khuất. Trân trọng cuộc đời, ta sẽ biết cố gắng, nỗ lực để tạo nên dấu ấn riêng, tạo nên niềm vui cho cuộc sống của mình. Trân trọng cuộc đời, ta sẽ không để nó trôi đi vô ích trong những trò vô bổ. Trân trọng cuộc đời còn giúp ta không sa ngã vào những thói hư tật xấu mà hủy hoại chính mình. Khi biết trân trọng cuộc đời, ta sẽ sống trách nhiệm hơn, tạo nên nhiều giá trị cho sự sống cá nhân cũng như cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cộng đồng. Nhờ trân trọng cuộc đời mà biết bao người đã biến cuộc đời mình thành vũ đài để khẳng định giá trị bản thân. Nếu không trân trọng chính mình,Nick Vujicic có lẽ sẽ chìm đắm cả đời trong đau khổ tuyệt vọng chứ không thể trở thành tấm gương sáng về nghị lực như trong hiện tại. Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống, vì vậy, hãy đối xử với cuộc đời mình bằng sự trân trọng xứng đáng.

Đọc hiểu Quà tặng cuộc sống – Đề số 16

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Nếu bạn được tặng một chiếc xe Rolls Royce, một món đồ trang sức bằng đá quý hoặc một thứ gì đó rất đắt tiền, bạn sẽ chăm chút nó như thế nào? Tôi nghĩ câu trả lời thật rõ ràng, bạn sẽ nâng niu, giữ gìn nó rất cẩn thận. Còn nếu bạn được tặng một cuộc đời – cuộc đời của chính bạn, bạn sẽ chăm sóc nó thế nào? Tôi cho rằng đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những của cải mà bạn sở hữu. Đời sống là một nhạc cụ diệu kì, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn. Nhưng trên hết, hãy đối xử với cuộc đời bạn bằng sự trân trọng xứng đáng.

.. Hãy nhớ, cuộc đời bạn chính là món quà huyền diệu nhất mà cuộc sống ban tặng. Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động. Vậy hãy nghĩ đến lời bạn nói, những việc bạn làm. Tương lai của thế giới này sẽ ra sao, một phần phụ thuộc vào bạn. Chúng ta không thêu dệt nên cuộc đời, chúng ta chỉ là một phần trong đó. Bất cứ điều gì chúng ta làm với cuộc đời này cũng là làm cho chính chúng ta.

(Theo Quà tặng cuộc sống – Dr. Bernie S. Siegel. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 9).

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Phương thức nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, sai lầm của con người khi đối xử với cuộc đời so với những của cải mà con người sở hữu là gì?

Lời giải:

Theo đoạn trích, sai lầm của con người khi đối xử với cuộc đời so với những của cải mà con người sở hữu là: đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những của cải mà bạn sở hữu.

Câu 3. Anh/chị thử thay thế từ gieo trồng trong câu sau: Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình.. bằng các từ ngữ tương đương và so sánh hai cách sử dụng.

Lời giải:

Từ gieo trồng trong câu sau: Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình.. có thể thay thế bằng các từ ngữ tương đương: đắp xây, xây dựng, làm nên, tô điểm..

Tuy nhiên, từ gieo trồng trong câu trên vẫn có giá trị biểu đạt cao hơn; làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh, ý tứ thêm sâu sắc, gợi cho người đọc hình dung xây dựng cuộc đời cũng giống như trồng cây, phải gieo trồng, chăm sóc mới có quả ngọt..

Câu 4. Câu văn sau có ý nghĩa như thế nào với anh/chị: Đời sống là một nhạc cụ diệu kì, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn.

Lời giải:

Câu văn Đời sống là một nhạc cụ diệu kì, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn có ý nghĩa đối với tôi:

– Giúp tôi nhận thức được đời sống kì diệu như một bản nhạc, chính bản thân mỗi người phải bằng khả năng của mình khiến cho bản nhạc ấy ngân lên những giai điệu tuyệt vời;

– Tôi thấy rằng mình cần phải có trách nhiệm với cuộc đời mình, biết trân trọng cuộc sống, biết sống cố gắng, nỗ lực.. để cuộc sống của mình thêm đẹp đẽ.

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải sống trách nhiệm với cuộc đời của chính mình.

Lời giải:

“Đời sống là một nhạc cụ diệu kì, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn” – đúng vậy, muốn khúc nhạc cuộc đời ngân lên những giai điệu tuyệt vời, không còn cách nào khác là chính chúng ta phải kiến tạo nên cuộc sống của mình bằng tình yêu và trách nhiệm. Sống trách nhiệm với cuộc đời là trân trọng sự sống cá nhân, luôn có ý thức làm cho cuộc đời của mình thêm đẹp, thêm ý nghĩa, biết chịu trách nhiệm trước mỗi hành động, quyết định.. Mỗi người cần nhận thức được sự cần thiết của việc sống có trách nhiệm với chính mình. Bởi cuộc đời của mình là do mình kiến tạo nên, không ai có thể chịu trách nhiệm thay thế được. Sống có trách nhiệm là cần thiết bởi khi sống trách nhiệm, ta sẽ không bị sa ngã, cám dỗ làm cho tha hóa; ta sẽ biết học tập và làm việc một cách khoa học để tạo nên hiệu suất cao nhất; ta sẽ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người; ta cũng được mọi người tin yêu quý mến. Sống có trách nhiệm là cần thiết bởi nó sẽ giúp ta đặt toàn tâm, toàn trí vào việc xây dựng những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời, khiến cuộc đời trở nên ý nghĩa, đáng sống. Sống có trách nhiệm giúp ta có được thành công, cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc từ những thành quả do chính mình kiến tạo nên.. Nếu không có trách nhiệm với chính mình, con người dễ sống buông tuồng, sa ngã, hệ lụy vô cùng. Bao kẻ ác, kẻ xấu, cướp giật, trộm cắp, nghiện ngập, cá độ.. hủy hoại sự sống của chính mình chẳng phải do sống thiếu trách nhiệm với bản thân đó sao? Mỗi người chỉ có một cuộc đời, vì vậy hãy trân trọng và sống trách nhiệm với cuộc đời của chính mình.

*******

Trên đây là 16 Đề đọc hiểu Quà tặng cuộc sống có đáp án chi tiết do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button