Giáo dụcLớp 10

5 Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án chi tiết

Bạch Đằng hải khẩu đọc hiểu

5 Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 5 đề Bạch Đằng hải khẩu đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

5 Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án chi tiết
5 Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu – Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạch Đằng hải khẩu

Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng, Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng. Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng. Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.

Dịch thơ:

Biển rung gió bấc thế bừng bừng, Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc trước quay đầu ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

Bạn đang xem: 5 Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án chi tiết

(Trích Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)

Câu 1: Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Lời giải:

* Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự được thể hiện một cách rõ nét, chân thực trong văn bản:

– Cảm hứng lịch sử:

  • Ngắm nhìn cửa biển Bạch Đằng, thi sĩ nghĩ tới mảnh đất chiến địa, dấu ấn lịch sử – nơi từng diễn ra nhiều cuộc chiến.
  • Tự hào, yêu quý các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu hết mình trên con sông Bạch Đằng kì vĩ, hiểm trở.

– Cảm hứng thế sự: nỗi niềm suy tư, trăn trở của nhà thơ về lịch sử, về quá khứ đã qua.

Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khắc họa sự thất bại của quân giặc trong hai câu thực? Những hình ảnh “ngạc đoạn kình khoa”, “qua trầm kích chiết” có tác dụng biểu cảm ra sao?

Lời giải:

– Để khắc họa sự thất bại của quân giặc trong hai câu thực, tác giả đã sử dụng biện pháp:

  • Ẩn dụ: “ngạc đoạn”, “kình khoa”: chỉ quân xâm lược.
  • So sánh “như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ”, “như cây giáo bị chìm, như chiếc kích bị gãy” (trích từ phần dịch nghĩa của câu thơ 2, 3).

– Những hình ảnh “ngạc đoạn kình khoa”, “qua trầm kích chiết” có tác dụng biểu cảm:

  • Gợi ra cảnh tượng chiến đấu bừng bừng khí thế trên sông Bạch Đằng.
  • Nhấn mạnh vào sự thất bại thảm hại của quân xâm lược.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ “Quan hà bách nhị do thiên thiết” (“Quan hà hiểm yếu trời kia đặt”)?

Lời giải:

– Câu thơ “Quan hà bách nhị do thiên thiết” (“Quan hà hiểm yếu trời kia đặt”) được dẫn từ “Sử kí” của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định địa hình núi non nơi Bạch Đằng rất hiểm trở, nguy hiểm. Nhờ đó, các vị anh hùng dân tộc bằng sự tài ba, dũng trí đã biết tận dụng để lập nên chiến công hiển hách.

Câu 4: Phân tích cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bốn câu thơ cuối.

Lời giải:

* Cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bốn câu thơ cuối:

– Niềm tự hào, kiêu hãnh trước chiến tích lớn lao của các anh hùng dân tộc: “Quan hà bách nhị do thiên thiết,/ Hào kiệt công danh thử địa tằng”.

– Nỗi niềm bâng khuâng, hoài cổ khi nghĩ về những chuyện đã qua, về những kì tích lớn lao trong quá khứ “Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng”.

Câu 5: So sánh hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ “Dục Thúy sơn” và ” Bạch Đằng hải khẩu”.

Lời giải:

– Hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ “Dục Thúy sơn” và ” Bạch Đằng hải khẩu”:

  • “Dục Thúy sơn”: núi Dục Thúy được mệnh danh là “tiên cảnh” -> mang vẻ đẹp của chốn phong cảnh hữu tình, thơ mộng. Khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi đây, Nguyễn Trãi đã có sự liên tưởng, so sánh hết sức thú vị, độc đáo: lấy vẻ đẹp của con người để miêu tả núi non “Bóng tháp hình trâm ngọc;/ Gương sông ánh tóc huyền”.
  • “Bạch Đằng hải khẩu”: cửa biển Bạch Đằng hiện lên với sự hùng vĩ, hoang sơ, hiểm trở. Nhà thơ Nguyễn Trãi sử dụng hàng loạt các từ ngữ gợi hình như “khí lăng lăng”, “núi khúc khúc”, “ngạn tằng tằng” (“thế bừng bừng”, “non mấy khúc”, “bãi bao tầng”) để diễn tả khung cảnh thiên nhiên nơi đây.

Đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu – Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạch Đằng hải khẩu

Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng, Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng. Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng. Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.

Dịch thơ:

Biển rung gió bấc thế bừng bừng, Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc trước quay đầu ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

(Trích Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)

Câu 1: Xác định đề tài, thi liệu của văn bản.

Lời giải:

– Đề tài: lịch sử.

– Thi liệu: khung cảnh con sông Bạch Đằng.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu đề.

Lời giải:

– Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ đề: “Biển rung gió bấc thế bừng bừng” đối với “Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng”.

– Tác dụng:

  • Góp phần gợi tả cảnh biển vừa hùng vĩ, lớn lao song cũng rất thơ mộng, trữ tình nơi Bạch Đằng.
  • Tạo ra sự cân đối, hài hòa cho câu thơ.

Câu 3: Đứng trước trang sử hào hùng của dân tộc, tác giả đã có suy ngẫm gì?

Lời giải:

Đứng trước trang sử hào hùng của dân tộc, tác giả đã có suy ngẫm sâu sắc về lịch sử:

  • Nuối tiếc, hoài niệm khi nhìn lại quá khứ “ôi đã vắng”.
  • Khi chứng kiến khung cảnh thiên nhiên, đất trời ở cửa biển Bạch Đằng, tác giả trầm tư suy nghĩ về việc đã qua, về những chiến công của dân tộc mà trong lòng bồi hồi nỗi niềm bâng khuâng, da diết.

Câu 4: Phân tích một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ.

Lời giải:

Một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

– Phép đối “Biển rung gió bấc thế bừng bừng” đối với “Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng” => gợi tả khung cảnh thiên nhiên vùng kì vĩ, vừa thơ mộng nơi cửa biển Bạch Đằng.

– Sử dụng hình ảnh “ngạc đoạn”, “kình khoa”: ẩn dụ cho quân giặc.

– Sử dụng thành công từ ngữ gợi hình “băm vằm”, “chìm gẫy” => khắc họa sự thất bại thê thảm của quân xâm lược.

Câu 5: Qua bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi?

Lời giải:

– Nguyễn Trãi có tâm hồn cao đẹp, cốt cách cao cả, luôn nghĩ tới dân tới nước. Nhà thơ vô cùng trân trọng, tự hào về những giá trị cốt lõi của lịch sử dân tộc. Đồng thời, ẩn sâu bên trong con người này là tình yêu thiên nhiên tha thiết.

Đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu – Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạch Đằng hải khẩu

Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng, Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng. Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng. Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.

Dịch thơ:

Biển rung gió bấc thế bừng bừng, Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc trước quay đầu ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

(Trích Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)

Câu 1: Xác định đề tài, thi liệu và thể loại của tác phẩm.

Lời giải:

– Đề tài: Lịch sử, viết về cửa biển Bạch Đằng

– Thi liệu: Cửa biển Bạch Đằng – Địa danh lịch sử và niềm tự hào dân tộc.

– Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với những đặc điểm gì?

Lời giải:

Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của dòng sông nhiều lần nhấn chìm quân xâm lược. Dấu tích của những chiến công oanh liệt, hào hùng cũng mang lại cho cảnh sắc thiên nhiên nét đẹp riêng: “Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng”…

Câu 3: Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn dòng thơ cuối.

Lời giải:

Bốn dòng thơ cuối thể hiện cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự của tác giả:

– Tự hào về địa thế hiểm trở của núi sông nước Việt; ngợi ca những anh hùng, hào kiệt đã góp phần làm nên chiến thắng oai hùng.

– Bâng khuâng trước dòng chảy của thời gian, xúc động trong nỗi niềm hoài cổ…

Câu 4: Bài thơ mang đến cho bạn cảm nhận mới như thế nào về tâm hồn tác giả?

Lời giải:

Căn cứ vào cảm xúc, tâm trạng, giọng điệu,… có thể xác định Nguyễn Trãi viết bài thơ trong khoảng thời gian sau cuộc kháng chiến chống quân Minh, khi chưa có những thất vọng về thực trạng xã hội đương thời. Vì vậy, bài thơ phản chiếu vẻ đẹp của một tâm hồn phơi phới, tràn đầy hùng tâm, tráng chí,.. của tác giả.

Câu 5: So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 và Bạch Đằng hải khẩu.

Lời giải:

– Hình tượng thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới gần gũi, bình dị.

– Hình tượng thiên nhiên trong Bạch Đằng hải khẩu hùng vĩ, hiểm trở.

Đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu – Đề số 4

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạch Đằng hải khẩu

Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng, Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng. Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng. Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.

Dịch thơ:

Biển rung gió bấc thế bừng bừng, Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc trước quay đầu ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

(Trích Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.

Lời giải:

Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả không gian hùng vĩ, rộng lớn của con sông Bạch Đằng.

Lời giải:

Tác giả đã sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh để miêu tả không gian hùng vĩ, rộng lớn của con sông Bạch Đằng: “biển rung”, “gió bấc”, “bừng bừng”, “non mấy khúc”, “bãi bao tầng”, “quan hà hiểm yếu”.

Câu 3: Hình ảnh “ngạc đọa”, “kình khoa” biểu tượng cho điều gì? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của Nguyễn Trãi trong câu thơ 2, 3.

Lời giải:

– Hình ảnh “ngạc đọa”, “kình khoa” biểu tượng cho quân xâm lược.

– Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh:

  • Nhà thơ sử dụng hình ảnh “ngạc đọa”, “kình khoa” (cá sấu, cá kình) để ẩn dụ cho quân giặc, kết hợp với các động từ mạnh như “băm vằm”, “chìm gẫy” nhằm nhấn mạnh vào thất bại của quân giặc.
  • Các hình ảnh “non mấy khúc”, “bãi bao tầng” gợi tả không gian núi, sống, bờ bãi rộng lớn, hiểm trở. Nơi đây chính là chiến địa lừng lẫy, ghi dấu nhiều chiến tích oai hùng của nước nhà.

Câu 4: Hai câu luận đã thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của thi nhân?

Lời giải:

– Hai câu luận đã thể hiện niềm ngợi ca về sự mưu trí, tài ba của các vị anh hùng khi biết dựa vào địa hình núi sông hiểm trở để làm nên những chiến thắng lừng lẫy. Đồng thời, bày tỏ tấm lòng tự hào, kính trọng các anh hùng dân tộc đã lập nên chiến công trên con sông Bạch Đằng.

Câu 5: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó, nhận xét về con người Nguyễn Trãi.

Lời giải:

– Mạch cảm xúc của tác giả: đi từ niềm tự hào, trân trọng những chiến tích lịch sử oai hùng đến sự suy ngẫm, trăn trở của bản thân về lịch sử quốc gia, dân tộc.

– Nguyễn Trãi là một con người có tâm hồn cao đẹp. Cả cuộc đời, ông luôn đau đáu nghĩ tới việc dân, việc nước. Tấm lòng yêu nước, thương dân của ông vẫn luôn rực cháy trong mọi hoàn cảnh, tình thế. Đây chính là phẩm chất cao cả của bậc quân trung.

Đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu – Đề số 5

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạch Đằng hải khẩu

Phiên âm:

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng, Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng. Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng. Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng.

Dịch thơ:

Biển rung gió bấc thế bừng bừng, Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc trước quay đầu ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

(Trích Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)

Câu 1: Xác định đề tài và thể thơ của văn bản.

Lời giải:

Đề tài: lịch sử

Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng.

Lời giải:

Những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng:

  • Biển rung gió bấc thế bừng bừng
  • Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
  • Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng.
  • Quan hà hiểm yếu trời kia đặt

Câu 3: Nhận xét về cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả trong 4 câu thơ đầu.

Lời giải:

Qua 4 câu thơ đầu ta cảm nhận được cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng hiện lên một cách hùng vĩ, rộng lớn và cũng rất thơ mộng.

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ luận:

Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng.

Lời giải:

Hai câu thơ thể hiện sự nguy hiểm, hiểm trở của vùng Bạch Đằng. Qua đó, thể hiện sự ca ngợi trí thông minh, tinh thần anh dũng và tài ba của quân dân ta nhờ biết tận dụng địa hình mà đã làm lên những chiến thắng vẻ vang, hiển hách.

Câu 5: Nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tâm trạng trong hai câu thơ cuối?

Lời giải:

Qua hai câu thơ, ta cảm nhận được niềm niềm nhớ nhung, hoài cổ về những dấu ấn lịch sử, những sự kiện trọng đại trong quá khứ của tác giả.

Câu 6: Bài thơ mang đến cho anh/chị cảm nhận mới như thế nào về tâm hồn tác giả?

Lời giải:

Qua bài thơ, ta cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của tác giả Nguyễn Trãi. Ông là một người yêu thiên nhiên, có phong cách ung dung, cảm nhận vẻ đẹp của đất trời. Đồng thời, ông cũng luôn lo nghĩ, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, chăm lo cho lợi ích của nhân dân. Dù ở hoàn cảnh nào, ông cũng một lòng hướng về đất nước.

Bạch Đằng hải khẩu đọc hiểu chi tiết

1. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

3. Tóm tắt văn bản Bạch Đằng hải khẩu

Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.

4. Bố cục văn bản Bạch Đằng hải khẩu

– Phần 1: 2 câu đề: Không gian rộng lớn của sông Bạch Đằng

– Phần 2: 2 câu thực: Dấu ấn lịch sử vẻ vang trên dòng sông này

– Phần 3: 2 câu luận: Những anh hùng hào kiệt trên sông Bạch Đằng.

– Phần 4: 2 câu kết: Hồi tưởng về quá khứ dĩ vãng oanh liệt.

5. Giá trị nội dung văn bản Bạch Đằng hải khẩu

– Văn bản “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược.

– Nhìn dòng sông, Nguyễn Trãi tự hào về cửa ải hiểm trở, tự hào về anh hùng hào kiệt, rồi bộc lộ lòng man mác bâng khuâng.

6. Giá trị nghệ thuật văn bản Bạch Đằng hải khẩu

– Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên.

– Thể thơ thất ngôn linh hoạt sáng tạo.

Tìm hiểu chi tiết văn bản Bạch Đằng hải khẩu

1. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.

– Bao trùm toàn bài thơ là cảm hứng lịch sử, là niềm tự hào dân tộc. Bài thơ “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược.

2. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.

– Nguyễn Trãi khẳng định quan hà hiểm yếu, sông Bạch Đằng hiểm yếu do thiên nhiên sắp đặt ra. Cũng là nơi để những bậc anh hùng dụng binh chống giặc lập nên bao chiến công lừng lẫy: “Tiếng thơm đồn mãi – Bia miệng chẳng mòn” (Trương Hán Siêu). Phép đối tạo nên vần thơ đẹp, ca ngợi núi sông hiểm trở. dân tộc Đại Việt có nhiều anh hùng hào kiệt:

Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,

Hào kiệt công danh đất ấy từng

Tên tuổi những anh hùng như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn bất tử với sông Bạch Đằng lịch sử.

3. Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử

– Thơ trở nên sâu lắng trong suy tưởng, giọng thơ thiết tha, trầm lặng. Đối cảnh mà sinh tình, đến dòng sông nhìn cảnh mà thi nhân nhớ bóng người xưa, lòng dạ cảm hoài bâng khuâng khôn xiết kể.

– Hoài niệm tạo nên chất thơ: tự hào, nhớ thương, nghĩ về cái còn và cái mất, cái hiện tại và cái đã qua:

Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng,

Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng

=> Nói về hồn thiêng sông núi, về đất nước và con người, ca ngợi sức mạnh Việt Nam mà Nguyễn Trãi chỉ thông qua một cửa biển và một dòng sông Bạch Đằng. Mỗi chữ, mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh về cửa biển Bạch Đằng, nhà thơ như nâng cao tầm vóc lớn lao của dân tộc để chúng ta yêu thêm sông núi Tổ quốc, yêu thêm truyền thống anh hùng của dân tộc, và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của đất nước muôn đời. Cửa biển Bạch Đằng là bài thơ kiệt tác tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Trãi “lấp lánh sao Khuê”.

*******

Trên đây là 5 Đề đọc hiểu Bạch Đằng hải khẩu có đáp án chi tiết do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button