Giáo dục

Tuyển tập đề đọc hiểu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu một số đề đọc hiểu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Các dạng đề đọc hiểu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Dạng bài đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hí. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

a. Giải thích từ hiền tài, nguyên khí trong văn bản.

* Gợi ý trả lời

Giải thích từ hiền tài, nguyên khí:

-Hiền tài: người có tài, có đức, tài cao, đức lớn.

-Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

b. Xác định biện pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?

* Gợi ý trả lời

Biện pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản: phép liệt kê

-bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí

-Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hí.

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ: Thông qua phép liệt kê, tác giả cho thấy các thánh đế minh vương đã làm nhiều việc để khuyến khích hiền tài. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu dài.Bởi vậy mới có bia đá đề danh.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ đánh giá ý nghĩa bài văn bia của nhà phê bình Lê Bảo thể hiện trong văn bản : “Về tinh thần của văn bia, ta nhận ra niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc”, học sinh trình bày hiểu biết của mình về niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai của dân tộc. Cụ thể:

Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. Tự hào dân tộc là tự hào về truyền thống tốt đẹp, quá khứ hào hùng của dân tộc.

+ Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân. Tự tin dân tộc là tin tưởng vào khả năng của dân tộc.

+Ý nghĩa: Tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc thể hiện tinh thần yêu nước của tuổi trẻ, tạo động lực để thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống, đem sức mình cống hiến cho đất nước.

+ Phê phán một bộ phận giới trẻ thờ ơ, quay lưng với quá khứ.

+ Bài học nhận thức và hành động: nhớ ơn quá khứ, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức.

2. Dạng viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1:Phân tích bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung.

* Gợi ý trả lời.

1. Giới thiệu vấn đề “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Sự phát triển, thịnh vượng của dân tộc đều phụ thuộc vào những người tài giỏi của quốc gia đó. Những người tài giỏi khó kiến thức cao, học rộng, thông minh,… có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Những điều này hoàn toàn đúng và đã được khẳng định từ thời xa xưa. Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã khẳng định điều này qua bài viết của chính mình “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Chắc hẳn có nhiều người chưa hiểu rõ về câu nói này, sau đi chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa của nó.

2. Thân bài

2.1. Giải thích câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

– Hiền tài: là người có tài và người đó phải có đức. Hiền tài là người tài giỏi, là người có tài cao, học rộng, hiểu biết sâu xa,…. – Nguyên khí: là sức mạnh vật chất, tinh thần, tiềm tàng của con người. là sức mạnh tiềm ẩn và quyết tâm của con người sẽ quyết định thành tích của người đó.

2.2 Ý nghĩa của câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

– Những người học rộng tài cao là khí chất ban đầu, làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.

– Hiền tài có vai trò quan trọng trong sự thịnh suy của đất nước.

– Những người tài giỏi là nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước.

2.3. Những việc người xưa đã làm để thể hiện sự coi trọng nhân tài

– Đề cao danh tiếng, phong chức tước, đề cao ở bảng vàng,….

– Khắc bia để lưu tên.

– Khuyến khích noi gương người tài, ngăn ngừa kẻ xấu.

– Học tập người tài những điều hay.

2.4. Bài học từ câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

– Phải biết quý trọng nhân tài.

– Những người tài giỏi luôn là người có vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của đất nước.

– Phát huy quan điểm của nhà nước, giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

Câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một câu nói hết sức có ý nghĩa. Câu nói nhắc chúng ta phải coi trọng người tài ở mọi lúc mọi nơi.

Đề 2: Dàn ý Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của tác giả Thân Nhân Trung.

* Gợi ý trả lời.

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Thân Nhân Trung: Nổi tiếng với tài năng văn chương và được Lê Thánh Tông tin dùng.

– Khát quát và đánh giá về tư tưởng tác phẩm: Tư tưởng trọng người tài – đó là tư tưởng lớn mang tầm thời đại và có ý nghĩa vượt thời gian.

II. Thân bài

1. Tầm quan trọng của hiền tài với đất nước

a. Coi hiền tài là nguyên khí của quốc gia

– Hiền tài: vừa là người có tài vừa là người có đức. Đức thể hiện ở lòng yêu nước, yêu dân tận tâm với công việc. Tài thể hiện ở học vấn uyên thâm, óc xử trí linh hoạt. Tài và đức là những phẩm chất cần có của người lãnh đạo đất nước.

– Nguyên khí: Là khí chất ban đầu làm nên sự phát triển sống còn của sự vật, cũng là khí chất bên trong còn nguyên lành chưa pha tạp.

→ Coi hiền tài là nguyên khí quốc gia có nghĩa là tác giả đề cao hiền tài, coi họ là điểm xuất phát làm nên sự hưng vong của quốc gia.

– Cách lập luận của tác giả: Nguyên khí thịnh thế nước mạnh, nguyên khí suy thế nước suy yếu

→ Bằng cách lập luận so sánh đã làm rõ chân lí hiển nhiên hiền tài là nguyên khí quốc gia

b. Chính sách đối đãi với người hiền tài.

– Trước kia: Bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, quý chuộng kẻ sĩ đề cao bằng tước trật, nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hỉ. Tuy nhiên, các chính sách ấy không lưu danh lại được đến đời sau

– Ngày nay: Dựng đá đề văn ở cửa Hiền Quan.

→ Ca ngợi những vị vua tài năng, chúa suốt khi nhận ra vai trò và mối quan hệ của hiền tài với đất nước.

c. Tác dụng của việc lập văn bia

– Thể hiện sự tôn trọng của xã hội và triều đại đối với hiền tài

– Khuyến khích hiền tài, nhắc nhở những ai có chí tiến thủ để cho lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn.

– Những kẻ xấu lấy đó làm răn, người tốt theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối cho tương lai.

– Làm cho đất nước được hưng thịnh, bền lâu.

→ Cần thiết phải lập văn bia đề danh tiến sĩ.

2. Nghệ thuật của tác phẩm

– Do khắc vào bia đá nên bài kí ngắn gọn, hàm súc

– Là ý chỉ của vua nên lời lẽ trang trọng, thiêng liêng

– Do phải để lại cho muôn đời nên ý tứ sâu sắc , triết lí hàm chứa sự suy ngẫm

3. Bài học lịch sử

– Ở thời nào “hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia” cho nên phải biết phát hiện và trân trọng hiền tài.

– Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu

– Biết đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, không để chảy máu chất xám.

III. Kết bài

– Khái quát lại tư tưởng trọng người hiền tài trong tác phẩm.

– Liên hệ với thực tiễn cuộc sống hiện nay.

………………………………….

Đề đọc hiểu văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Đề số 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hí. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Câu 1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 2/ Giải thích từ hiền tài, nguyên khí trong văn bản.

Câu 3/ Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?

Câu 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Trả lời:

Câu 1/ Nội dung chính của văn bản: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất n­ước.

Câu 2/ Giải thích từ hiền tài, nguyên khí:

-Hiền tài: người có tài, có đức, tài cao, đức lớn.

-Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

Câu 3/ Biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản: phép liệt kê

– Bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí

– Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hí.

Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ: Thông qua phép liệt kê, tác giả cho thấy các thánh đế minh vương đã làm nhiều việc để khuyến khích hiền tài. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu dài.Bởi vậy mới có bia đá đề danh.

Câu 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

– Nội dung: Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

Đề số 2:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

(…) Trên cái tinh thần lâu dài mãi mãi, văn bia này có tác dụng như một tấm gương soi cho kẻ sĩ xa gần trong cả nước “trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Học cái tốt mà loại trừ cái xấu, ý nghĩa của nó còn có tính chất dẫn dụ, răn đe, nhìn thấy bia thì “lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn”. Và thống nhất quan điểm về mối liên hệ máu thịt giữa hiền tài với sự còn mất của non sông. Nơi dựng bia chính là nơi “vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa củng cố mệnh mạch cho nhà nước”.

Về tinh thần của văn bia, ta nhận ra niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc. Phải đứng trên một mảnh đất vững bền mới có được cái tầm nhìn xa rộng (ở đây ý văn giống ý thơ Trần Quang Khải “Thái bình nên gắng sức- Non nước ấy nghìn thu”).

(Trích Tinh thần tự cường dân tộc, Lê Bảo)

Câu 1/ Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2/ Câu văn Trên cái tinh thần lâu dài mãi mãi, văn bia này có tác dụng như một tấm gương soi cho kẻ sĩ xa gần trong cả nước “trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”sử dụng biện pháp tu từ ( về từ) gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ đó.

Câu 3/ Văn bia là gì?

Câu 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Trả lời:

Câu 1/ Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

Câu 2/ Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: văn bia này có tác dụng như một tấm gương soi …

Hiệu quả nghệ thuật: sử dụng biện pháp tu từ so sánh, người viết đã làm cho sự diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể hơn, đồng thời làm rõ tác dụng bài văn bia của Thân Nhân Trung

Câu 3/ Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.

Câu 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

– Nội dung: Từ đánh giá ý nghĩa bài văn bia của nhà phê bình Lê Bảo thể hiện trong văn bản : “Về tinh thần của văn bia, ta nhận ra niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc”, học sinh trình bày hiểu biết của mình về niềm tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai của dân tộc. Cụ thể:

+ Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. Tự hào dân tộc là tự hào về truyền thống tốt đẹp, quá khứ hào hùng của dân tộc.

+ Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân. Tự tin dân tộc là tin tưởng vào khả năng của dân tộc.

+ Ý nghĩa: Tự hào, tự tin vào sức mạnh và tương lai dân tộc thể hiện tinh thần yêu nước của tuổi trẻ, tạo động lực để thế hệ trẻ kế thứa và phát huy truyền thống, đem sức mình cống hiến cho đất nước.

+ Phê phán một bộ phận giới trẻ thờ ơ, quay lưng với quá khứ.

+ Bài học nhận thức và hành động: nhớ ơn quá khứ, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức.

………………………………

Trên đây là một số đề đọc hiểu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!

Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button