Giáo dụcLớp 4

Đặt câu Ai thế nào? Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? – Tiếng Việt Lớp 4

Đặt câu Ai thế nào? Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? là phần bài tập trong nội dung môn học Luyện từ và câu Tiếng Việt Lớp 4. Nếu các em chưa nắm vững về câu kể Ai thế nào và cách đặt câu kể Ai thế nào? thì mời các em cùng phụ huynh theo dõi bài học dưới đây nhé.

Đặt câu Ai thế nào? Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Đặt câu Ai thế nào? Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào dùng để miêu tả các đặc điểm, tính chất, trạng thái của con người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ.

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

– Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

– Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Ví dụ:

+ Lan // thẳng thắn và trung thực.

CN                     VN

+ Cây cối // héo rũ rượi.

CN                     VN

+ Căn phòng // trống trơn.

CN                     VN

Ví dụ:

  • Hoa hồng | có mùi hương rất thơm. => thơm là tính từ chỉ mùi hương
  • Bé Lan | cảm thấy rất mệt mỏi . => mệt mỏi là tính từ chỉ trạng thái cơ thể con người

→ Câu (1) miêu tả đặc điểm mùi hương của hoa hồng, câu (2) miêu tả trạng thái của cơ thể con người.

Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

– Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.

Ví dụ: Cánh đại bàng rất khỏe.

– Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành

Ví dụ:

+ Bộ quần áo // dài và rất xấu.

CN                   VN

+ Chiếc bàn // mục nát.

CN             VN

Một số căn cứ phân biệt câu Ai thế nào?

+ Căn cứ thứ nhất:

Câu kiểu Ai thế nào? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?

+ Căn cứ thứ 2:

– Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối… và thường đứng ở đầu câu (đối với những câu không có phần phụ)

– Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất (vì các em chưa biết khái niệm tính từ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

+ Căn cứ thứ 3:

Câu kiểu Ai thế nào? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

* Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

* Một số lưu ý:

– Có những câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?

VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.

– Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?

VD: Quả khế này ăn rất chua.

– Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?, thế nào?

VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh. Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.

– Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật (định ngữ ) làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.

– Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?

VD: Những cánh hoa rơi lả tả.

– Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì? và xác định nhầm các bộ phận câu.

VD: Tiếng suối chảy rì rào.

– Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?

Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì?

VD: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.

– Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?

VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.

Phần bài tập minh họa giúp các em biết cách đặt câu kể Ai thế nào?

Đặt câu theo mẫu ai thế nào?

Trả lời:

– Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.

– Một bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

– Một buổi sớm mùa đông trở nên ấm áp vì có nắng vừa hửng lên.

Đặt câu kể Ai thế nào tả cây hoa mà em yêu thích?

Trả lời:

– Hoa hồng luôn rực rỡ.

– Hoa ly nở rộ thơm ngát khắp căn phòng.

– Hoa giấy rất giản dị, hồn nhiên.

– Hoa sen thì tinh khiết và thơm ngát.

– Chậu hồng nhung trước sân nhà thật là đẹp.

– Cây mai nhà em mới đẹp làm sao!

– Hè đến, phượng đỏ rực hai bên đường.

– Hoa hồng tỏa hương thơm ngát.

– Hoa hướng dương rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.

– Những bông hoa mười giờ hiền hòa rung rinh theo gió.

– Nụ đào nhỏ xíu như nụ hồng, e thẹn phơn phớt ở đầu chóp.

– Hoa cúc nở tròn xoe, rạng rỡ trên cành lá xanh thẫm.

Tìm và ghi lại một câu theo mẫu Ai thế nào? trong văn bản dưới

BA ĐIỀU ƯỚC

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.

(TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA)

Tìm và ghi lại một câu theo mẫu Ai thế nào? trong văn bản dưới?

Trả lời:

Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước.

Câu 1 (trang 24 sgk Tiếng Việt 4)

Đọc đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 24) và trả lời câu hỏi:

Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Theo Duy Thắng

Bạn đang xem: Đặt câu Ai thế nào? Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? – Tiếng Việt Lớp 4

a) Tìm các câu kể “ai thế nào?” trong đoạn văn.

b) Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được.

b) Xác định vị ngữ của các câu vừa tìm được.

Trả lời:

a) Dựa vào phần ghi nhớ đã học, em tìm các câu đã cho, như sau:

– Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

– Căn nhà trống vắng.

– Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.

– Anh Đức, lầm lì, ít nói.

– Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

b) Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được

Các câu trên có chủ ngữ là: Rồi những người con; Căn nhà; Anh Khoa, Anh Đức; Anh Tịnh

c) Xác định vị ngữ của các câu trên.

Các câu trên có vị ngữ là: lần lượt lên đường, trống vắng, hồn nhiên, xởi lởi, lầm lì, ít nói, thì đĩnh đạc, chu đáo.

Chi tiết như sau:

– Rồi những người con // cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

CN                                   VN

– Căn nhà // trống vắng.

CN              VN

– Anh Khoa // hồn nhiên, xởi lởi.

CN                   VN

– Anh Đức // lầm lì, ít nói.

CN               VN

– Còn anh Tịnh // thì đĩnh đạc, chu đáo.

CN                           VN

******************

Trên đây là bài học về câu kể ai thế nào? và Bài tập hướng dẫn các em cách đặt câu ai thế nào? Hy vọng cha mẹ sẽ giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 4 nhé.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button