Giáo dục

3 Đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc) hay nhất

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu một số đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc) để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về tác phẩm trong các kì thi sắp tới.

Đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc)
Đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc)

Đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi – Đề số 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thương, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi.Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.”

(Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc.)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.(1,0 điểm)

Câu 2. Nội dung của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 3.Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,5 điểm) .Anh/chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên ? (0,5 điểm)

Câu 4.Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)

Lời giải chi tiết:

Câu 1: (1,0 điểm)

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  • Điểm 0,5: Phong cách ngôn ngữ : sinh hoạt. Văn bản thuộc “ Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi” Có tính cụ thể, cảm xúc, cá thể.
  • Điểm 0,25: Trả lời đúng phương thức : biểu cảm
  • Điểm 00: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2: (1,0điểm) Nêu nội dung của văn bản:

-Sự trăn trở để hướng đến cuộc sống .Qua đó ngợi ca lẽ sống cao đẹp của anh Nguyễn Văn Thạc.

– Điểm 1, 0: Trả lời đúng hoặc tương tự nội dung trên.

– Điểm 0,5: Trả lời chung chung, nhưng có ý tình yêu thương tạo nên sức mạnh nâng đỡ con người.

– Điểm 00: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3: (1.0 điểm) Những phẩm chất của anh Nguyễn Văn Thạc:

-Tâm hồn chính trực và cao cả; biết yêu và biết ghét ; biết cống hiến, hy sinh ; biết sống cao thượng ; dũng cảm ( 0.5đ)

Nhan đề của đoạn trích :-Tâm hồn cao đẹp; Lẽ sống cao đẹp; Sự cống hiến và hy sinh…( Học sinh có thể viết nhiều nhan đề, giáo viên chọn nhan đề đúng nhất để cho điểm.)( 0.5đ)

Câu 4:(1.0 điểm) Biện pháp tu từ:

-Điệp ngữ : biết yêu, biết ghét, biết sống cao thượng, phải làm…

Tác dụng : Khẳng định lẽ sống cao đẹp.

………………………………….

Đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi – Đề số 2:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

       2.10.1971

       Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.

…Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)

Bạn đang xem: 3 Đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc) hay nhất

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Câu 3: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”?

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị?

Lời giải chi tiết:

Câu 1:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2:

– Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy:

+ Ánh lửa cầu vồng.

+ Màu đỏ của lửa, của máu.

+ Hồng cầu của trái tim.

– Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân.

Câu 3:

– Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? vì:

+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.

+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.

+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc…

Câu 4:

Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải  biết sống, biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc…

………………………………………

Đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi – Đề số 3

“2/10/1971

Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá… Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ich. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình…

Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khi trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần minh đã nghe, đã củi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực cảm một điều giản dị: Bài quốc ca của ta, của ta…! Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được… Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy”.

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn (0,25 điểm)

Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là gì? ( 0,25 điểm)

Câu 3: Vì sao anh lính trẻ lại khóc trong buổi chia tay? Tim những chi tiết thể hiện điều đó? (0,5 điểm)

Câu 4: Trong một tác phẩm ở chương trình Ngữ văn lớp 9, có nhân vật trong lúc chia tay cũng khóc.Hãy nêu tên tác phẩm, tác giả và cảm xúc của nhân vật ấy? (1,0 điểm).

Lời giải chi tiết

Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là: Tự sự

Câu 2. Nội dung của đoạn trích trên: Cậu sinh viên đã hiểu rõ thật nhiều điều về cuộc sống từ những ngày làm bộ đội.

Câu 3. Anh lính trẻ lại khóc trong buổi chia tay vì nhớ những ngày tháng làm bộ đội có bạn bè, bản thân đã sống thật có ích, có ý nghĩa trong những tháng ngày đó.

– Những chi tiết thể hiện điều đó:

+ “Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá”

+ “Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ich. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa”

Câu 4. Tác phẩm ở chương trình Ngữ văn lớp 9, có nhân vật trong lúc chia tay cũng khóc là: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

– Nhân vật bé Thu đã khóc nức nở trong buổi chia tay với cha của mình. Lần gặp mặt đó cũng là lần cuối cùng hai cha con có thể đoàn tụ. Những cái hôn sâu đâm tình thương mà bé Thu dành cho cha như phần nào xoa dịu những việc mà bé đã làm suốt 3 ngày qua đối với người cha đáng kính.

…………………….

Cùng tham khảo đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button