Giáo dục

4 Đề đọc hiểu Khúc hát đồng quê có đáp án chi tiết

Khúc hát đồng quê đọc hiểu

4 Đề đọc hiểu Khúc hát đồng quê có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 4 đề Khúc hát đồng quê đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

4 Đề đọc hiểu Khúc hát đồng quê có đáp án chi tiết
4 Đề đọc hiểu Khúc hát đồng quê có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Khúc hát đồng quê (Chử Văn Long) – Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Khúc hát đồng quê có đáp án chi tiết

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc…

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Lời giải:

Thể thơ của đoạn trích trên: Thể thơ tự do.

Câu 2: Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người ” như thế nào?

Lời giải:

Theo đoạn trích, anh hát em nghe về những con người: Sống với đất chết lẫn vào đất/ Chỉ để lại nụ cười chân thật/ Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Câu 3: Nêu nội dung của các dòng thơ sau:

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc…

Lời giải:

Nội dung của hai dòng thơ:

“Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc”

– Nhắc đến đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Chúng ta hôm nay được hưởng thành quả luôn phải ghi nhớ cong ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Lời giải:

– Biện pháp tu từ: Điệp: Cho….

– Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nội dung của những câu hát về những buồn vui trong cuộc sống. Qua những câu hát ấy bồi đắp thêm tình cảm gia đình trong mỗi chúng ta.

+ Tạo nhịp điệu cho bài thơ, tăng sức biểu cảm.

Đọc hiểu Khúc hát đồng quê (Chử Văn Long) – Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc…

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Thể thơ tự do

Câu 2. Ghi lại 02 dòng thơ có sử dụng cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ và chỉ rõ cặp từ trái nghĩa đó.

Lời giải:

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở – Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Cặp từ trái nghĩa: vui – buồn; sống – chết

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3.

Lời giải:

Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3: Những câu hát nhắc…

Tác dụng: Nhấn mạnh hơn để người đọc chú ý vào những nội dung tiếp sau đó: Những câu hát kia nhắc chúng ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Không lên ăn mà không nghĩ tới công lao của người thức khuya dậy sớm, vất vả bao ngày để làm ra hạt gạo

Câu 4. Em có đồng tình với quan niệm: Người không thương nhau có rất ít ở trên đời? Vì sao?

Lời giải:

Đồng ý với “Người không thương nhau có rất ít ở trên đời”

+ Trong cuộc sống hiện nay, có rất ít người không thương nhau.

+ Nhân dân ta luôn yêu thương, chia sẻ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau – đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống chân thật

Lời giải:

Lối sống chân thật là phẩm chất và lối sống mỗi người đều cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống. Sống chân thật là sống thành thật với lòng mình, đối xử với tất cả mọi người xung quanh bằng tấm lòng chân thành và hướng tới những giá trị thật và bền vững. Những người sống chân thật với lòng mình sẽ luôn theo đuổi những giá trị cuộc sống bền vững và có ý nghĩa thay vì những hư vinh hão huyền chẳng bền lâu. Những con người này thực sự đáng quý vì họ đối xử với chính bản thân và người xung quanh bằng tấm lòng trắc ẩn và chân thành. Họ luôn lan tỏa yêu thương và lòng tử tế nhằm giúp cho xã hội được tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Hơn nữa, những người có lối sống chân thật thì luôn hiểu bản thân mình khao khát điều gì và sẵn sàng dấn thân đam mê và theo đuổi đam mê ấy. Những người sống chân thật ấy cũng là những người vô cùng dũng cảm vì họ dám thành thật với lòng mình mà đối xử với bản thân và những người xung quanh bằng sự tử tế nhất. Tóm lại, lối sống chân thật là lối sống đẹp mà mỗi người đều cần có trong cuộc sống để hướng tới những giá trị hạnh phúc và bền vững trong đời.

Đọc hiểu Khúc hát đồng quê (Chử Văn Long) – Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc…

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên: Phong cách nghệ thuật.

Câu 2. Theo đoạn trích, những câu hát đồng quê nhắc anh và nhắc em điều gì?

Lời giải:

Theo đoạn trích, những câu hát đồng quê nhắc anh và nhắc em: Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc.

Câu 3. Nêu ý nghĩa nhân văn của khúc hát đồng quê trong những câu thơ sau:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Lời giải:

Thể hiện ý nghĩa nhân văn cao cả của những khúc hát đồng quê: Những khúc hát đồng quê có khả năng khơi gợi những tình cảm, những giá trị đạo lí truyền thống trong đời sống tâm hồn người Việt: Mẹ thương con, chồng thương vợ, người với người thương yêu nhau. Đó chính là sức mạnh của âm nhạc, âm nhạc có thể hướng con người đến cái chân, thiện mĩ.

Câu 4. Nội dung câu thơ sau có ý nghĩa với anh/chị như thế nào: Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc.

Lời giải:

Nội dung câu thơ sau Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc nhắc nhở ta phải biết ơn những người nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo để nuôi sống ta. Sâu xa hơn, câu thơ nhắc nhở ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần để con cháu được tận hưởng, nhắc nhở ta ghi nhớ đạo lí truyền thống của dân tộc: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của lòng biết ơn.

Lời giải:

Marcel Proust từng nói: “Hãy biết ơn những người làm chúng ta hạnh phúc vì họ là những người làm vườn đầy duyên dáng khiến tâm hồn chúng ta nở hoa.” Khi được giúp đỡ, khi được đón nhận thành quả mà người khác tạo ra.. chúng ta phải ghi nhớ và biết ơn. Vì lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của ta đối với những gì ta được nhận từ người khác. Lòng biết ơn giúp con người hoàn thiện nhân cách, biết sống có trước có sau, biết coi trọng tình nghĩa, biết yêu thương, san sẻ.. Lòng biết ơn giúp gắn kết người với người, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Khi ta coi trọng ân nghĩa, ta sẽ được mọi người yêu mến. Có ai lại muốn gần những kẻ vô ơn? Khi ta coi trọng ân nghĩa, tâm hồn ta cũng trở nên thanh thản, an yên. Lòng biết ơn giúp phát huy những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.. và lan tỏa những vẻ đẹp truyền thống ấy bền vững trong văn hóa cộng đồng. Như vậy, lòng biết ơn là một trong những biểu hiện tốt đẹp của lối sống thủy chung và là lẽ sống cao đẹp cần được phát huy, vun đắp hơn nữa trong cuộc sống hiện nay.

Đọc hiểu Khúc hát đồng quê (Chử Văn Long) – Đề số 4

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc…

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ ngữ : Nghệ thuật

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong các dòng thơ:

Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Lời giải:

– Biện pháp tu từ: so sánh

Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

=> Tác dụng: Làm nổi bật cái tình cảm yêu đồng quê, cho người đọc, nghe hiểu được về tình yêu đồng quê.

Câu 3. Anh/Chị hiểu nội dung các dong thơ sau như thế nào?

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc…

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

Lời giải:

Em hiểu: những câu hát kia nhắc chúng ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Không lên ăn mà không nghĩ tới công lao của người thức khuya dậy sớm, vất vả bao ngày để làm ra hạt gạo

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!?

Lời giải:

Em không đồng ý vì trên đời này, có những thứ mà ta chưa biết, những thứ mà ta chưa tìm hiểu hết. Có thể khi ta nhìn qua vẻ ngoài mà đã đánh giá bên trong họ là sai. Nhỡ đâu một ngày họ mới thể hiện ra tình cảm thực sự của họ thì sao ?

Hoặc

Em đồng tình với quan niệm “Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!”

Vì thương yêu là nguồn sống của con người. Một xã hội thiếu thương yêu sẽ trở nên lạnh lẽo, vô cảm. Sự thương yêu mang lại hạnh phúc, niềm vui sống cho con người. Người không biết thương yêu sẽ không biết hưởng hạnh phúc. Mọi thành tựu văn minh, tiến bộ đều nhằm mục đích tăng thêm phúc lợi, hạnh phúc cho con người. Nếu mất đi tình thương thì mọi thành quả ấy sẽ không còn ý nghĩa. Sự sống của con người gắn liền với sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Thiếu tình thương thì cuộc sống sẽ trở nên cô liêu, éo le.

*******

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Khúc hát đồng quê có đáp án chi tiết do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button