Tổng hợp

Đào ngũ là gì? Tội đào ngũ theo quy định của Bộ luật hình sự?

 

Đào ngũ (Defection) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Tội đào ngũ theo quy định của Bộ luật hình sự? Các yếu tố cấu thành tội đào ngũ? Mức xử phạt hành chính đối với tội danh đào ngũ?

Hiện nay, không ít sự việc nhiều quân nhân có hành vi đào ngũ vì mục đích trốn tránh nhiệm vụ của bản thân đối với đơn vị mà gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, pháp luật nước ta có quy định rõ ràng nhưng nhiều quân nhân vẫn tự ý rời bỏ quân ngũ, rời bỏ đơn vị của mình. Vậy, đào ngũ là gì? Tội đào ngũ theo quy định của Bộ luật hình sự? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
  • Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
  • Thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.

1. Đào ngũ là gì?

Từ lâu, để củng cố cho lực lượng quân đội nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chính sách đào tạo quân ngũ bằng cách quy định công dân Việt Nam khi từ 18 tuổi trở lên sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự, đây là nghĩa vụ bắt buộc. Chính vì vậy, cũng đã kéo theo những vấn đề phát sinh liên quan đến ý thức của một số bộ phận quân nhân đang thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là vấn đề trốn khỏi đơn vị đang thực hiện công tác, từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, đào ngũ là cụm từ được sử dụng để chỉ cho hành vi trốn khỏi đơn vị đang công tác, bỏ nhiệm vụ và trách nhiệm của người quân nhân trong khi có chiến trận hoặc đang chấp hành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị quân đội. Đây là một hành vi nguy hiểm trong xã hội, xâm phạm đến nhận thức trách nhiệm của một người quân nhân trong quân đội. Nếu trong thời chiến, thì đây là hành vi thiếu ý thức, vì lợi ích của bản thân mà bỏ bê nhiệm vụ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đơn vị đang công tác, thực hiện nhiệm vụ và đặc biệt là cho đất nước. Tuy nhiên, trong thời bình thì cụm từ này dùng để cho những đối tượng rời bỏ đơn vị đang được phân công đào tạo, rèn luyện, một hành vi rời khỏi đơn vị hoặc không trở lại đơn vị với mục đích trốn tránh nghĩa vụ của mình.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Đào ngũ được dịch sang tiếng anh như sau: Defection

Khái niệm về đào ngũ được dịch sang tiếng anh như sau:

Defection is a term used in the military environment, this is a phrase indicating that a soldier leaves office and takes responsibility during a battle despite an order to keep his position or to engage in battle. Desertion is a dangerous act to the society, violating the military service responsibility regime of the military. Currently, this phrase is indicated for the person who leaves the army, ie the act of leaving the unit or not returning to the unit with the purpose of evading his obligations.

3. Tội đào ngũ theo quy định của Bộ luật hình sự

Theo quy định của Bộ luật hình sự thì tội đào ngũ được quy định cụ thể tại điều 402 về tội đào ngũ, chi tiết như sau:

Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Như vậy, tội đào ngũ chính là một tội danh quy định trong bộ luật hình sự thuộc danh mục các tội xâm phạm đến nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Các yếu tố cấu thành tội đào ngũ

Một, khách thể

Mặt khách thể của hành vi này chính là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ. Những mối quan hệ có vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia và tội đào ngũ chính là hành vi xâm phạm đến nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của đất nước, của nhân dân đối với quân nhân đang thực hiện nhiệm vụ tại quân đội nhân dân Việt Nam.

Hai, mặt khách quan

Đào ngũ là hành vi rời khỏi quân ngũ, nếu trong thời chiến tranh thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trong hơn so với thời bình như hiện nay. Tuy nhiên, dưới hoàn cảnh nào thì đều sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi rời bỏ quân đội được hiểu là hành vi tự ý bỏ đi, có thể ở dạng không hành động trong trường hợp không xác định được nhiệm vụ hoặc vị trí phải đến thực hiện nhiệm vụ.

  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với tội đào ngũ, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi rời bỏ quân đội, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng ngũ, đến nhiệm vụ được giao. Hậu quả của hành vi này có thể gây tổn thất đến sức khỏe, tính mạng, tài sản, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật của chính bản thân người đào ngũ và của đồng đội trong quân đội nếu đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong thời chiến. Ngoài ra, đối với Đảng và Nhà nước còn ảnh hưởng đến những chính sách về an ninh quốc phòng, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của toàn đơn vị và những chính sách, chương trình đã được xây dựng sẵn, cũng như thời gian công tác. Giảm khả năng chiến đấu của lực lượng quân đội, tạo cơ hội cho kẻ thù lợi dụng sơ hở để thực hiện những hành vi vi phạm khác, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, lợi ích của quốc gia…Tuy nhiên, việc thực hiện hành vi phạm tội chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, để xác định được mức độ nghiêm trọng cần phải xem xét toàn bộ các hậu quả đã xảy ra. Hậu quả của hành vi rời bỏ khỏi đơn vị không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội đào ngũ, nó chỉ là cơ sở để áp dụng khung hình phạt phù hợp với mức độ hậu quả gây ra cho xã hội.
  • Hậu quả của hành vi đào ngũ có thể xảy ra nhiều hậu quả, tuy nhiên hậu quả gây ra lớn nhất chính là ảnh hưởng đến những kế hoạch, chiến lược..đã được xây dựng sẵn nếu trong thời chiến. Việc bỏ nhiệm vụ để chạy trốn khỏi đơn vị được quản lý, nhiệm vụ được giao sẽ tạo điều kiện cho quân địch lợi dụng mà trà trộm vào và lập đỗ tình thế. Còn trong thời bình mặc dù hậu quả xảy ra không quá nghiêm trọng nhưng đây chính là tấm gương xấu cho những cá nhân khác có ý định thực hiện hành vi tương tự, làm mất đi kỷ cương quân ngũ. Một số trường hợp khác hậu quả xảy ra có thể nghiêm trọng hơn hậu quả mà đối tượng thực hiện hành vi mong muốn.
  • Mối quan hệ nhân quả, đây được xem là yếu tố không thể không xảy ra. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào đều sẽ mang lại hậu quả, hậu quả này có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng nhưng đây là yếu tố bắt buộc sẽ xảy ra. Hậu quả của hành vi đào ngũ, bỏ nhiệm vụ chính là vi phạm kỹ cương, nề nếp trong quân ngũ, gây ảnh hướng đến những nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho những đối tượng có ý đồ xâm phạm, làm tiết lộ thông tin bí mật quốc gia, đe dọa đến tính mạng cũng như sức khỏe của đồng đội.

Ba, mặt chủ thể

Khác với những chủ thể thông thường khác, thì chủ thể của hành vi chính là những sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và binh sỹ phục vụ tại ngũ. Đây là những đối tượng được tuyển chọn nghiêm ngặt và đã được đào tạo. Vì vậy tất cả đều có thể nhận thức được hành vi của mình, có năng lực trách nhiệm hình sự và làm chủ được hành vi của mình.

Tư, mặt chủ quan

Theo quy định, yếu tố cấu thành tội danh không thể bỏ qua đó chính là mặt chủ quan.  Mặt chủ quan của tội phạm cũng sẽ có hai yếu tố là lỗi cố ý và vô ý. Tuy nhiên, nếu dựa theo những yếu tố trên chúng ta có thể nhận thấy đây là hành vi cố ý trực tiếp phạm tội để thực hiện được những mong muốn, nguyện vọng của bản thân. Mong muốn hậu quả được xảy ra theo đúng với ý muốn ban đầu.

4. Mức xử phạt hành chính đối với tội danh đào ngũ

Bên cạnh tội đào ngũ ngoài việc bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự thì còn bị xử phạt hành chính theo quy định. Cụ thể tại Điều 8 của Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
  2. a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;”

Điều 7 của Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định như sau:

“Điều 7. Hành vi “chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP

Hành vi “chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các hành vi sau:

  1. Để quân nhân đào ngũ ở nhà mình hoặc ở cơ quan, tổ chức mà không khai báo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  2. Đưa quân nhân đào ngũ đi trốn hoặc cung cấp phương tiện, vật chất để quân nhân đào ngũ lẩn trốn.
  3. Làm các giấy tờ để hợp thức cho hành vi đào ngũ.”

Như vậy, đối với hành vi đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra đối với người chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ tại nhà của mình, công ty, văn phòng hay láng trại thuộc quyền sở hữu của mình cũng bị xử phạt theo quy định trên. Hành vi chứa chấp bao gồm các hành vi như để quân nhân đào ngũ ở nhà mình hoặc ở cơ quan, tổ chức mà không khai báo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, đưa quân nhân đào ngũ đi trốn hoặc cung cấp phương tiện, vật chất để tạo điều kiện cho quân nhân có cơ hội chạy thoát, trốn được sự tìm kiếm của cơ quan có chức năng và hỗ trợ làm các giấy tờ giả như giấy thông hành, hộ chiếu, visa hoặc làm các giấy tờ để hợp thức cho hành vi đào ngũ.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button