Lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất

Các em đang muốn tìm đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12 học kì 1, THPT Ngô Thì Nhậm xin giới thiệu đề cương chung cho chương trình Chuẩn và Nâng cao ngay tại đây!

Về nội dung đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 thì THPT Ngô Thì Nhậm xin giới thiệu tới các em đ cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất theo chuẩn cấu trúc đề thi để các em tìm hiểu và đưa ra phương án ôn tập tốt nhất cho mình!

* * * * * * * * * 

I/ PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đối với câu hỏi ở cấp độ nhận biết, học sinh sẽ phải thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra các thao tác lập luận (giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh). 

b. Chỉ ra các phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ). 

c. Xác định và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ

– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh… 

– Tu từ về từ vựng: so sánh; nhân hóa; ẩn dụ; hoán dụ; cường điệu; nói giảm, nói tránh; chơi chữ; điệp từ, điệp ngữ, điệp câu,… 

– Tu từ về cú pháp: liệt kê, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc; chêm xen, im lặng,…

d. Chỉ ra các phép liên kết trong văn bản (phép thế, phép nối, phép lặp, phép liên tưởng) 

e. Tìm và xác định vị trí của câu chủ đề trong văn bản.

f. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

– Phong cách ngôn ngữ nói (khẩu ngữ, sinh hoạt)

– Phong cách ngôn ngữ viết (gọt giũa)

+ Phong cách ngôn ngữ khoa học

+ Phong cách ngôn ngữ hành chính

+ Phong cách ngôn ngữ báo chí

+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (văn chương)

+ Phong cách ngôn ngữ chính luận

g. Xác định các kiểu diễn đạt trong văn bản (diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng–phân–hợp, so sánh, kết cấu đòn bẩy – bắc cầu, …).

h. Xác định thể thơ

– Thơ cũ (thơ truyền thống):

+ Các thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ hát nói.

+ Các thể thơ Đường luật: thơ ngũ ngôn (tứ tuyệt và bát cú), thơ thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú). 

– Thơ mới (thơ hiện đại): thơ năm tiếng, thơ bảy tiếng, thơ tám tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi,… 

* Lưu ý: Nếu câu hỏi yêu cầu xác định thao tác lập luận (phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ) chính hoặc chủ yếu thì chỉ trả lời một thao tác lập luận (phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ) mà thôi.

2. Đối với câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, học sinh sẽ phải thực hiện các yêu cầu sau:

– Xác định nội dung chính của văn bản hoặc tóm tắt nội dung của văn bản. Đối với dạng câu hỏi này, HS cần đọc kỹ văn bản, có thể dựa vào nhan đề, những câu mở đầu và kết thúc của của văn bản để xác định nội dung chính của văn bản.

– Đặt nhan đề văn bản (nếu văn bản chưa có nhan đề).

– Trả lời các câu hỏi vì sao.

3. Đối với câu hỏi ở cấp độ vận dụng, học sinh sẽ phải thực hiện các yêu cầu sau:

– Tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản.

– Ý nghĩa của từ ngữ sử dụng trong văn bản (thường là từ ngữ được sử dụng với nghĩa hàm ẩn, nghĩa chuyển).

– Viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của bản thân liên quan đến nội dung của văn bản.

B. PHẦN II: LÀM VĂN 

I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 

1/ Yêu cầu chung: 

1.1. Học sinh viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

1.2. Dù viết đoạn văn hay bài văn, học sinh cũng cần phải đảm bảo bố cục hoàn chỉnh.

Cụ thể:

a/ Bài văn: 

– Bài văn phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

– Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:

+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.

+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).

+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn.

– Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).

– Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?

– Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.

b/ Đoạn văn: 

b1. Đặc điểm:

* Về nội dung: Diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý.

* Về hình thức:

– Bắt đầu là chữ cái viết hoa và lùi vào đầu dòng, kết thúc là một dấu chấm xuống dòng.

– Do nhiều câu liên kết tạo thành (cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp).

b2. Cấu tạo: gồm 3 phần – Phần mở đoạn: nêu vấn đề.

– Phần thân đoạn (khai triển đoạn): phát triển vấn đề ở phần mở đoạn.

– Phần kết đoạn: khép lại vấn đề.

2. Định hướng nội dung, vấn đề nghị luận:

2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: 

– Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…

– Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…

– Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…

– Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

– Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Xem thêm nội dung lý thuyết tại: Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

2.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: 

– Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt…

– Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên.

Xem thêm nội dung lý thuyết: Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

3. Định hướng dàn bài chung: 

3.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: 

a. Mở bài: 

– Dẫn dắt vào đề (…)

– Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài (…)

– Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) (…)

b. Thân bài: 

* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:

– Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. – Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

– Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?

* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận 

* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…): 

– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

– Đề xuất phương châm đúng đắn…

c. Kết bài: 

– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

3.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: 

a. Mở bài: 

– Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

b. Thân bài: 

* Giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…). 

Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

– Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)

– Tình hình, thực trạng trong nước (…)

– Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

* Phân tích và bình luận những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên: 

– Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó: 

+ Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)

+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

– Nguyên nhân: 

+ Nguyên nhân khách quan (…)

+ Nguyên nhân chủ quan (…)

* Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…). 

* Đề xuất những giải pháp: Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

– Về phía cơ quan chức năng (…)

– Về phía mỗi cá nhân (…)

c. Kết bài: 

– Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

3.3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học:

Lưu ý:

– Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.

– Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí).

DÀN Ý CHUNG:

a. Mở bài: 

– Dẫn dắt vào đề (…)

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…)

– Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…)

b. Thân bài: 

* Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…) 

Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.

* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…) 

Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ.

c. Kết bài: 

– Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…)

– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…).

II/ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.

Xem tiếp tại: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 12 phần Nghị luận văn học.

-/-

Trên đây là tổng hợp chung đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 chi tiết nhất mà các em học sinh cần lưu ý, đừng quên còn rất nhiều tài liệu Văn lớp 12 đang đợi các em tìm hiểu nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button