Giáo dục

Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Câu chuyện cậu bé và cây si già là một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc. Những gì bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận, phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm. Đây cũng là một trong những đề tài hay mà thầy, cô giáo hay ra đề trong những kì thi, kiểm tra trong chương trình ôn tập kiến thức ngữ văn 12. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản này, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Đề đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bạn đang xem: Đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

 Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm, cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?

Câu 3: Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

Câu 4: Gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên gười cậu? Như thế có phải tiện hơn không – cây hỏi?

Câu 5: Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

Đáp án đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: tự sự

Câu 2: Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”, có thể hiểu:

– Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu (0.25)

– Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.

Câu 3: Học sinh được đưa ra suy nghĩ cá nhân và đưa ra thông điệp bản thân thấy phù hợp

Ví dụ: – Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác.

– Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc.

Câu 4: Thành phần biệt lập có trong hai câu sau: Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không – cây hỏi?

là:

– “Này”: Thành phần gọi đáp.

– “Cây hỏi”: Thành phần phụ chú.

Câu 5: – Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu.

– Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già: – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

Câu 6: Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để viết được một đoạn văn hoàn chỉnh

– Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.

– Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.

– Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…

– Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…

– Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác

– Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.

————-

Trên đây là một số đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên truy cập thường xuyên vào trang để cập nhật các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mới nhất nhé!


Cùng tham khảo đề đọc hiểu Cậu bé và cây si già để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button