Giáo dục

4 Đề đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) có đáp án chi tiết

4 Đề đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 4 đề Nói với em đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

4 Đề đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) có đáp án chi tiết
4 Đề đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) – Đề số 1

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong là

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) có đáp án chi tiết

Con chia với via hột vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà nên

Thầy chủ bé đi hài bảy dâm

Quả thị thơm, cô Tầm rất hiền.

Nếu nhằm mất nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày.

Tay bằng bể, sớm khuya với với

Mất nhằm rồi, lại mở ra ngay

(Nói với em, Vũ Quần Phương)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Bài thơ trên được viết theo thể thơ bảy chữ.

Câu 2. Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu thơ cuối bài.

Lời giải:

Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ cuối bài: nhắm – mở.

Câu 3. Phân tích tác dụng của việc lập lại cấu trúc giả định: Nếu nhằm mất… sẽ được… trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.

Lời giải:

– Cấu trúc giả định góp phần tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.

– Trong hai khổ thơ đầu tác giả sử dụng cấu trúc giả định “Nếu nhắm mắt……sẽ được” nhằm gợi mở những điều ta sẽ nhận được khi biết sống chậm lại, tĩnh tâm cảm nhận cuộc sống từ những điều giản đơn nhất.

Câu 4. Em rút ra được những bài học nào từ bài thơ.

Lời giải:

– Cuộc sống con người luôn chứa đựng những bộn bề lo toan.

– Đôi khi con người cần biết sống chậm lại, biết cảm nhận, yêu thương nhiều hơn từ đó chúng ta sẽ tìm thấy ở cuộc sống những điều đẹp đẽ nhỏ bé nhưng rất đáng trân trọng. Điều đó sẽ giúp cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Câu 5. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc sống con người.

Lời giải:

– Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò ước mơ trong cuộc sống của con người.

* Giải thích:

– Ước mơ: là đích đến, là khát vọng, là mong muốn mà mỗi người trong cuộc sống đều nỗ lực để đạt được.

– Ước mơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người

* Vai trò ước mơ trong cuộc sống của con người.

– Ước mơ chính là đích đến quan trọng. Người có ước mơ đồng nghĩa với việc có lý tưởng, mục đích sống từ đó định hướng được cuộc sống của bản thân.

– Ước mơ chính là bàn đạp giúp chúng ta ngày một hoàn thiện bản thân nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn.

– Ước mơ là động lực giúp con người dễ dàng vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống.

– Đôi khi ước mơ khiến chúng ta tìm ra những giá trị, thế mạnh mới của bản thân mà trước giờ chưa từng được khám phá.

– Ước mơ giúp cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn.

– Ước mơ đôi khi chính là cơ hội để kết nối giữa người với người trong cuộc sống.

* Bàn luận:

– Để có thể đạt được ước mơ con người phải biết xác định mục tiêu đúng đắn cho riêng mình, gặp khó khăn gian khổ không nản chỉ, bỏ dở giữa đường. Luôn kiên định, nỗ lực để đạt được ước mơ của mình.

– Kiên định theo đuổi ước mơ không có nghĩa là không chịu tiếp thu đóng góp của người khác, cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để trau dồi bản thân tốt hơn.

Bài văn mẫu:

Có người đã từng nói “Ước mơ giống như ngọn hải đăng ngoài khơi xa, chúng ta như những con thuyền lênh đênh, trôi nổi giữa biển nước. Ngọn hải đăng soi sáng khiến con thuyền của ta cập bến tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Quả thực, ước mơ đóng vai trò quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao của con người. Sinh ra trong cuộc đời, ai cũng có cho mình một ước mơ dù nhỏ bé hay lớn lao. Những khát vọng ấy là động lực thúc đẩy ta đánh tan mọi nghịch cảnh, tiến về phía trước. Với ước mơ, ta còn khám phá ra được năng lực của bản thân, khai phá được sự sáng tạo và tư duy, từ đó tạo ra nòng cốt cho sự phát triển tất yếu. Ước mơ chẳng khác nào ngọn đèn soi sáng khi ta chìm vào vực thẳm bóng tối, là chiếc la bàn chỉ hướng khi ta lạc giữa rừng sâu. Thử hỏi, nếu không có ước mơ, liệu rằng J. Rowling có sáng tạo nên cuốn tiểu thuyết để đời “Harry Potter”? Bill Gates, Jack Ma có trở thành tỷ phú bậc nhất Thế giới? Greta Thunberg có dám đứng lên cất tiếng nói xây dựng Thế giới mới? Nói như thế mới thấy được tầm quan trọng của ước mơ. Để dễ dàng chinh phục được đỉnh cao, bạn hãy xây dựng cho mình một ước mơ và quyết tâm thực hiện nó đến cùng, và không bao giờ được từ bỏ. Hãy biến mọi mong muốn của bạn trở thành hiện thực!

=> Xem thêm: 37 Bài mẫu Viết đoạn văn về vai trò của ước mơ trong cuộc sống

Đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) – Đề số 2

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong là

Con chia với via hột vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà nên

Thầy chủ bé đi hài bảy dâm

Quả thị thơm, cô Tầm rất hiền.

Nếu nhằm mất nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày.

Tay bằng bể, sớm khuya với với

Mất nhằm rồi, lại mở ra ngay

(Nói với em, Vũ Quần Phương)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm.

Câu 2. Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là gì?

Lời giải:

Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là đều bắt đầu bằng cấu trúc giả định “Nếu nhắm mắt”.

Câu 3. Khi nhắm mắt, “em” sẽ thấy được những gì? Theo anh chị, cụm động từ “nhắm mắt” ẩn dụ cho điều gì?

Lời giải:

Khi nhắm mắt, “em” thấy được: Thấy tiếng chim, thấy bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, thấy cô Tấm, quả thị.

Cụm động từ “nhắm mắt” ẩn dụ cho sự lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về sự vật, về con người, về cuộc sống xung quanh mình.

Câu 4. Theo anh/chị, bài thơ nhắc nhở chúng ta về điều gì?

Lời giải:

Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải biết lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về cuộc sống xung quanh, về những sự vật, những con người gần gũi quanh ta. Nói cách khác, bài thơ nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết nhân ái, yêu thương, đồng cảm..

Câu 5. Từ nội dung bài thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết lắng nghe.

Lời giải:

Có câu “Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là nghệ thuật.” Nghe là tiếp nhận lời nói, nhưng lắng nghe lại không đơn giản như vậy. Đó là quá trình con người giao hòa với sự vật, con người, với cuộc sống bằng mọi giác quan, bằng cả tâm hồn mình. Mục đích của lắng nghe không chỉ là lĩnh hội thông tin, mà còn để cảm nhận, thấu hiểu về đối tượng mà chúng ta đang lắng nghe. Vậy nên, lắng nghe là một trong những kĩ năng sống cần thiết. Cần thiết bởi khi lắng nghe, chúng ta sẽ thấu hiểu, sẽ đồng cảm, thậm chí đặt mình vào hoàn cảnh của người, của vật để nghe được cả những âm hữu thanh và vô thanh. Biết lắng nghe, ta không chỉ nghe thấy trong lời nói của cha mẹ “Mẹ mong lần sau con cố gắng hơn” là sự mong mỏi con cần cố gắng, mà còn cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm và niềm kì vọng về sự tiến bộ của con. Biết lắng nghe, chúng ta sẽ biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của bản thân để không làm buồn lòng những người thân yêu xung quanh mình. Biết lắng nghe, con người sẽ càng trở nên hoàn thiện hơn, sống nhân ái, yêu thương, biết chia sẻ hơn. Vì thế, lắng nghe tạo nên giá trị nhân phẩm con người. Người biết lắng nghe là người có tâm hồn nhạy cảm và cách ứng xử tinh tế, vì vậy, sẽ được mọi người yêu thương, mến mộ. Không biết lắng nghe sẽ không có sự thấu hiểu, cảm thông, nên không thể sẻ chia, giúp đỡ, thậm chí còn làm tổn thương người khác. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, nên không chỉ sống cho mình mà còn biết sống cho những người xung quanh, lắng nghe là chìa khóa để mở cửa tâm hồn người khác, để kết nối và nới rộng tình nhân ái giữa người với người.

Đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) – Đề số 3

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong là

Con chia với via hột vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà nên

Thầy chủ bé đi hài bảy dâm

Quả thị thơm, cô Tầm rất hiền.

Nếu nhằm mất nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày.

Tay bằng bể, sớm khuya với với

Mất nhằm rồi, lại mở ra ngay

(Nói với em, Vũ Quần Phương)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Lời giải:

Thể thơ: thất ngôn (7chữ)

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2. Những dấu hiệu nào giúp em xác định văn bản trên là một bài thơ?

Lời giải:

Những dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là:

  • Một câu thường có 5 đến 7 chữ được viết theo thể thơ tự do
  • Được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (cứ 4 câu chia thành một đoạn)

Câu 3. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong văn bản và nều tác dụng.

Lời giải:

Các biện pháp tu từ :

  • Điệp cấu trúc: Nếu nhắm mắt
  • Liệt kê: tiếng chim, con chìa vôi, bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, cha mẹ
  • Đối: sớm – khuya; nhắm – mở

Tác dụng: Làm cho bài thơ có tính vần và nhịp điệu cao hơn. Đồng thời nhấn mạnh cho ta thấy được những điều gần gũi, thân quen, gắn liền với cuộc đời và tuổi thơ của mọi người, góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, có tính nhạc điệu…. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu cuộc sống và lòng biết ơn đấng sinh thành.

Câu 4. Nếu nội dung chính của văn bản.

Lời giải:

Nếu nhắm mắt trong khu vườn lộng gió để cảm, để nghe, em bé trong bài thơ có thể nghe được những tiếng chim ẩn chìm sâu lắng nhất.

Nếu biết lặng im nghe bà kể, em bé sẽ bắt gặp rất nhiều nhân vật huyền thoại đẹp đẽ kì diệu vô cùng, cả về con người và tâm tính.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, em bé sẽ thấy công lao nuôi nấng vất vả của đấng sinh thành.

Câu 5. Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với cha mẹ (viết 3 – 7 dòng)?

Lời giải:

Qua bài thơ, em nhận ra rằng, bổn phận của chúng ta chính là luôn yêu thương, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho ta. Luôn sống tốt, báo đáp công lao nuôi dưỡng, báo hiếu cho những người thân yêu của chính chúng ta.

Hoặc:

Qua bài thơ, em có suy nghĩ rằng: Chúng ta nên yêu thương bà chăm sóc những người đã yêu thương đứt ruột đẻ ra chúng ta. Người xưa đã có câu: “Mẹ cha gánh vác hi sinh, mẹ cha quên cả thân mình vì con”, vậy nên, chúng ta hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể. Nên nhớ, không có cha mẹ, chúng ta chỉ là những người thất bại trên con đường đời đầy gió sương.

Câu 6. Thông điệp, bài học em rút ra từ bài thơ trên?

Lời giải:

Thông điệp: Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.

Đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) – Đề số 4

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong là

Con chia với via hột vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà nên

Thầy chủ bé đi hài bảy dâm

Quả thị thơm, cô Tầm rất hiền.

Nếu nhằm mất nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày.

Tay bằng bể, sớm khuya với với

Mất nhằm rồi, lại mở ra ngay

(Nói với em, Vũ Quần Phương)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên?

Lời giải:

Thể thơ: Thơ thất ngôn (7 chữ)

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (kết hợp tự sự)

Câu 2. Tìm những hình ảnh được gợi ra khi em bé nhắm mắt ở khổ thơ thứ 2?

Lời giải:

Những hình ảnh gợi ra khi em bé nhắm mắt là:

+ Tiếng chim hay

+ Chim sâu trong lá

+ Chim chìa vôi

+ Các bà tiên

+ Chú bé đi hài 7 dặm

+ Quả thị, cô Tấm

+ Những công lao, vất vả, những nhọc nhằn mà cha mẹ đã gánh vác trên vai, để nuôi lớn con nên người.

Câu 3. Điều gì khiến cho em bé trong văn bản phải “nhắm mắt” rồi,lại mở ra ngay”? Qua đó,em hiểu gì về nhân vật này?

Lời giải:

Em bé trong văn bản “nhắm mắt” rồi lại “mở ra ngay” vì

  • Em đã thấy được tình thương bao la mà cha mẹ dành cho con cái
  • Em biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đã nuôi lớn em thành người
  • Em nhận thấy trách nhiệm lớn lao của con cái đối với cha mẹ của mình

=> Nhân vật em bé trong văn bản là một người con hiếu thảo, luôn yêu thương cha mẹ và ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Là một đứa trẻ trong sáng, thuần khiết, dễ thương dễ mến.

Câu 4. Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về bổn phận của con cái với cha mẹ.

Lời giải:

Mỗi con người khi sinh ra trên cõi đời này đều là một sự may mắn mà cha mẹ mang lại, chính vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm với cha mẹ của mình. Mẹ là người sinh ra ta, chăm sóc ta từng li từng tí, lo cho ta miếng ăn giấc ngủ. Cha là người vất vả bon chen ngoài cuộc sống để lấy tiền lo cho tương lai của ta và dạy ta những bài học làm người quý giá. Từ những công lao to lớn này, mỗi người con chúng ta cần sống với sự biết ơn, tình yêu thương cha mẹ và có trách nhiệm với cha mẹ lúc họ về già. Họ dành cho chúng ta nửa cuộc đời để nuôi ta lớn, giúp ta tạo dựng tương lai, sau này giúp chúng ta chăm sóc con cái của mình. Chính vì vậy, phần đời còn lại của họ khi họ già yếu, không còn khả năng lao động, mỗi người con chúng ta hãy chăm sóc họ với tình yêu thương, sự ân cần quan tâm giống như họ đã làm cho ta. Sự yêu thương, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già không chỉ giúp cho tình cảm gia đình thêm đầm ấm, gắn bó hơn mà nó còn là tấm gương cho con cái chúng ta sau này học tập theo, giúp chúng có tư du và suy nghĩ đúng đắn. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già mang đến cho chính chúng ta những lợi ích quý báu. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo với cha mẹ mình để xứng đáng với công sức của họ đã vun đắp cho mình và trở thành công dân tốt của xã hội.

Câu 5. Thế nào là phương châm về lượng? Những cách nói sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?

a. Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi

b. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Lời giải:

Phương châm về lượng:

=> Số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày.

=> Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác.

=> Nội dung dài, ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.

a. Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi

Phương châm về Chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay khôg có bằng chứng xác thực.

b. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

*******

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Nói với em (Vũ Quần Phương) có đáp án chi tiết do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button