Giáo dục

3 Đề Đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh hay nhất

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu một số đề đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh.

Đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh – Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Chẳng ai vừa sinh ra đã là một viên ngọc trai, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều phải trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt nữa. Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai, thì hãy coi mình như một hạt cát. Đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó hãy nhìn nhận một cách đúng đắn những lời chỉ trích, phê bình của người khác, cố gắng thầm lặng để từng bước, từng bước một làm tốt mọi chuyện. Cứ như vậy, rồi sẽ có một ngày, người khác cũng sẽ nhận ra bạn là viên ngọc trai vô giá.

(Từ hạt cát đến hạt ngọc trai – 85 triết lý sống tích cực của Marcus Aurelius Trầm Linh

Hạ Dịch Ân (biên soạn, Nguyễn Lệ Thu (dịch), NXB Thanh Niên 2016. tr, 23)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 2: Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm).

Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai thì hãy coi mình như một hạt cát (1,0 điểm).

Câu 4: Theo tác giả, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Vậy theo anh/chị để thành công thì chúng ta cần phải làm gì (1,0 điểm).

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2: Biện pháp tu từ:

– Điệp ngữ:”ngọc trai”

→ Nhấn mạnh: vẻ đẹp của sự nỗ lực và phấn đấu trong cuộc sống.

– So sánh :”như một viên ngọc trai” và” như một hạt cát”

→ Nhấn mạnh: làm nổi bật của bản thân phải biết kiên trì và nhẫn nại thì mới đến sự thành công và xúng đáng vô giá.

Câu 3: – Tác giả muốn nói là dù mình làm việc gì cũng chưa đủ để người ta tôn trọng mình thì hãy coi mình một vật nhỏ từ từ rồi sẽ thành công với tất cả những nỗ lực của chính mình.

Câu 4: – Muốn thành công chúng ta cần phải làm là :

+Hãy suy nghĩ và nhìn nhận những cái đúng đắn, phê bình của người khác.

+Không được nản lòng với những chỉ trích của người khác.

+Cố gắng bản lĩnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

…………………………………………….

Đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh – Đề số 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 

     Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi, chẳng khác gì việc chúng ta bàn luận về người khác vậy.[…] Nhiều khi chúng ta cảm thấy phiền muộn, không biết phải làm sao,chính là vì ta đã quá để tâm đến ý kiến của người khác. Có lúc người khác nói ta không làm được, ta liền thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc. Nếu đó là quy luật tự nhiên thì thế giới này sao lại có được những phát minh như của Edison, càng không có tàu hỏa của Stephenson, cũng chẳng thể sản sinh ra những kì tích khiến bao người kinh ngạc được. Có thể thấy rằng những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công. 

(Từ hạt cát đến ngọc trai, NXB Thanh niên, 2016, trang 58-59) 

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống? (0.5 điểm)

Câu 2. Trình bày ngắn gọn các luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm. (1.0điểm)

Câu 3. Anh chị có đồng ý với quan điểm: Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công? Vì sao? (1.0 điểm)

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)

Lời giải

Câu 1. Văn bản trên thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí. 0.5

Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Thành công không phụ thuộc vào ý kiến của người khác mà nhờ chính vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người. 0.5

Câu 3. Luận cứ người viết sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm: 1.0

– Lí lẽ: Bị người khác bàn luận là chuyện khó tránh khỏi; không nên thất vọng, chán nản mà bỏ cuộc; phải giữ vững mục tiêu của mình

– Dẫn chứng: thành công của Edison, Stephenson.

Câu 4. Những gì người khác nói không quan trọng, bất kể người ấy có ý tốt hay xấu, chúng ta cũng đều phải giữ vững mục tiêu của mình, chỉ có vậy mới đạt được thành công.

– Thí sinh có thể đồng ý, hoặc có ý kiến bổ sung: cần giữ vững mục tiêu của mình, nhưng cũng phải biết lắng nghe, tiếp thu những góp ý tích cực, có tính xây dựng từ người khác.0.5

– Thí sinh đưa ra lí giải cho ý kiến lựa chọn, cần ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục, giáo viên linh hoạt trong đánh giá. 0.5

…………………………………..

Đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh – Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào bên trong cơ thể một con trai.
Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp…
(Theo Bùi Xuân Lộc, Lớn lên trong trái tim của mẹ, NXB trẻ, 2005)
Câu hỏi: Anh/chị hiểu như thế nào về câu chuyện trên? Nó cho Anh/chị bài học gì trong cuộc sống?
Hướng dẫn trả lời:
Đây là dạng đề mở, thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu căn bản sau:
1. Về hình thức:
– Thí sinh có thể sử dụng các thao tác tạo lập văn bản khác nhau nhưng cần phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời thí sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau thuộc các lĩnh vực : sách vở, đời sống, hoặc những trải nghiệm của bản thân để làm bài. Tuy nhiên bài làm phải xác định rõ vấn đề thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong tác phẩm văn học.
– Bài viết đúng là bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Về nội dung:
Bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:
a) Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện:
Hạt cát và ngọc trai đã được nhân hóa lên trở thành ý nghĩa biểu tượng
– Hạt cát là biểu tượng cho khó khăn và những điều bất thường…có thể đến với con người bất cứ lúc nào.
– Con trai đã tiết ra chất dẻo…là biểu tượng cho con người phải biết khắc phục ứng phó vượt qua hoàn cảnh
Từ câu chuyện trên đã nêu lên vấn đề về cách sống, ta phải biết vươn lên trong cuộc sống mới tồn tại được. Phải học cách sống như con trai: mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, trải nghiệm những thử thách, học biết cách sống đối đầu và dũng cảm.
b) Bàn bạc, đánh giá:
Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người:
– Hạt cát đã làm cho con trai đau đớn nhưng nó không bất lực, không đầu hàng, không gục ngã, nó đã biết tiết ra chất dẻo để tự khắc phục đau đớn của mình.
– Khó khăn trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.
– Hạt cát tượng trưng cho những khó khăn, gian nan, và vất vả mà con người đã gặp trên đường đời.
– Không quan trọng mức độ khó khăn, mà quan trọng bạn có đủ nghị lực, tự tin, sưc mạnh để vượt qua nó không (Con trai đã cố gắng nỗ lực, không tống được hạt cát thì nó đối phó bằng cách tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát…)
– Quy tắc thành công thực sự rất đơn giản: Nỗ lực và kiên trì.
– Chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó thì cuộc sống con người mới thật có ý nghĩa.
(Học sinh bàn bạc, đánh giá lấy dẫn chứng chứng minh)
– Phê phán: Những người không nỗ lực, kiên trì, không đủ tự tin, sức mạnh để vượt qua chông gai, thử thách của cuộc sống…(Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh).
c) Bài học được rút ra:
– Trong cuộc sống con người khó có thể gặp mọi sự đều thuận buồm xuôi gió, bình yên, tốt lành.
– Nên có ý thức sống và phấn đấu, đừng bao giờ đầu hàng, hãy can đảm đối đầu khắc phục.
– Khẳng định lối sống tích cực: Động viên, cổ vũ con người nỗ lực vươn lên…
(Học sinh có thể lấy những dẫn chứng, cứ liệu khác nhau để minh hoạ, miễn là phải phù hợp và biết cách trình bày cho tự nhiên, chân thực; không rơi vào lan man, công thức, khẩu hiệu, sáo rỗng).

……………………………………

Các câu hỏi đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh trích Lớn lên trong trái tim của mẹ của Bùi Xuân Lộc dành cho các em tham khảo.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: 3 Đề Đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button