Giáo dụcLớp 12

Dàn ý phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập

Dàn ý Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập

1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.
– Nêu vấn đề: Bản Tuyên ngôn mang giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn. 

2. Thân bài
* Giá trị về mặt lịch sử: 
– Tác phẩm tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
– Tái hiện lại những đau thương mà người dân Việt Nam phải gánh chịu.
– Vạch trần luận điệu xảo trá, âm mưu đớn hèn của chính quyền thực dân.
– Khẳng định cục diện chính trị mới “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị,… Dân chủ Cộng hòa”.
– Khẳng định nền độc lập, tự do của dân tộc; lời tuyên thệ quyết tâm giữ gìn nền độc lập, tự do đó bằng tất cả sức lực, tính mạng và của cải. 
=> Bản Tuyên ngôn mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc – kỉ nguyên của độc lập, tự do và chế độ xã hội chủ nghĩa.
* Giá trị về văn chương:
– Lời lẽ ngắn gọn, súc tích.
– Chứng cớ xác thực, giàu sức thuyết phục.
– Lí lẽ đanh thép, sắc bén, hùng hồn.
– Lời văn thống thiết, khơi gợi xúc cảm trong người đọc.
– Nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” được vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo.

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập

3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập.
– Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm đó. 

>> Xem bài mẫu: Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập.

———————HẾT———————

Tác phẩm “tuyên ngôn độc lập” là một trong những tác phầm văn học xuất sắc nhất của Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập vừa là một tác phẩm văn học lớn: bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc Việt Nam . Đây cũng là bài học quan trọng trong tuần 2,3 SGK Ngữ văn lớp 12. Bên cạnh Dàn ý phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn đặc sắc khác như: Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Soạn bài Tuyên ngôn độc lập, phần tiếp theo, Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh;…

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button