Giáo dục

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 2 phần Tiếng việt

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 phần Tiếng việt dưới đây là tài liệu giúp các em ôn tập lại những khái niệm, chức năng cần ghi nhớ của các phép liên kết và các thành phần trong câu.

Đề cương Ngữ văn lớp 9 học kì 2 phần Tiếng việt

Ôn tập phần Tiếng việt

Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ? Cho ví dụ

– Đặc điểm

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 2 phần Tiếng việt

  • Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
  • Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với

– Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu

– Ví dụ:

  • Tôi thi thôi chịu
  • Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh

Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.

– Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.

a. Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

– Ví dụ

  • Mời u xơi khoai đi ạ! ( Ngô Tất Tố)
  • Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi)

b. Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

– Ví dụ:

+/  Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam(Ôi ! là câu đặc biệt)

Bão táp mƣa xa vẫn thẳng hàng  (Viễn Phương)

+/ Trời ơi, sinh giặc làm chi (Trời ơi là thành phần biệt lập cảm thán)

Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)

c. Thành phần gọi -đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.

– Ví dụ:

  • Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long)
  • Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)

d. Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập đƣợc dùng để bổ sung một số chitiết cho nội dung chính của câu;thƣờng được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.

– Ví dụ:

  • Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, vàtôi càng buồn lắm ( Nam Cao)
  • Lác  đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê –con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng)

Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn?

– Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

  • Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải đƣợc xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).
  • Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể đƣợc liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tƣởng, phép thế, phép nối.

Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?

a. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.

+/ Ví dụ: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn)

b. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

– Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.

+/ Ví dụ: …Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)

– Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.

+/ Ví dụ: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng  (Tú Xương)

– Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.

+/ Ví dụ: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)

c. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

Các yếu tố thế:

– Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

– Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước.Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.

+/ Ví dụ: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi)  ( Chỉ từ thay thế cho câu)

d. Phép nối:

Các phương tiện nối:

– Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…

+/ Ví dụ: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mƣợn ở thực tại.Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi)

– Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ nhƣ: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại …

+/ Ví dụ: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao)

– Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ,chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . ..

+/ Ví dụ: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái)

———–

Tham khảo thêm

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2

Văn mẫu lớp 9 tập 2


Tổng hợp kiến thức phần Tiếng việt trong chương trình học kì 2 có trong đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 giúp các em ôn lại những kiến thức cần ghi nhớ

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button