Lớp 4Giáo dục

Dàn ý tả con chó hay nhất (14 Mẫu)

Dàn ý tả con chó lớp 4 ngắn gọn bao gồm 14 dàn ý chi tiết hay nhất do thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình

Đề bài: Lập dàn ý tả con chó

Lập dàn ý tả con chó
Lập dàn ý tả con chó

Dàn ý tả con chó – Số 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu đối tượng miêu tả (con chó).
  • Ví dụ: Trong cuộc sống có rất nhiều loại vật thân thiết và giúp đỡ con người. Trong đó chó là loài vật được con người thuần hóa từ lâu với tác dụng trông nhà và thú cưng. Chó là loài vật trung thành gắn bó thân thiết với con người.

II. Thân bài

a. Đặc điểm:

  • Lông trắng, mềm phủ lên toàn thân.
  • Cái đầu tròn, hai đôi mắt long lanh rất đáng yêu.
  • Chiếc mũi đen và thính, ria ngắn xung quanh.
  • Bốn chân, phía dưới có lớp đệm thịt.

b. Đặc tính:

  • Em thường chơi đùa nó sau giờ học.
  • Con chó nhà em thích phơi nắng sáng sớm.
  • Chó nhà em trông nhà rất giỏi, biết phân biệt người thân và kẻ lạ.
  • Chó nhà em rất thích ăn đồ nướng, đặc biệt là cá nướng.
  • Tai rất thính và nghe thấy tiếng động từ rất xa.

III. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về con chó nhà em.
  • Nêu lên tình cảm của bản thân đối với con chó.

Dàn ý tả con chó – Số 2

I. Mở bài

Giới thiệu về con chó (Em thấy con chó ở đâu? Khi nào?)

II. Thân bài

– Đặc điểm của chú chó:

+ Hình dáng (To lớn hay nhỏ nhắn)

+ Màu lông (Ví dụ: Màu lông đen như mực, trắng muốt mềm mại như bông)

+ Đôi mắt to tròn đen láy

+ Chiếc mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt

+ Đôi chân nhanh nhẹn, hoạt bát.

– Hoạt động của chú chó:

+ Mừng rỡ khi thấy chủ về

+ Kêu vang mỗi khi có người lạ đến nhà

+ Quẫy đuôi thích chí khi được vuốt ve và cho ăn.

III. Kết bài

Tình cảm của em với chú chó (Chú chó là một người bạn, một thành viên không thể thiếu trong gia đình)

Dàn ý tả con chó – Số 3

I. Mở bài:

Giới thiệu chú chó con mà em muốn miêu tả

Gợi ý cách viết:

  • Chú chó con đó là của nhà em nuôi hay của một gia đình khác? (nhà bà, nhà hàng xóm…)
  • Chú chó đó thuộc giống chó gì? Hiện đã được bao nhiêu tháng tuổi? Chú có tên là gì?

II. Thân bài:

– Miêu tả ngoại hình của chú chó:

  • Kích thước của chú chó (so sánh với các đồ vật khác để khái quát kích thước, có thể so sánh với các chú chó con cùng lứa)
  • Bộ lông (màu sắc, độ dài, cảm giác khi vuốt ve)
  • Cái đầu ( hình dáng, cái trán cứng và bằng phẳng; cái tai hình tam giác dựng đứng; đôi mắt tròn đen láy; cái mũi ươn ướt; cái miệng có vài chiếc răng sữa; cái lưỡi hồng có đốm đen…)
  • Phần cổ, ngực (mềm mại, có lớp lông xoăn như cái yếm, có chiếc vòng cổ nhỏ xinh xinh)
  • Phần bụng (có lông nhạt hơn các chỗ khác, rất mềm mại, căng tròn như quả bóng)
  • Cái đuôi (ngắn, tròn, khi ve vẩy thì xoay tròn như chong chóng)
  • Bốn cái chân (ngắn, tròn và mập, bàn chân gồm các móng tròn, vuốt còn ngắn và chưa sắc nhọn, lớp đệm lót màu hồng mềm mại…)

– Tả hoạt động của chú chó con:

  • Ăn uống (bú sữa mẹ, ăn cháo, uống nước….)
  • Vui chơi (chơi với chó mẹ, vật nhau với anh chị em cùng đàn, chơi với chủ, tự chơi một mình với đồ chơi…)
  • Ngủ nghỉ (dành nhiều thời gian để ngủ, có thể ngủ ở bất kì đâu…)
  • Làm việc (bắt chước chó mẹ trông nhà, sủa khi có người lạ đến, mừng khi chủ trở về nhà…)

III. Kết bài:

Tình cảm của em dành cho chú chó con mà mình vừa tả.

Dàn ý tả con chó – Số 4

I. Mở bài:

– Bố em thường nuôi chó để trông coi mảnh vườn của gia đình – Con chó sống với gia đình em lâu nhất là con Mực

II. Thân bài

– Tả hình dáng bên ngoài:

+ Toàn thân Mực đều được bao phủ bởi màu đen tuyền

+ Đã hơi già và nặng tầm 30 kg

– Tả từng bộ phận:

+ Tai to, trán vuông, mắt đen lẫn nâu, miệng to và dài, cánh mũi đen hơi ươn ướt, hàm răng trắng và hơi sắc nhọn.

+ Lưng chú hơi võng, ngực nở, chân thon, đuôi dài và cong

– Tả hoạt động

+ Ăn rất điềm tĩnh, nhỏ nhẹ, từ tốn

+ Buổi trưa Mực nằm dưới gốc cây mắt lim dim nhưng tai rất thính

+ Tối Mực ngủ bên buồng máy và lùng sục quanh vườn suốt đêm

+ Nô đùa, làm nũng, quấn quýt bên chủ; vẫy đuôi mừng khi chủ về nhà….

III. Kết bài

– Ai nấy trong gia đình đều quý mến Mực, coi chú như là thành viên trong gia đình.

Dàn ý tả con chó – Số 5

I. Mở bài:

Giới thiệu về con chó mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Từ khi về hưu, ông của em có thêm nhiều thời gian ở nhà hơn, nên thấy buồn chán lắm. Vì vậy, ông đã nuôi một chú chó để có thêm niềm vui trong những ngày hưu nhàn.

II. Thân bài:

– Miêu tả khái quát về chú chó:

  • Chú chó đó là được mua hay được ai tặng, cho?
  • Chú chó đó thuộc giống chó gì? Hiện nay đã được bao nhiêu tuổi?
  • Kích thước cơ thể của chú có to lớn không? So với các chú chó khác thì như thế nào?

– Miêu tả chi tiết về chú chó:

  • Bộ lông của chú có màu gì? Có sự khác nhau về màu sắc của bộ lông khi ở các vị trí khác nhau không?
  • Bộ lông đấy ngắn hay dài? Đó là do bấm sinh hay do được cắt tỉa?
  • Cái đầu của chú có hình gì? To như thế nào?
  • Đôi tai chú chó có hình gì? Thường dựng lên hay cụp xuống? Tai của chú có thính không? Có thể nghe được từ bao xa?
  • Cái mõm của chú chó có dài và to không? Đầu mũi của chú màu gì? Thường ướt hay khô ráo?
  • Chú có hàm răng sắc nhọn không? Nhờ đó mà chú có thể làm những việc gì?
  • Đôi mắt chú có màu gì? Có khả năng nhìn như thế nào?
  • Cái bụng của có tròn và mềm không? Khi nào thì chú sẽ cho em vuốt ve bụng của mình? Hành động đó của chú chó cho thấy điều gì?
  • Bàn chân của chú chó có lớp đệm lót dày không? Màu sắc là gì? Tác dụng của bộ phận này?
  • Cái đuôi của chú chó ngắn hay dài? Có to không? Chú thường vẫy đuôi khi nào? Bình thường đuôi chú sẽ cụp xuống hay vểnh lên?

– Tả hoạt động của chú chó:

  • Công việc hằng ngày của chú chó là gì? Khi có người lạ vào chú sẽ làm gì?
  • Chú chó thích nhất là ăn món gì? Chú thường làm gì khi được cho ăn ngon?
  • Chú chó có yêu thương mọi người không? Chú thường làm gì khi thấy mọi người đi làm, đi học về?
  • Mọi người trong nhà có yêu thương chú chó không? Mọi người thường làm gì cho chú?

III. Kết bài:

Tình cảm của em dành cho chú chó.

Dàn ý tả con chó – Số 6

I. Mở bài:

– Giới thiệu về chó: một loài vật trung thành và gần gũi với con người

– Từ xa xưa, chó đã gắn bó với con người như một loài động vật đặc biệt thông minh và trung thành. Đối với em, chó còn là một người bạn thân thiết và gần gũi, chú cũng có những tình cảm, cảm xúc giống như con người

II. Thân bài:

* Giới thiệu chung về chú chó

– Giới thiệu chú chó nhà em, chú cho có tên là gì?

– Loại chó gì ? (chó ta, chó tây, chó Chi hua hua, …)

– Khi chú còn nhỏ và được mang đến nhà em: Bộ dạng chú rụt rè, sợ hãi, hay lủi thủi một mình trông rất tội nghiệp

* Tả hình dáng của chú chó

– Bộ lông: vàng như tơ, óng mượt và rất dày

– Hai mắt: tròn như hòn bi ve, ánh lên sự nhanh nhẹn và lanh lợi. Mỗi lần được em đùa giỡn hay xoa đầu, đôi mắt chú lại nhắm tít lại.

– Hai tai: như hai cái lá mơ, chó thường thể hiện tâm trạng thông qua đôi tai, lúc vui thì hai tai dựng lên, khi buồn thì cụp xuống.

– Cái mũi: màu đen ươn ướt, rất thính. Nhờ có cái mũi ấy mà chú có thể đánh hơi được mọi mùi dù có ở khoảng cách rất xa.

– Cái đuôi: lúc nào cũng ve vẩy, khi mừng rỡ thì xoắn tít. Lúc chú sợ hãi điều gì đó, cái đuôi sẽ kẹp vào giữa hai chân sau.

– Bốn chân: ngắn nhưng cứng cáp, chạy rất nhanh. Chỉ cần vừa nghe tiếng em gọi, ngay lập tức chú sẽ có mặt.

* Tả hoạt động của chú chó:

– Khi em đi học về thường thấy chú đứng đợi sẵn ở cổng. Vừa thấy em, ánh mắt chú sáng long lanh, khuôn mặt bừng lên niềm vui sướng và rạng rỡ.

– Chú rất thích chơi đùa với em, hay dụi đầu vào tay em để làm nũng và nịnh nọt. Những lúc ấy trông chú vô cùng hạnh phúc và khoái chí.

– Chú là người bảo vệ thầm lặng, canh giữ sự bình yên cho ngôi nhà. Hàng đêm, khi cả nhà còn say giấc nồng, chú nằm lặng im ở một góc sân, đôi tai dựng đứng lên để nghe ngóng những tiếng động dù là nhỏ nhất.

– Mỗi khi có khách đến, chú đều sủa vang để báo hiệu. Trông chú dữ dằn là thế nhưng chỉ cần một tiếng gọi của em là lại trở về bộ dạng hiền lành như cũ

– Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là chú đã nhảy ào ra quẫy đuôi mừng rỡ.

III. Kết bài:

Có nhiều cách kết bài tả con chó khác nhau, kết bài trực tiếp và kết bài gián tiếp nhưng các em học sinh cần nhắc được tới nội dung chính sau đây:

– Thể hiện tình cảm của em dành cho chú chó, hi vọng chú sẽ gắn bó thật lâu với gia đình.

Ví dụ: Đối với em, chú chó đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống. Chú cùng em chia sẻ mọi buồn vui cũng như những kỉ niệm thời ấu thơ. Em hi vọng chú sẽ gắn bó mãi mãi với gia đình em.

Dàn ý tả con chó – Số 7

I. Mở bài

  • Một trong những con vật được xem là người bạn thân thiết với con người nhất là con chó.
  • Chó thông minh, có thể giúp bạn nhiều công việc. Chính vì thế mà chó là con vật mà tôi yêu thích nhất.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

  • Chó có nguồn gốc từ loài sói.
  • Con người đã thuần hóa trở thành người bạn với chúng ta ngày nay.

2. Phân loại

  • Chó ta
  • Chó tây

3. Tả ngoại hình

  • Tả hình dáng của con vật.
  • Tả chi tiết từng bộ phận (bộ lông, cái đầu, đôi mắt…)

4. Hoạt động của chó

  • Con chó rất khôn ngoan: sủa mỗi khi nhà có khách lạ hay có người lạ.
  • Chó là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràng dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngoe nguẩy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
  • Chó thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhỏ nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.

5. Quan hệ với con người

  • Thân thiện
  • Trung thành
  • Người bạn thân thiết

III. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ và tình cảm đối với chó.
  • Thể hiện tình cảm của mình đối với chú chó.
  • Khẳng định giá trị của chó.

Dàn ý tả con chó – Số 8

I. Mở bài

  • Giới thiệu sơ về con chó nhà em hay con chó nhà người quen.
  • Nêu cảm nghĩ của em về con chó: Con chó giúp ích gì cho nhà em, Con chó là người bạn thân thiết của em.

II. Thân bài

– Giới thiệu về nguồn gốc của con chó:

  • Con chó nhà em nuôi từ lúc nào, xin nó về nuôi ở đâu hay nhặt được.
  • Chó nhà em thuộc giống chó gì: Chó cỏ, chó Alaska, Chó Phú Quốc…

– Tả về ngoại hình con chó: Màu sắc của lông, kích thước của con chó…

  • Con chó mà em tả có lông màu gì: vàng, trắng, đen… lông con chó dài hay ngắn, mượt mà.
  • Kích thước con chó nhà em to hay nhỏ: Tuỳ thuộc vào con chó giống gì: Như Alaska thì to cao, Chó Phú Quốc hay chó cỏ của ta thì nhỏ gọn khoẻ khoắn…
  • Tả mặt mũi của con chó: gương mặt, đôi mắt của con chó màu gì, to tròn tinh mắt. Hai tai của con chó ra sao, dài vểnh cao hay tai cụp xinh xinh.
  • Mũi mõm của con chó như thế nào.
  • Tả bốn chân của con chó: cao to khỏe khoắn, chạy nhanh thoăn thoắt

– Tả về tính cách và hoạt động của con chó

  • Con chó nhà em rất hiền lành hay hung dữ. Gặp người quen thì vui mừng quẫy đuôi, gặp người lạ thì ẩn nấp và sủa cảnh báo.
  • Hàng ngày con chó làm những việc gì: Mỗi lần em đi học về từ xa con chó đã biết và chạy ra đón nhảy chồm theo người em.
  • Con chó nhà em rất thính tai, nó thường nghe tiếng và bắt chuột ở dưới bếp giúp gia đình.
  • Ban đêm con chó ngủ ngoài sân canh trộm, nhiều lần đã giúp cảnh báo trộm cho gia đình em.
  • Buổi chiều tối em hay đi chơi quanh xóm/phố phường thì con chó vẫn chạy theo chơi cùng em.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nhận về con chó, tình cảm của em đối với con chó.
  • Con chó là một thành viên trong gia đình em nên cả gia đình rất yêu quý

Dàn ý tả con chó – Số 9

I. Mở bài

  • Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.
  • Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực – người bạn thân thiết nhất của em.

II. Thân bài

* Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.

  • Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi.
  • Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
  • Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
  • Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cụp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
  • Đôi mắt to màu nâu sẫm.
  • Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
  • Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài.

* Tả hoạt động của con chó.

  • Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền.
  • Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràng dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngoe nguẩy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
  • Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhỏ nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.

III. Kết bài

  • Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào.
  • Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em.

Dàn ý tả con chó – Số 10

I. Mở bài: giới thiệu vài nét về con chó nhà em.

Chó là vật nuôi gần gũi, trung thành với con người là người bạn thân thiết và vô cùng thông minh. Nhà em có nuôi một con chó nhỏ mà em đặt tên nó là Lúc.

II. Thân bài

– Nguồn gốc:

  • Loài chó hiện nay có nguồn gốc xa xưa chính là giống chó sói.
  • Trải qua thời gian dài được con người thuần hóa và trở thành vật nuôi có ích, người bạn của con người.

– Tả hình dáng:

  • Loài chó là động vật có bốn chân, bộ lông dày mềm mượt.
  • Màu sắc trên lông đa dạng chủ yếu trắng, đen, vàng…
  • Đôi mắt đen, to và tròn xoe.
  • Cái mũi màu đen, rất thính khi đánh hơi mọi thứ
  • Đôi tai của chú chó thường vểnh lên để nghe ngóng tiếng động.
  • Hàm răng trắng, sắc nhọn, giúp ngăn kẻ lạ không dám vào nhà.
  • Chiếc đuôi lúc nào cũng đong đưa thể hiện sự mừng rỡ, nhất là khi người thân trở về nhà.
  • Có rất nhiều giống chó khác nhau ví dụ như chó cỏ, Becgiê, Alaska, Phốc…
  • Con chó nhà em coi nhà rất tốt, người lạ vào thường sửa lớn chứ không cắn.

– Tả tính cách:

  • Chúng siêng năng, thích chạy nhảy và đánh hơi mọi thứ lạ.
  • Chó là loài động vật thích được âu yếm, quan tâm.
  • Chó rất ngoan và trung thành với người chủ dù người chủ giàu hay nghèo.

III. Kết bài: Nêu lên tình cảm cũng như cảm nghĩ về con chó.

  • Không chỉ là vật nuôi có giá trị, chúng con trở thành người bạn của mọi gia đình.
  • Chó là vật nuôi trung thành, gần gũi và luôn thân thiết với con người.
  • Em yêu chú chó nhà em như một người bạn đích thực.

Dàn ý tả con chó – Số 11

I. Mở bài

Giới thiệu về con chó định tả:

  • Con chó ở đâu? (nhà em, nhà hàng xóm, nhà bạn,…)
  • Tại sao lại yêu thích nó? (vì nó là bạn thân của con người, gắn bó với con người trong nhiều việc,..)

II. Thân bài

a. Giới thiệu chung

  • Tên chú chó là gì?
  • Có nó từ đâu: được tặng, được mua, nhặt được,…..
  • Là loại chó nào? (chó Tây, chó Ta, …)

b. Tả chi tiết

  • Màu lông (xám, vàng, đen,…)
  • Cân nặng (bé, to,…)
  • Đầu: to bằng trái bưởi con, lúc nào cũng ngó nghiêng
  • Tai: nhỏ xíu như cánh buồm thu nhỏ
  • Hai mắt: to như hạt nhãn mà lúc nào cũng ngân ngấn nước.
  • Chiếc mũi: đen nhánh, thi thoảng cúi sát đất như ngửi tìm gì đó
  • Đuôi: ngoe nguẩy nghịch ngợm
  • Mõm: to, dài với những chiếc răng nhọn, chiếc lưỡi hồng nhỏ hay liếm đồ vật.
  • Bốn chân: ngắn tẹo nhưng chạy rất nhanh

c. Tả hoạt động

  • Rất hay đuổi bắt mèo
  • Thường đợi ngồi đợi tôi đi học về ở gốc cây sấu gần nhà
  • Mỗi khi có khách đều sủa báo hiệu

d. Tả kỉ niệm đáng nhớ nhất

  • Một lần bị ngã xe đau nhờ chú nhanh trí chạy về báo bố mẹ đón tôi về.

III. Kết bài

  • Nêu tình cảm của em với chú chó: yêu thương, quý mến.

Dàn ý tả con chó – Số 12

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về con chó
  • Cuộc sống con người luôn có sự gắn kết đặc biệt với các loài động vật, đặc biệt là những loài chó, mèo. Nhà em có nuôi một chú chó rất đáng yêu, nó không chỉ là một con thú cưng mà còn giống như một người bạn, một đứa con út được cả gia đình em yêu thương, chăm sóc.

II. Thân bài:

– Tả khái quát:

  • Chú chó nhà em có một cái tên rất đặc biệt: Bông.
  • Chú được đặt cho cái tên đó là bởi trông chú hệt như một cục bông đáng yêu, ngộ nghĩnh, ôm chú như ôm một cục bông to bự mềm mại, ấm áp vậy.

– Tả chi tiết:

  • Cân nặng: tầm khoảng 5 kg
  • Bộ lông: vàng mượt, sạch sẽ trông giống như cục bông vàng khổng lồ
  • Đôi mắt: tròn như hai hòn bi ve, lanh lợi, tinh anh.
  • Mỗi lần em đi học về, vừa vào đến nhà Bông đã chạy ùa ra mừng rối rít, đôi mắt ánh lên sự nhanh nhẹn, đáng yêu; cái đuôi vàng ngoe nguẩy trông rất nghịch.
  • Không dài như tai thỏ, không to như tai voi, Bông nhà em có hai cái tai nhỏ nhắn, trông như hai chiếc lá mơ em thấy trong vườn nhà bà.
  • Với con người, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, qua đôi mắt ấy người ta cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc của đối phương. Còn với chú chó của em, nhìn đôi tai là em biết được ngay tâm trạng của nó: Khi vui mừng thì hai cái tai dựng lên nhưng khi buồn nó lại liền cụp xuống.
  • Cái mũi đen nhỏ lúc nào cũng có vẻ ướt ướt của Bông trông vậy mà thính lắm! Cứ hôm nào mẹ em chiều Bông nấu cho nó món xương khoái khẩu là cu cậu cảm nhận được ngay, quấn quýt bên chân mẹ em mong chờ được cho ăn.
  • Dù mới về ở nhà em được gần hai năm nhưng em và Bông đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp và một vài sự cố rất thú vị, trong đó có một kỉ niệm mà em luôn nhớ rất rõ.
  • Ngày đầu tiên bọn em gặp nhau, em đã rất vui mừng ôm ấp chú cả ngày, đến cả đi ngủ cũng ôm theo, nhưng đêm đấy Bông lỡ tè ra giường, kết quả là sáng hôm sau dậy cả em và chú đều bị bố mẹ mắng và phạt. Ôi sao mà nhớ quá!

III. Kết bài:

  • Bày tỏ tình cảm dành cho chú chó của mình
  • Đối với em, Bông là một người bạn đặc biệt, luôn ở bên chia sẻ rất nhiều niềm vui, nỗi buồn cùng em. Em mong rằng chú sẽ luôn ở bên gia đình em, giúp đỡ và đem đến niềm vui chó gia đình.

Dàn ý tả con chó – Số 13

I. Mở bài: 

Giới thiệu về chú chó mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Ở nhà em có một người bạn bốn chân rất đáng yêu và trung thành. Người bạn ấy là một chú chó có tên là Đốm.

II. Thân bài:

– Miêu tả khái quát về chú chó:

  • Giống chó? (chó cỏ, chó Shiba, chó Husky, chó Golden, chó chăn cừu…)
  • Độ tuổi? (từ khi em bắt đầu nuôi chú đến nay…)
  • Cân nặng? (nếu không rõ cân nặng cụ thể thì có thể so sánh với các đồ vật quen thuộc khác như quả mít lớn, chiếc ghế gỗ…)
  • Chiều cao? (từ đầu đến đuôi, hoặc từ chân lên đỉnh đầu, hoặc khi chú chó dùng hai chân trước để đứng lên…)

– Miêu tả chi tiết chú chó:

  • Bộ lông (ngắn hay dài, khi sờ vào có cảm giác gì, màu sắc của bộ lông…)
  • Chân (to khỏe, ngắn hay dài, có lông dày như ở phần thân không, móng vuốt dài hay ngắn, có được cắt tỉa thường xuyên, lớp lót dưới chân có màu gì, tác dụng ra sao…)
  • Bụng (to mềm, phần lông ở bụng có màu gì và độ dài có gì khác so với phần lông ở lưng, em có được chạm vào bộ phận này của chú chó không, vì sao…)
  • Đuôi (dài hay ngắn, thẳng hay cong, màu sắc và độ dài của phần lông ở đuôi, chiếc đuôi giúp chú chó biểu đạt những cảm xúc suy nghĩ gì…)
  • Đầu (to hay nhỏ, đôi mắt, cái tai, hàm răng, cái lưỡi có màu sắc, đặc điểm như thế nào…)

– Hoạt động của chú chó:

  • Công việc (trông nhà, báo hiệu có người đến nhà, bảo vệ đàn gà khỏi các con vật như chồn bắt trộm…)
  • Nghỉ ngơi (nằm ngủ ở bất kì đâu, thích nằm góc khuất, chỗ râm mát…)
  • Vui chơi (thích chạy nhảy, đuổi bắt, món đồ chơi thích nhất là quả bóng tròn màu cam…)
  • Ăn uống (cái gì cũng ăn, không kén chọn…)

III. Kết bài: 

Tình cảm của em dành cho chú chó.

Dàn ý tả con chó – Số 14

I. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về chú chó mà em muốn tả

II. Thân bài

– Giới thiệu về chú chó:

  • Chú chó đó thuộc giống chó gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?
  • Kích thước và cân nặng là bao nhiêu?
  • Đó là một chú chó như thế nào? (ngoan ngoãn, hiền lành, trầm tính, năng động…)

– Miêu tả chú chó:

  • Bộ lông của chú có màu sắc gì? Khi chạm vào, vuốt ve có cảm giác ra sao?
  • Cái đầu của chú có hình gì? Kích thước ra sao?
  • Đôi mắt chú chó có màu gì? Hình gì? Khi nhìn em đem đến cảm giác ra sao?
  • Hai cái tai của chú chó có hình gì? Nó dựng lên hay cụp xuống? Khi tai dựng lên thì chú đang làm gì?
  • Cái mũi của chú chó có màu gì? Nó có ướt không?
  • Hàm răng của chú có đặc điểm gì? Nhờ có hàm răng ấy, chú có thể làm gì?
  • Cái bụng là nơi có phần lông như thế nào so với các nơi khác?
  • Cái đuôi của chú có hình dáng gì? (dựng thẳng, cụp xuống, uốn vòng…)
  • Bốn cái chân của chú có kích thước ra sao? Dưới bàn chân chú có lớp thịt lót giúp đem lại điều gì cho chú?

– Hoạt động, tính cách của chú chó:

  • Hằng ngày, chú thường nằm trong chiếc chuồng riêng ở trên thềm trước nhà, hoặc ra nằm chơi ở giữa sân
  • Trông chú lim dim vậy nhưng có người vào là lập tức tỉnh dậy liền
  • Nếu không thấy em hoặc bố mẹ ra thì chú ta sẽ sủa mạnh và tìm cách đuổi người lạ đi
  • Chú rất dễ ăn, mẹ cho ăn gì cũng ăn ngon lành
  • Chú ta biết tự đi vệ sinh đúng chỗ, không cần phải dẫn đi
  • Chú rất thích được chơi trò nhặt bóng hoặc bất kì món đồ chơi gì được ném đi xa
  • Cả nhà ai cũng thương chú lắm, bố còn mua hẳn một chiếc chuồng lớn để chú ở cho thoải mái và ấm áp

III. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chú chó

*****

Trên đây là 14 Dàn ý tả con chó lớp 4 ngắn gọn hay nhất do thầy cô trường cấp 3 Lê Hồng Phong biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button