Giáo dụcLớp 8

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020 – 2021 là tài liệu vô cùng hữu ích, tóm tắt toàn bộ kiến thức và các bài toán trọng tâm Toán 8.

Thông qua Đề cương ôn tập Toán 8 học kì 2 giúp các em học sinh lớp 8 củng cố kiến thức thật tốt, để đạt kết quả cao trong bài thi học kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Lý thuyết ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 8

I. ĐẠI SỐ

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020 – 2021

1) Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a 0.

Ví dụ : 2x – 1 = 0 (a = 2; b = – 1)

– Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng ax + b = 0 luôn có 1 nghiệm duy nhất là x =

– Hai quy tắc biến đổi phương trình : SGK trang 8

2) Các bước chủ yếu để giải phương trình đưa về dạng ax + b = 0

  • Bước 1: Quy đồng mẫu rồi khử mẫu hai vế
  • Bước 2: Bỏ ngoặc bằng cách nhân đa thức; hoặc dùng quy tắc dấu ngoặc.
  • Bước 3: Chuyển vế: Chuyển các hạng tử chứa ẩn qua vế trái; các hạng tử tự do qua vế phải. (Chú ý: Khi chuyển vế hạng tử thì phải đổi dấu số hạng đó)
  • Bước 4: Thu gọn bằng cách cộng trừ các hạng tử đồng dạng
  • Bước 5: Chia hai vế cho hệ số của ẩn

3) Phương trình tích và cách giải:

mathrm{A}(mathrm{x}) cdot mathrm{B}(mathrm{x})=0 Leftrightarrowleft[begin{array}{l}A(x)=0 \ B(x)=0end{array}right.

4) Các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.

  • Bước 1: Tìm ĐKXĐ của phương trình
  • Bước 2: Quy đồng mẫu rồi khử mẫu hai vế .
  • Bươc 3: Giải phương trình vừa nhận được
  • Bước 4: Đối chiếu ĐKXĐ để trả lời.

5) Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Cần nhớ: 

Khi a ≥ 0 thì |a| = a

Khi a<0 thì |a| = – a

  • Bước 1: Áp dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối để loại bỏ dấu giá trị tuyệt đối
  • Bước 2: Rút gọn hai vế của phương trình, giải phương trình
  • Bước 3: Chọn nghiệm thích hợp trong từng trường hợp đang xét
  • Bước 4: Kết luận nghiệm

6) Giải bài toán bằng cách lập phương trình:

– Bước 1: Chọn ẩn số:

  • Đọc thật kĩ bài toán để tìm được các đại lượng, các đối tượng tham gia trong bài toán
  • Tìm các giá trị của các đại lượng đã biết và chưa biết
  • Tìm mối quan hệ giữa các giá trị chưa biết của các đại lượng
  • Chọn một giá trị chưa biết làm ẩn (thường là giá trị bài toán yêu cầu tìm) làm ẩn số ; điều kiện cho ẩn

– Bước 2: Lập phương trình

Thông qua các mối quan hệ nêu trên để biểu diễn các đại lượng chưa biết khác qua ẩn

– Bước 3: Giải phương trình

Giải phương trình , chọn nghiệm và kết luận

7) Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và bất phương trình dạng:

ax + b < 0 (hoặc ax + b > 0, ax + b 0, ax + b 0).

Chú ý sử dụng hai quy tắc biến đổi:

  • Khi chuyển vế hạng tử thì phải đổi dấu số hạng đó.
  • Khi chia cả hai về của bất phương trình cho số âm phải đổi chiều bất phương trình.

………….

Bài tập ôn thi kì 2 môn Toán lớp 8

Bài 1: Giải các phương trình

a. 3x-2 = 2x – 3

b. 2x+3 = 5x + 9

c. 5-2x = 7

d. 10x + 3 -5x = 4x +12

e. 11x + 42 -2x = 100 -9x -22

f. 2x –(3 -5x) = 4(x+3)

g. x(x+2) = x(x+3)

h. 2(x-3)+5x(x-1) =5x2

Bài 2: giải các phương trình sau:

a. frac{3 x+2}{2}-frac{3 x+1}{6}=frac{5}{3}+2 x quad

b/ frac{4 x+3}{5}-frac{6 x-2}{7}=frac{5 x+4}{3}+3

c/ quad frac{x+4}{5}-x+4=frac{x}{3}-frac{x-2}{2}

d/ frac{5 x+2}{6}-frac{8 x-1}{3}=frac{4 x+2}{5}-5

Bài 3: Giải các phương trình

a/ (2x+1)(x-1) = 0

b/ (x + 2/3)(x- 1/2) = 0

c/ (3x-1)(2x-3)(x+5) = 0

d/ 3x-15 = 2x(x-5)

e/ x2 – x = 0

f/ x2 – 2x = 0

g/ x2 – 3x = 0

h/ (x+1)(x+2) =(2-x)(x+2)

Bài 4: Giải các phương trình sau:

a) frac{7 x-3}{x-1}=frac{2}{3}

b) frac{2(3-7 x)}{1+x}=frac{1}{2}

c) frac{1}{x-2}+3=frac{3-x}{x-2}

d) frac{8-x}{x-7}-8=frac{1}{x-7}

e) frac{x+5}{x-5}-frac{x-5}{x+5}=frac{20}{x^{2}-25}

f) frac{1}{x-1}+frac{2}{x+1}=frac{x}{x^{2}-1}

g) frac{x}{2(x-3)}+frac{x}{2(x+1)}=frac{2 x}{(x+1)(x-3)}

h) 5+frac{76}{x^{2}-16}=frac{2 x-1}{x+4}-frac{3 x-1}{4-x}

…………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 8

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button