Giáo dục

Đề 4 trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 4 trang 123 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay (tham khảo đề 2, phần Luyện tập, trong bài Lập dàn ý bài văn tự sự – trang 46)

Bạn đang xem: Đề 4 trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Gợi ý đề 4 trang 123 SGK văn 10 tập 1

Dàn ý:

1. Mở bài:

– Giới thiệu câu chuyện

+ Hoàn cảnh

+ Không gian

+ Thời gian

+ Nhân vật

2. Thân bài:

– Những sự việc, chi tiết chính trong diễn biến câu chuyện

3. Kết bài:

– Kết thúc câu chuyện

– Nêu cảm nghĩ của bản thân, nhân vật

– Nêu ý nghĩa

Tham khảo thêm các dàn bài chi tiết cho đề số 4 trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 1 ở phần hướng dẫn của bài Bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 2 để các em có thể triển khai được nhiều nội dung đa dạng hơn cho đề bài này.

Cách trình bày 1

Một anh thợ học việc trong lò rèn suốt ngày ca thán về những khó khăn anh ta gặp phải trong cuộc sống. Anh ta cho rằng cuộc sống này quá u ám và ngột ngạt đến mức không thể chịu đựng nổi.

Một hôm, ông chủ lò rèn đã lớn tuổi bảo anh ta ra chợ mua về một ít muối. Khi anh thợ học việc đem muối về, ông chủ lấy ra một ly nước và bảo anh hãy bốc một nắm muối cho vào ly rồi uống.

– Anh thấy thế nào? – Ông chủ hỏi.

– Vị mặn chát! – Anh thợ thốt lên.

Ông chủ gật đầu đồng tình rồi bảo anh ta mang một nắm muối tương tự đi theo ông. Hai người lặng lẽ đến bên một bờ hồ gần đó. Ông chủ bảo anh thợ lấy nắm muối thả xuống hồ nước. Khi người thợ khuấy nắm muối vào nước hồ, ông chủ bảo anh ta:

– Giờ anh uống thử nước trong hồ xem sao.
Anh thợ làm theo lời ông chủ.

– Vị thế nào? – Ông hỏi sau khi chàng trai đã uống xong một ngụm nước hồ.

– Mát lắm ạ! – Chàng thợ học việc nhận xét.

– Thế anh có nếm thấy vị mặn chát của nắm muối không?

– Không ạ!

Ông chủ nhẹ vỗ vai chàng trai, hiền từ nhìn vào mắt anh và nói:

– Những phiền muộn cũng giống như những hạt muối mặn chát vậy. Ai trong chúng ta cũng đều gặp những điều không vừa lòng trong cuộc sống. Tuy nhiên, số lượng những đắng cay mỗi người cảm nhận được tùy thuộc vào nơi mà họ đặt nỗi phiền muộn ấy vào. Thế nên khi nào anh đau khổ, điều duy nhất anh nên làm là mở rộng nhận thức của anh về sự việc. Đừng tự biến mình thành cái cốc nước bé nhỏ để nỗi đau khổ ấy tạo thành vị mặn chát mà hãy trở thành hồ nước để hòa tan nỗi phiền muộn, sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Cách trình bày 2

Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói.

Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đông nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kỳ thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tối trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tội vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng.

– “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy! Cha tôi ngồi bên vỗ về tội và khuyên rằng:

– Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con!

Mẹ tôi động viên thêm:

– Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà!

Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẫn vợ với nơi này.

Đã đến ngày tội nhập trường, tâm trạng thật khó diễn tả, tôi không biết phải làm cách nào để tự tin hơn, để bắt đầu các mối quan hệ mới mẻ ở phía trước.
“Tùy cơ ứng biến vậy, mong là mọi việc sẽ suôn sẻ”- tội suy nghĩ mông lung khi bước tới bảng tin xếp lớp.

– Ồ! 10D2, Số 2 là số may mắn! Mong trời phù hộ cho, đây sẽ là một lớp học thú vị?!

Sáng ngày hôm sau, tôi đến nhận lớp, trong lòng có chút thư thái hơn những ngày trước, linh tính bảo hiệu rằng điều tốt lành đến với tôi như chính thời tiết đẹp tuyệt của ngày cuối hè này.

“Tùng… tùng…….. tùng..” – tiếng trống trường vang lên giống giả.

Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

– Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến.

– Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả – tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.

– Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã – cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình.

Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi.

– Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này – tôi gọi bạn ấy.

Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hắn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ.

Qua một vài buổi học, tôi với bạn nữ ấy dần trở nên thân thiết. Bạn ấy tên là Diệu Trinh, cũng đến từ một nơi rất xa, xa hơn tội – là vùng biển Vũng Tàu xinh đẹp. Có một sự việc trùng hợp đã khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó là ngay buổi học thứ hai, cả hai đứa đều đi học muộn và bị phạt ở lại đóng cửa lớp – một hình phạt rất nhẹ nhàng, để nhắc nhở là chính. Khi ra về, không ngờ rằng hai đứa lại chung đường vì chỗ ở khá gần nhau. Tôi và Trinh nói chuyện khá hợp “cạ”, từ mấy vấn đề âm nhạc đến truyện tranh rồi kể về kỉ niệm quê nhà nữa…

Những ngày sau, lớp học cũng trở nên vui vẻ hơn, vì các bạn đã dần hòa nhập và quen nhau dần. Theo truyền thống của trường, học sinh khối 10 sẽ tham gia một khóa học quân sự trong một tuần để rèn luyện và để có cơ hội hòa đồng, gần gũi nhau hơn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với chúng tôi.

– Để xem nào, mình sẽ mang cái này…… này ……. này……

Trước ngày khởi hành, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Giờ tôi chỉ mong học kì quân sự sẽ giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn.

Hôm ấy trời mưa rất to, thời tiết có vẻ chưa ủng hộ chúng tôi cho lắm. Chờ đợi một | lúc lâu, cuối cùng chiếc xe dán sổ của lớp D2 đã đến. Chúng tôi nhanh chóng mang đồ đạc ra sau xe rồi từng người tìm chỗ yên vị cho mình. Sau khoảng hơn một tiếng | đồng hồ, chúng tôi đã đến nơi. Điều khiến tôi thích thú đó là những bộ quân phục và giường ngủ hai tầng, chúng thật sự rất ấn tượng. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với tôi đó là việc mỗi buổi chiều đi tập về lại hối hả đi đến “phòng tắm dịch vụ”. Ở mỗi phòng tắm này chúng tôi có thể có đến 4 hay 5 người cùng ngồi đợi chờ xếp hàng. Chúng tôi có rất nhiều thời gian để chuyện trò, nên tôi nhanh chóng quen rồi thân với một cô bạn mới, có cái tên rất hay và lạ – Lan Nhi. Tôi, Nhi và Trinh trở thành bộ ba thân thiết. Vào những buổi tối nóng nực, ba đứa tội trải chiếu nằm trên sàn cùng nhau, đi đâu cũng rủ nhau cùng đi. Cuộc sống sinh hoạt tập thể quả thực đã giúp chúng tôi gắn kết với nhau thật dễ dàng.

Thời gian trôi qua khá nhanh, mới ngày thứ 2 hôm nào chúng tôi xuất phát lên đường, mà hôm nay đã đến ngày thứ 7 chúng tôi phải nói lời tạm biệt với nơi này. Trên chuyến xe trở về, tôi vừa lưu luyến, bâng khuâng với mảnh đất đã níu giữ một phần tâm hồn mình, lại cũng vừa vui mừng vì mình đã tìm được những người bạn thân đồng hành trong chặng đường THPT sắp tới.

Bắt đầu từ đây, tình bạn giữa chúng tôi đơm hoa kết trái. Trở nên gần gũi lạ lùng bởi dường như duyên phận đã kết nối chúng tôi lại với nhau. Tôi đã từng đọc một câu như thế này: “ Tình bạn là tình yêu không có cánh”. Tôi rất thích sự so sánh này vì chúng tôi chẳng đứa nào có cánh cả nên nhất định chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau. Tôi có cảm giác chúng tôi giống như con diều và cơn gió. Luôn nhẹ nhàng quấn quýt lấy nhau và tôn cao nhau lên. Một tình bạn mộc mạc giản dị nhưng bền vững và rất thấu hiểu nhau. Nhờ thế mà việc học tập của tôi ở môi trường mới mẻ này thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi được chia sẻ, động viên, giúp đỡ, và mỗi ngày lại thêm cứng cáp, trưởng thành…

Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau- một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”.

Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới – thật tuyệt vời phải không các bạn?

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi đề 4 trang 123  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi đề 4 trang 123 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button