Giáo dụcLớp 10

Dàn ý phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà

dan y phan tich tieng cuoi trong truyen tam dai con ga

Dàn ý phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà

I. Dàn ý phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà

Giới thiệu tác phẩm và thể loại truyện cười dân gian: Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà mang tính hài hước, dí dỏm, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

2. Thân bài

– Định nghĩa về truyện cười: Là một thể loại văn học dân gian lâu đời, thường được truyền miệng từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, mang tính hài hước, giải trí nhưng lại có hàm ý sâu cay.
– Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà được tạo nên bởi những mâu thuẫn tình huống éo le, trái khoáy, đi ngược lại với tự nhiên:
+ Anh học trò dốt nát lại được mời về làm thầy;
+ Anh học trò đọc chữ “kê” thành “Dủ dỉ là con dù dì”
→ Câu nói hoàn toàn vô nghĩa; hành động thắp hương khấn thổ công hỏi xem mình dạy đã đúng hay chưa
– Tiếng cười được tạo nên bởi nhân vật mang bản chất ngốc nghếch nhưng lại thích tự cao, thích thể hiện:
→ Câu trả lời về “Tam đại con gà” của anh học trò dốt nát đã vạch trần bộ mặt ít chữ còn thích làm trò, lấp liếm, quanh co của một số “thầy đồ rởm” ngày xưa

3. Kết bài

Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Tiếng cười phê phán thói dốt nát và sĩ diện. Bài học nhân văn về lối sống và tư tưởng của con người.

II. Bài văn mẫu phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà (Chuẩn)

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, trong suốt chiều dài lịch sử văn học dân gian, nhân dân ta đã sáng tạo và truyền miệng rất nhiều những câu chuyện, bài hát mang tính giải trí nhằm đem lại những “thang thuốc bổ” sảng khoái, vui vẻ. Những tình huống, hành động trái với tự nhiên được cải biên thành những mẩu truyện hài hước mang tinh thần châm biếm, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. Truyện cười “Tam đại con gà” là một trong số vô vàn những tác phẩm dân gian chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, trong tiếng cười có cả tiếng chê trách, lên án sự dốt nát của một tầng lớp người trong xã hội phong kiến xưa.

Truyện cười là một thể loại văn học dân gian lâu đời, thường được truyền miệng từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, mang tính hài hước, giải trí nhưng lại có hàm ý sâu cay, thường phê phán những hiện được trái tự nhiên, mâu thuẫn, đối lập với chuẩn mực xã hội. Một truyện cười thành công là vừa gây được tiếng cười, vừa khiến độc giả suy nghĩ về cách đối nhân xử thế, lối sống sao cho đúng đắn, phù hợp với quy tắc ứng xử. Trong truyện “Tam đại con gà”, tiếng cười được tạo nên bởi hiện tượng đi ngược với tự nhiên, mâu thuẫn trong tình huống truyện và sự ngu dốt còn tỏ ra mình tài giỏi, giấu dốt của nhân vật. Câu chuyện kể về một anh học trò dốt nát nhưng cũng đua đòi làm thầy, không biết chữ nên khi dạy sai bị gia chủ vặn vẹo, anh ta đã đáp trả bằng câu nói vừa bộc lộ hết cái dốt của mình, vừa nực cười, lố bịch. Một xã hội kệch cỡm, lố lăng, lừa đảo lẫn nhau mang đến tiếng cười sâu cay cho người đọc.

Tiếng cười của truyện được bộc lộ trong mâu thuẫn tình huống và nhân vật. Một xã hội mà kẻ dốt đặc cán mai lại được tôn làm “thầy” dạy chữ cho trẻ con, đi đâu cũng huênh hoang khoe mình hay chữ…(Còn tiếp).

>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà

——————HẾT———————-

Truyện cười Tam đại con gà được biên soạn trong SGK Ngữ văn lớp 10 vào tuần 8, bên cạnh Dàn ý phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà, các em học sinh thường được giáo viên ra đề bài như: Phân tích truyện Tam đại con gà, Nghệ thuật gây cười trong truyện Tam đại con gà, Soạn bài Tam đại con gà, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện Tam đại con gà;…

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button