Giáo dục

4 Đề đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay có đáp án chi tiết

Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay đọc hiểu

4 Đề đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 4 bộ đề Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

4 Đề đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay có đáp án chi tiết
4 Đề đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì tự mình hành động. Chúng ta để thái độ của người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có thể chọn lựa hành động một cách tỉnh táo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì phụ thuộc vào ý kiến của người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người, có lẽ đây là một bước tiến vĩ đại.

Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động, cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử mới này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.

Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu vô cùng quan trọng.

(Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010, tr. 72)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, tại sao Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn?

Lời giải:

Theo tác giả, nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa.

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên”?

Lời giải:

“Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên” khi ta giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác ta nhận thức được bổn phận, trách nhiệm, biết tự cố gắng, nỗ lực, phấn đấu để đạt được thành công và nhận ra nhiều điều ý nghĩa từ việc làm của bản thân. Người kiểm soát học được cách đối xử chan hòa, bình đẳng và tôn trọng người khác.

Câu 4: Bài học có ý nghĩa nhất mà Anh/Chị rút ra cho bản thân từ việc đọc đoạn trích trên?

Lời giải:

Bài học có ý nghĩa nhất rút ra từ đoạn trích trên:

– Mỗi người cần phải học tập, trau dồi kiến thức, nỗ lực, phấn đấu không ngừng để vươn tới thành công.

– Tự lực cánh sinh sẽ giúp ta lớn khôn và trưởng thành hơn trong nhận thức lẫn hành động.

– Thành quả tốt đẹp, niềm vui, hạnh phúc thực sự đến từ chính nỗ lực, ý chí, nghị lực, quyết tâm của bản thân chứ không phải phụ thuộc vào sự kiểm soát, áp đặt của người khác.

– Mỗi người đều có quyền được tôn trọng, bình đẳng, tự do cống hiến giúp cuộc sống, xã hội ngày càng tốt đẹp và tiến bộ hơn.

– Thái độ lạc quan, suy nghĩ tích cực sẽ giúp ta có thêm động lực, tiếp thêm sức mạnh niềm tin để vượt qua mọi khó khăn, gian nan và thử thách.

Câu 5: Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về Tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống.

Lời giải:

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4.0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng, thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ lnội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành.

Đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì tự mình hành động. Chúng ta để thái độ của người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có thể chọn lựa hành động một cách tỉnh táo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì phụ thuộc vào ý kiến của người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người, có lẽ đây là một bước tiến vĩ đại.

Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động, cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử mới này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.

Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu vô cùng quan trọng.

(Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010, tr. 72)

Câu 1: Văn bản trên đã chỉ ra những tác hại nào của thái độ phán xét?

Lời giải:

Văn bản trên đã chỉ ra những tác hại của thái độ phán xét là: Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác?

Lời giải:

Theo tác giả, ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác vì:

  • Nếu nhìn vào điểm tốt của người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi.
  • Khi lựa chọn nhìn vào điểm tốt của người khác, ta cảm cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Điều đó sẽ tiếp sức cho hy vọng và chúng ta cũng cảm thấy thanh thản.
  • Thái độ nhìn nhận tích cực khiến thế giới của chúng ta được mở rộng.

Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung?

Lời giải:

– Đồng ý với quan điểm của tác giả vì:

  • Khi ta bao dung, dành tình yêu thương cho những người xung quanh, ta sẽ nhìn nhận khuyết điểm của họ một cách nhẹ nhàng hơn, tránh việc làm tổn thương họ.
  • Cùng với đó, lòng bao dung khiến ta tập trung nhiều hơn vào ưu điểm, từ đó đưa ra những lời động viên giúp họ cố gắng, phấn đấu.
  • Với tình yêu thương ta cho đi, nó sẽ lan tỏa, đem tình yêu thương tới mọi người, khiến cộng đồng tin tưởng nhau hơn, yêu thương và gần gũi nhau hơn. Từ đó làm thay đổi tư duy của mọi người.

Câu 4: Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các trang mạng xã hội. Lời khuyên nào anh/chị muốn dành cho những bạn này?

Lời giải:

Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các trang mạng xã hội, tôi có đôi lời muốn khuyên các bạn:

  • Trước khuyết điểm của ai đó, cần có thái độ hoà nhã, bao dung hơn; khi nghe những lời chê bai, chỉ trích, không ai vui vẻ cả, chính bạn cũng thế. Vậy nên hãy nhận xét nhẹ nhàng hơn.
  • Những câu chuyện trên mạng chưa chắc đã hoàn toàn đúng, chúng ta không phải người trong cuộc, vì thế chúng ta không nên vội vàng phán xét họ.
  • Hãy suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, và hãy nhìn nhiều hơn vào mặt tích cực chứ đừng chỉ chăm chăm soi lỗi, điều đó chỉ làm mất đi giá trị bản thân mà thôi.

Câu 5: Nêu một tác hại của việc phán xét người khác mà anh/chị đã gặp trong cuộc sống?

Lời giải:

Đó là việc phán xét về ngoại hình, về cách ăn mặc của người khác. Từ đó, khiến họ trở nên tự ti, mặc cảm với xã hội

Câu 6: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

Lời giải:

Đó là thông điệp về việc nên sống có lòng bao dung. Bởi lẽ lòng bao dung sẽ khiến chúng ta sống vị tha, nhìn nhận người khác một cách công bằng và nhẹ nhàng hơn, thay vì phán xét họ

Đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì tự mình hành động. Chúng ta để thái độ của người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có thể chọn lựa hành động một cách tỉnh táo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì phụ thuộc vào ý kiến của người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người, có lẽ đây là một bước tiến vĩ đại.

Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động, cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử mới này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.

Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu vô cùng quan trọng.

(Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010, tr. 72)

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay có đáp án chi tiết

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Dựa vào ngữ liệu, anh/chị hãy cho biết điều “góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân” là gì?

Lời giải:

Điều “góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân” tức là việc tự chịu trách nhiệm với chính mình, giữ vững lập trường của bản thân đến cùng chính là những yếu tố phản ánh bản chất con người của mỗi cá nhân.

Câu 3: Theo tác giả, tại sao “Nhiều người tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn”?

Lời giải:

– “Nhiều người tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn” vì họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa.

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác có lợi cho cả hai bên”?

Lời giải:

Ý kiến này có nghĩa là việc chúng ta độc lập và tự làm chủ cuộc sống và mọi ý kiến của chính mình sẽ mang đến cho cả chúng ta và người kia những lợi ích. Cả ta và họ sẽ không còn cảm thấy bị gò bó và ràng buộc lẫn nhau nữa mà có thể cùng nhau phát triển và tiến bộ độc lập.

Câu 5: Bài học có ý nghĩa mà anh/chị rút ra cho bản thân từ việc đọc ngữ liệu trên? Trình bày bằng đoạn văn từ 5-7 câu.

Lời giải:

Bài học có ý nghĩa nhất từ văn bản trên đó là con người thực sự cần tự chủ và độc lập trong mọi quyết định của mình. Đồng thời chúng ta cần tự chịu trách nhiệm với mọi thứ mình làm. Có như vậy thì chúng ta mới cảm thấy hạnh phúc, mới có thể thành công bằng chính công sức của mình. Hơn nữa, chúng ta không thể mãi cứ phụ thuộc vào những người xung quanh hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chúng ta sẽ mãi chẳng thể trưởng thành nếu cứ làm như vậy vì cuộc đời của chúng ta phải do chính chúng ta làm chủ chứ chẳng phải là một ai khác

Bài văn mẫu:

Trong cuộc sống, việc tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình chính là yếu tố tiên quyết để thành công và trưởng thành. Thật vậy, việc tự chịu trách nhiệm với chính mình biểu hiện bằng cách con người không đổ lỗi cho hoàn cảnh và những người xung quanh mà luôn tìm những điều chưa tốt ở chính mình để mà khắc phục và cố gắng hơn nữa sao cho đạt được điều tốt nhất. Đầu tiên, việc tự chịu trách nhiệm với chính mình sẽ giúp cho con người có cái nhìn chín chắn, thận trọng và chu toàn trong mọi công việc mình làm. Đây chính là điểm khác biệt giữa người trưởng thành và chưa trưởng thành. Thứ hai, việc tự chịu trách nhiệm với chính mình sẽ giúp cho con người thành công hơn. Ta dám đương đầu với mọi thử thách, kiên định trong mọi việc mình làm, chấp nhận thất bại và dám đứng lên sau vấp ngã đều là những việc dũng cảm hơn bao giờ hết. Sau một quá trình lâu dài và bền bỉ, chắc chắn thành công sẽ đến với những người không bỏ cuộc. Cuối cùng, việc tự chịu trách nhiệm với chính mình sẽ giúp cho chúng ta trở nên hạnh phúc hơn. Ta vui và chấp nhận với mọi quyết định của chính mình. Ta hưởng và chịu những thứ do chính mình làm nên. Đó chính là cuộc sống mà ai cũng mong ước. Tóm lại, việc tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình chính là việc làm cần thiết trong cuộc sống.

Đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Đề số 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì tự mình hành động. Chúng ta để thái độ của người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có thể chọn lựa hành động một cách tỉnh táo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì phụ thuộc vào ý kiến của người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người, có lẽ đây là một bước tiến vĩ đại.

Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động, cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử mới này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.

Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu vô cùng quan trọng.

(Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010, tr. 72)

​Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Nêu tác dụng?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Tác dụng: Tăng sự chặt chẽ, hợp lý và thống nhất giữa các lý lẽ, dẫn chứng trong văn nghị luận. Làm nổi bật và rõ luận điểm giúp người đọc cảm thấy bài văn thêm thuyết phục, đúng đắn.

​Câu 2. Chỉ ra phép liên kết về mặt hình thức trong hai câu văn sau:

​(1) Tôi phải mất rất nhiều thời gian mới hiểu ra rằng, đổ lỗi cho người khác còn tồi tệ hơn là làm điều sai trái. (2) Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.

Lời giải:

Phép liên kết trong hai câu văn là:

Phép thế: Thay bằng từ “đó”.

​Câu 3. Xét về mục đích nói câu sau thuộc kiểu câu gì?

“Tôi phải mất rất nhiều thời gian mới hiểu ra rằng, đổ lỗi cho người khác còn tồi tệ hơn là làm điều sai trái.”

Lời giải:

Xét về mục đích nói câu sau thuộc kiểu câu: trần thuật.

Vì: Kể lại điều mà mất rất nhiều thời gian tác giả mới nhận ra.

​Câu 4. “Vì sao tôi cho rằng đổ lỗi cho người khác là lí do cản trở tôi gặt hái sự tiến bộ.”

Lời giải:

Đổ lỗi cho người khác là lí do cản trở tôi gặt hái sự tiến bộ vì:

  • Việc đổ lỗi cho người khác là hành động sai trái.
  • Đổ lỗi cho người khác là che giấu sự sai trái bản thân, không dám đối mặt với điều đó.
  • Làm xấu đi hình ảnh bản thân trong mắt người khác.
  • Ta sẽ trở thành kẻ hèn nhát, kìm hãm sự tiến bộ, phát triển.

********

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button