Giáo dụcLớp 4

4 Đề đọc hiểu Hoa tóc tiên có đáp án chi tiết

Hoa tóc tiên đọc hiểu

4 Đề đọc hiểu Hoa tóc tiên có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 4 đề Hoa tóc tiên đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

4 Đề đọc hiểu Hoa tóc tiên có đáp án chi tiết
4 Đề đọc hiểu Hoa tóc tiên có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Hoa tóc tiên – Đề số 1

Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình…

Theo Băng Sơn

Câu 1: Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?

A. Do cây xanh tốt quanh năm

B. Do những cô tiên không bao giờ già

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt

Câu 2: Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?

A. Mùi thơm mát của sương đêm

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

C. Mùi thơm của một loại bánh

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

Câu 3: Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên, hoa hồng 

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà, hoa hồng

Câu 4: Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì?

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên

C. Tưởng như nếp sống của thầy

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

Câu 5: Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

Lời giải:

Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan như: thị giác, khứu giác.

Câu 6: Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm?

A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao.

B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn.

C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn

D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.

Câu 7: Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen” là:

A. Trạng ngữ chỉ thời gian 

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 8: Câu: “Cuộc đời tôi rất bình thường.” Là kiểu câu kể:

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào? 

D. Câu cảm.

Câu 9: Theo em, nội dung chính của bài văn là gì?

Lời giải:

Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.

Câu 10: Chuyển câu kể “Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết” thành câu cảm:

Lời giải:

VD 1: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!

VD 2:Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!

Đọc hiểu Hoa tóc tiên – Đề số 2

Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

HOA TÓC TIÊN

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Hoa tóc tiên có đáp án chi tiết

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình…

Theo Băng Sơn

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0,5 điểm)

A. Do cây xanh tốt quanh năm

B. Do những cô tiên không bao giờ già

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt

Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống

Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0,5 điểm)

S Mùi thơm mát của sương đêm

Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

Đ Mùi thơm của một loại bánh

Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

Câu 3: Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0,5 điểm)

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên

B. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

C. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên, hoa hồng

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà

Câu 4: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng

Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0,5 điểm)

Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc

Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên

Tưởng như nếp sống của thầy

X Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống giản dị của thầy giáo

Câu 5: Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1 điểm)

Lời giải:

Quan sát bằng giác quan : thị giác, khứu giác

Câu 6: Theo em, vì sao tác giả lại nhớ cốc hoa tóc tiên? (1 điểm)

Lời giải:

Tác giả nhớ đến vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.

Câu 7: Nối cột A tương ứng với cột B để có những kiểu câu đúng. (0,5 điểm)

A B
Câu kể Xa-da-cô đã gấp được bao nhiêu con sếu?
Câu hỏi Các em làm bài đi!
Câu cầu khiến Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình.
Câu cảm Chà, bảng khẩu hiệu này rất có ý nghĩa!

Câu 8: Câu: “Cuộc đời tôi rất bình thường.” Là kiểu câu: (0,5 điểm)

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

D. Câu cảm.

Câu 9: Thêm trạng ngữ vào chỗ chấm để thành câu hoàn chỉnh (1 điểm)

a) ……………………………………………, em giúp bố mẹ làm công việc gia đình.

b) ………………………………………., Nam đã thành học sinh giỏi.

Lời giải:

a) Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn. Ví dụ: Ở nhà, em giúp bố mẹ làm công việc gia đình.

b) Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Ví dụ: Vì học hành chăm chỉ, Nam đã thành học sinh giỏi.

Câu 10: Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1 điểm)

Lời giải:

VD 1: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!

VD 2:Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!

Đọc hiểu Hoa tóc tiên – Đề số 3

Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình…

Theo Băng Sơn

Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?

A. Do cây xanh tốt quanh năm, có ở nhiều nhà nhiều vườn.

B. Do những cô tiên không bao giờ già,

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt, cây xanh tốt quanh năm

Câu 2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?

A. Mùi thơm mát của những giọt sương đêm

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

C. Mùi thơm ngòn ngọt của một loại bánh

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

Câu 3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, tóc tiên

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên, xương xông

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà, hoa hồng

Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến những điều gì?

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên

C. Tưởng như nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

Câu 5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan nào?

A. Thị giác, khứu giác 

B. Thị giác, vị giác

C. Thính giác, vị giác

D. Vị giác, khứu giác

Câu 6. Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm:

A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao.

B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn, quần áo bơi.

C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn.

D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.

Câu 7. Theo em, bạn nhỏ trong bài văn là người học trò như thế nào?

Lời giải:

Bạn nhỏ là một người học trò luôn yêu quý và kính trọng thầy giáo của mình.

Câu 8. Nội dung chính của bài văn là gì?

Lời giải:

Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.

Câu 9. Đặt một câu có trạng ngữ,( chỉ nơi chốn hoặc thời gian) để nói về cảnh đẹp nơi em ở.

Lời giải:

Một số ví dụ:

  • Trên sườn đồi, rừng thông vi vu trong gió.
  • Ở Buôn Mê Thuột, có công viên nước rất đẹp.
  • Ở cạnh nhà em, có dòng suối uốn quanh chân đồi.

Câu 10. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết.

Lời giải:

  • Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!
  • Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!

Đọc hiểu Hoa tóc tiên – Đề số 4

Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình…

Theo Băng Sơn

Khoanh tròn chữ cái trước cảu trả lời đúng

Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?

a. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

b. Do cây xanh tốt quanh năm.

c. Do tóc những cô tiên không bao giờ bạc.

Câu 2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì?

a. Màu hồng cánh sen.

b. Màu hồng cánh sen nhẹ.

c. Màu trắng tinh khiết.

Câu 3. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?

a. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương.

b. Mùi thơm mát của sương đêm.

c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh.

Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì?

a. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

c. Một loài cỏ thơm.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Chuyển câu kể sau thành câu khiến:

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt.

Lời giải:

Con hãy ra ngắt cho thầy mấy bông hoa rồi cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh này!

Câu 2. Em hãy chỉ ra cấu tạo của các câu khiến sau:

a) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

– Mở cửa ra nào!

b) Thấy thế, tôi suýt khóc:

– Bác đừng về. Xin bác ở lại đây làm đồ chơi cho chúng cháu!

c) Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

Lời giải:

a) Câu khiến có từ nào ở cuối câu.

b) Câu khiến có từ xin ở đầu câu.

c) Câu khiến có từ xin ở đầu câu

Câu 3. Em hãy đặt một câu khiến bằng cách dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Lời giải:

– Chúng ta cùng học nào!

– Xin mẹ cho con đến nhà bạn Hồng Anh!

– Hãy giúp mình giải bài toán này với!

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Trong bài Hoa tóc tiên có nhiều hình ảnh so sánh thú vị. Em thích hình ảnh nào nhất. Vì sao?

Lời giải:

Em thích hình ảnh so sánh của tác giả Băng Sơn: ví hoa tóc tiên như những nàng tiên trẻ mãi, làn tóc đen óng ả. Em thích hình ảnh đó là vì tóc già rất yêu quý và muốn hoa trở thành nàng tiên trẻ đẹp có mái tóc óng ả, mềm mại.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Dựa theo cách viết sau, hãy viết một đoạn văn ngắn về loài hoa mà em yêu thích.

Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Lời giải:

Một mùi hương quyến rũ, nhè nhẹ lôi cuốn tôi vào vườn. Mùi hương đó tỏa ra từ nàng hoa hồng kiều diễm, xinh đẹp. Hoa hồng màu đỏ thẫm, được dát bạc dưới ánh nắng vàng óng của ông mặt trời. Những giọt sương đêm long lanh đẫm nước còn đọng lại trên những cánh hoa hồng nở nụ cười tươi, càng làm tô điểm thêm vẻ tràn đầy sức sống của hoa. Hoa có nhiều cánh xếp lại, mỏng như lụa, khi sờ vào tôi cảm thấy sự mềm mại của cánh hoa.

Đề 2. Dựa theo cách viết sau, hãy viết một đoạn văn ngắn về một loài rau mà em thích nhất.

Ngọn rau má mới ngon làm sao. Nó có những cái mầm trắng nõn, pha màu hồng hồng, sờ vào mà đã muốn nhai sống. Riêng cái cuống lá cũng phải dài gần gang tay.

Mẹ tôi rửa sạch, thái nhỏ, để lên cái đĩa ăn sống. Thế nào mẹ cũng khen:

– Rau má ngon quá, thật mát ruột.

Lời giải:

Nhà bà ngoại tôi có một khu vườn nho nhỏ trồng các loại rau như rau bắp cải, rau cải xanh,… Khu vườn nhỏ nên mỗi loại rau bà chỉ trồng một ít. Mùa nào thức ấy… Tuy mỗi lần hái không được nhiều rau lắm nhưng cây rau nào cũng được bà “chăm sóc chu đáo” nên tươi xanh mơn mởn, không bị héo úa, không bị sâu phá, sâu đục. Về nhà bà, tôi chỉ muốn được ăn rau muống luộc. Món ăn được làm nên từ những thân rau xanh, mềm, mọng nước, dài gần bằng gang tay của tôi. Và quan trọng hơn nữa đó là rau do bà tôi trồng và chăm sóc… Ăn rau muống trong những ngày hè thật mát, bổ; chan canh nước rau luộc đánh sấu thì “trên cả tuyệt vời” các bạn nhỉ?

*******

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Hoa tóc tiên có đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button