Giáo dụcLớp 6

Dàn ý Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh

dan y phan tich y nghia cua tieng dan va nieu com trong truyen thach sanh

Dàn ý ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh
 

I. Dàn ý ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh

Giới thiệu câu chuyện và chi tiết thần kì trong truyện: Truyện cổ tích “Thạch Sanh” không chỉ hấp dẫn bởi những tình huống độc đáo, nội dung tư tưởng sâu sắc mà còn cuốn hút bởi nhiều chi tiết li kì. Tiếng đàn và niêu cơm thần là những chi tiết đắt giá nhất.

2. Thân bài

*Chi tiết tiếng đàn
– Tiếng đàn xuất hiện trong văn bản hai lần
– Tiếng đàn cất lên trong chốn ngục tù tăm tối

  • Là “liều thuốc” chữa căn bệnh câm cho công chúa
  • Thạch Sanh được giải oan và trở thành vị hôn phu của công chúa

→ Là tiếng đàn minh oan cũng là tiếng đàn đoàn tụ, là những khát khao của hạnh phúc đôi lứa tốt đẹp
→ Tiếng đàn còn mang sức mạnh của công lý

+ Tiếng đàn vang lên trước mặt quân xâm lược:

  • Khơi gợi nỗi nhớ quê hương da diết
  • Đánh thức lương tri, lòng nhân ái trong mỗi con người → Cảm hóa quân thù
  • Tiếng đàn đại diện cho hoà bình

* Chi tiết niêu cơm
+ Chiêu đãi quân sĩ
+ Ăn mãi không hết, ăn xong lại đầy
+ Niêu cơm ẩn dụ cho sức mạnh to lớn và lòng yêu nước của dân tộc ta mãi mãi vững bền không bao giờ cạn
+ Đại diện cho tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhân dân ta

3. Kết bài

Mỗi chi tiết đều mang những giá trị to lớn góp phần thể hiện những mong ước và quan niệm của nhân dân.

II. Bài văn mẫu ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh (Chuẩn)

Truyện cổ tích “Thạch Sanh” là câu chuyện quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện không chỉ hấp dẫn bởi những tình huống độc đáo, nội dung tư tưởng sâu sắc mà còn cuốn hút bởi nhiều chi tiết li kì, trong đó, tiếng đàn và niêu cơm thần là những chi tiết đắt giá nhất.

Tiếng đàn xuất hiện trong văn bản hai lần. Lần thứ nhất là khi Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng quay về báo thù, chàng bị bắt vào tù, trong ngục tù vì buồn bã và cô đơn, Thạch Sanh đem cây đàn ra gảy. Tiếng đàn cất lên trong chốn ngục tù tăm tối là “liều thuốc” chữa căn bệnh câm cho công chúa, nhờ tiếng đàn mà chàng được giải oan và trở thành vị hôn phu của công chúa…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh tại đây.

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button