Giáo dục

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021 gồm các dạng bài tập trọng tâm, những đề mẫu giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập thật tốt cho kỳ thi học kì 2 sắp diễn ra.

Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô khi ra đề cho học sinh của mình. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 7. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo bài viết dưới đây.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn

I/ Văn học

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 – 2021

1. Văn học dân gian

– Tục ngữ về con người và xã hội.

* Nêu được định nghĩa về tục ngữ, thuộc lòng và hiểu nội dung nghệ thuật của các câu tục ngữ.

2. Văn học hiện đại

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;

– Đức tính giản dị của Bác Hồ;

– Sống chết mặc bay;

– Ca Huế trên sông Hương.

* Nhận biết tác giả và tác phẩm, thể loại của văn bản.

*Hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.

II/ Tiếng Việt

– Rút gọn câu;

– Thêm trạng ngữ cho câu;

– Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động;

– Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu;

– Liệt kê;

– Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy;

– Dấu gạch ngang.

* Học sinh cần nắm:

– Nắm vững các kiến thức cơ bản về việc thêm bớt thành phần câu, chuyển đổi kiểu câu, phép tu từ cú pháp, các dấu câu.

– Nắm được cách sử dụng câu rút gọn, thêm trạng ngữ cho câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, phép liệt kê, dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.

III/ Tập Làm Văn

Kiểu văn bản nghị luận (nghị luận giải thích).

Học sinh nắm vững các bước làm bài văn nghị luận..

Cụ thể như sau:

BẢNG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC

I. Phần Văn Bản:

1. Các văn bản nghị luận hiện đại:

STT

Tên bài-Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm

Phương pháp lập luận

Nghệ thuật

Nội dung

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.

Chứng minh

Luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, thuyết phục. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận

Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”. Truyền thống này cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

2

Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp.

Chứng minh (kết hợp với giải thích)

Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.

Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, cách nói, viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.

Chứng minh (kết hợp với giải thích và bình luận)

Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc.

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

4

Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.

Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người.

Giải thích (kết hợp với bình luận)

-Luận điểm rõ ràng,luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục

-Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

2. Các truyện hiện đại:

Số TT

Tên bài

Tác giả

Nội dung

Nghệ thuật

1

Sống chết mặc bay

Phạm Duy Tốn

– Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”.

– Giá trị nhân đạo :

+ Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do thiên tai

+ Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh, cuộc sống “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân.

– Kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp.

– Lựa chọn ngôi kể khách quan

– Ngôn ngữ kể, tả ngắn gọn khắc họa chân dung nhân vật sinh động

2

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Nguyễn Ái Quốc

Vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.

-Sử dụng biện pháp tương phản nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập: người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren.

– Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va-ren

– Có giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay.

3. Văn bản nhật dụng:

Tên văn bản

Nội dung

Nghệ thuật

Ca Huế trên Sông Hương

(Hà Ánh Minh)

Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

– Viết theo thể bút kí

– Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.

– Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.

4. Văn học dân gian:

Tục ngữ:

Khái niệm

Chủ đề

Nội dung

Nghệ thuật

Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên, lao động sản suất.

Ngắn gọn, hàm xúc, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

– Thường gieo vần lưng

– Các vế đối xứng nhau

Tục ngữ về con người và xã hội

Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô dúc.

-Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, đối,…

– Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

II. Phần Tiếng Việt:

Rút gọn câu

-Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

– Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau:

+ Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

+ Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN

Cách dùng câu rút gọn. Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Câu đặc biệt

Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN.

Tác dụng:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu;

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

+ Bộc lộ cảm xúc;

+ Gọi đáp.

Câu chủ động

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

Thêm trạng ngữ cho câu

– Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

– Về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

+ Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Công dụng của trạng ngữ:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc.

Tách trạng ngữ thành câu riêng:

Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách TN, đặc biệt là TN đứng ở cuối câu, thành những câu riêng.

Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

– Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

– Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng được dùng để:

– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy được dùng để:

– Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê có cấu tạo phức tạp.

Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang được dùng để:

– Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

– Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

– Nối các từ nằm trong một liên danh.

Phép liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Các kiểu kiệt kê:

+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

III. Phần Tập Làm Văn:

1. Nghị luận cứng minh.

Đề 1. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

a. Mở bài:

– Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là đối tượng rất được quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây.

– Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây.

b. Thân bài:

* Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm…

* Lợi ích của rừng:

– Cân bằng sinh thái:

+ Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí….

+ Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất….

* Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:

– Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống.

– Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai.

– Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng…

* Rút ra bài học về bảo vệ rừng:

– Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.

– Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách.

– Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng…

c. Kết bài:

– Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Đề 2. Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh câu tục ngữ đó .

a. Mở bài:

– Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.

– Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

b. Thân bài:

1/Lập luận giải thích.

Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng

2/ Luận điểm chứng minh.

+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.

+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.

+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”

– Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”

– Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.

– Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.

c. Kết bài:

– Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”

– Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.

……………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button