Giáo dụcLớp 11

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập tự luận kèm theo đề thi minh họa.

Đề cương ôn thi học kì 2 Lịch sử 11 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Lịch sử 11 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Lịch sử 11 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

A. Trắc nghiệm ôn thi học kì 2 Lịch sử 11

Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2021 – 2022

* Nhận biết

– Biết được nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Biết được những sự kiện lớn trong diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận châu Âu và mặt trận châu Á-Thái Bình Dương.

– Biết được kết cục của chiến tranh.

* Thông hiểu

– Hiểu được tác động những chiến thắng lớn của phe Đồng minh chống phát xít có tác động sâu sắc đến cục diện của chiến tranh.

– Hiểu được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).

Bài 19-20: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858-1884)

* Nhận biết

– Biết được các sự kiện chủ yếu về quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1858-1884).

* Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

* Nhận biết

– Biết được những sự kiện tiêu biểu trong diễn biến của những cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, phong trào nông dân Yên Thế.

* Thông hiểu

– Hiểu được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần vương.

– Hiểu được nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế.

Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

* Nhận biết

– Biết được những biểu hiện về chuyển biến kinh tế và xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914).

* Thông hiểu

– Giải thích được nguyên nhân chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX – đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

* Nhận biết

– Biết được những sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).

* Thông hiểu

– Giải thích được sự xuất hiện của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

– Giải thích được tính chất dân chủ tư sản của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và nguyên nhân thất bại.

B. Câu hỏi tự luận ôn thi cuối kì 2 Sử 11

1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc nước ta bị thực dân Pháp xâm lược vào nửa sau thế kỷ XIX?

* Nguyên nhân sâu xa:

Giữa thế kỷ XIX, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu thị trường và thuộc địa trở nên cấp bách. Pháp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên khoảng sản.

Vào giữa thế kỷ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

* Nguyên nhân trực tiếp: Lấy cớ bảo vệ đạo Kitô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn quân trước cửa biển Đà Nẵng.

Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

2. Em hãy phân tích những nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương (1885 – 1896)?

* Nguyên nhân sâu xa: Với các bản hiệp ước Hắcmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.

* Nguyên nhân trực tiếp:

Dưới sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua có tư tưởng thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

Đêm ngày 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút. Rạng sáng 5/7, quân Pháp phản công. Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua cứu nước.

3. Em hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858-1884)?

Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hòa, không đoàn kết với nhân dân.

Nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

4. Em có đánh giá như thế nào về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX?

Triều đình nhà Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu. Giữa thế kỷ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Tiếp tục thực hiện chính sách cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp.

Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống Pháp, đi theo con đường thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn.

5. Em hãy so sánh về điểm tương đồng và khác biệt trong chủ trương và hành động cứu nước Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh?

* Tương đồng:

Đều do những văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ đoạn tuyệt với ý thức hệ phong kiến, tiếp thu các tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Đều dựa vào thế lực bên ngoài để thực hiện mục đích cứu nước (Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Chu Trinh dựa vào Pháp).

Cả hai đều thất bại. Tuy nhiên, đặt nền móng cho những cuộc cách mạng sau này.

* Khác biệt:

Xu hướng cách mạng: Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động. Phan Chu Trinh theo xu hướng cải cách.

Phương thức hoạt động: Phan Bội Châu bí mật, bất hợp phát, lập tổ chức chính trị. Phan Chu Trinh công khai, hợp pháp, không xây dựng các tổ chức chính trị mà chủ yếu kêu gọi, hô hào cải cách.

*Đối với học sinh:

– Hình thức thi: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận.

– Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm với các mức độ nhận biết, thông hiểu; Nội dung tự luận với các mức độ vận dụng và vận dụng cao. (Cụ thể đã chỉ rõ trong đề cương)

– Khi ôn tập cần căn cứ trên đề cương (đặc biệt là phần trắc nghiệm) kết hợp với vở, SGK, sách bài tập và các sách có câu hỏi trắc nghiệm.

– HS cần ghi nhớ thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong lịch sử.

*Đối với giáo viên:

– Chủ động ôn tập ít nhất 1 tiết cho HS.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 11

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button