Giáo dụcLớp 12

Dàn ý phân tích và làm sáng tỏ nhận định: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện… đầy sức thuyết phục

Dàn ý: Làm sáng tỏ nhận định: “Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện… đầy sức thuyết phục”

1. Mở bài

– Bác viết văn không phải đi từ những cảm hứng ngẫu nhiên, mà văn chương của Bác luôn dõi theo bước đường cách mạng, bổ trợ cho sự nghiệp của mình. Và tiêu biểu nhất trong số đó là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tự tay viết và tuyên đọc ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích và làm sáng tỏ nhận định: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện… đầy sức thuyết phục

– Có ý kiến cho rằng: “Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Điều này là hoàn toàn chính xác, không có gì để chối cãi và để làm rõ điều đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua cách khía cạnh khác nhau của bản tuyên ngôn.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập:

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền.

* Văn kiện có giá trị lịch sử vô cùng to lớn:
– Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
– Chấm dứt hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ
– Xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại trên đất nước hơn 1000 năm
– Cổ vũ và kêu gọi sự viện trợ, giúp đỡ từ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

* Bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục:
– Cơ sở pháp lý chặt chẽ: Lấy lý luận của địch để đánh lại địch, đánh tan những âm mưu và luận điệu xảo trá của chúng.
+ Trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776)
+ Trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

– Cơ sở lý luận thực tiễn:
+ Về chính trị: “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”
+ Về kinh tế: “bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”
=> Bác bỏ luận điệu “khai hóa” của thực dân Pháp.
+ Pháp đã bán nước ta hai lần cho phát xít Nhật trong vòng 5 năm, xiềng xích của Pháp – Nhật đã khiến cho hơn 2 triệu đồng bào chết đói, đặc biệt trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Pháp đã chối từ đề nghị liên minh chống Nhật của ta, quay ra khủng bố khiến chúng ta tổn thất nặng nề, khi thua chạy cũng không tha cho những người tù chính trị.
=> Bác bỏ luận điệu “bảo hộ” của thực dân Pháp.
+ Để lần nữa khẳng định việc Pháp hoàn toàn không còn quyền bảo hộ ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, khẳng định hai sự thật: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.
– Lời tuyên ngôn hùng hồn, mạnh mẽ: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”

3. Kết bài

– Dù đã hơn 70 năm trôi qua nhưng bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên những giá trị lịch sử lớn lao, đánh một dấu mốc son chói lòa trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, đó là kỷ nguyên của tự do và độc lập.
– Bằng những lý lẽ sắc bén, giàu sức thuyết phục, Tuyên ngôn độc lập đã trở thành một áng văn chính luận kiệt xuất bác bỏ hết những luận điệu xảo trá, bịp bợm của quân thù, dõng dạc tuyên bố với toàn thể nhân loại nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam ta.

>> Xem bài mẫu: Làm sáng tỏ nhận định: “Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện… đầy sức thuyết phục”

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button