Giáo dụcLớp 10

Dàn ý Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

Đề bài: Dàn ý Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

dan y phan tich doan 1 2 binh ngo dai cao

Dàn ý Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

Bạn đang xem: Dàn ý Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

 

I. Dàn ý Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

1. Mở bài

– Bình Ngô đại cáo đã thể hiện rõ lòng yêu nước và tự hào của dân tộc, như một “áng thiên cổ hùng văn “bất hủ của dân tộc.  – Đoạn 1 và đoạn 2 của bài thơ đã nêu rõ tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm và vạch rõ tội ác “trời không dung, đất không tha” của kẻ thù.

2. Thân bài

* Tư tưởng nhân nghĩa:
– Lấy dân làm gốc
– Diệt bạo tàn, giữa yên ấm cho đời sống nhân dân
– Khẳng định tư cách độc lập, chủ quyền của đất nước Đại Việt:
+ Văn hiến
+ Lịch sử
+ Phong tục
+ Thắng lợi vẻ vang với nhiều chiến công lẫy lừng.

* Bán án đanh thép tố cáo tội ác của giặc:
– Thừa cơ gây họa khi chính sự rối ren
– Quân gian tà bán nước
– Tàn sát bao người dân vô tội
– Bóc lột, sưu thuế nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.

3. Kết bài
– Chỉ với hai đoạn thơ ngắn gọn, nhưng bằng tài năng trong ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã thể hiện được tư tưởng nhân nghĩa, vì dân,
– Góp phần tạo tiền đề cho những phần sau của tác phẩm.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

Nguyễn Trãi là một vị quan nhưng đồng thời cũng là nhà văn, là danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Ông đã góp vào kho tàng văn học trung đại nói riêng và kho tàng văn học Việt Nam nói chung nhiều tác phẩm văn học có giá trị và “Bình Ngô đại cáo” là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài cáo được xem là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc. Đặc biệt, qua đoạn thứ nhất và đoạn hai của bài cáo, người đọc sẽ thấy rõ được luận đề chính nghĩa của dân tộc ta cũng như tội ác man rợ của kẻ thù. 

Trước hết, đoạn trích mở đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” đã nêu lên luận đề chính nghĩa và chân lí độc lập dân tộc, đó chính là nền tảng, là tiền cơ sở lí luận xuyên suốt cuộc kháng chiến của quân và dân ta.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Có thể thấy, “nhân nghĩa” từ xưa đến nay luôn là một phạm trù tư tưởng lớn của Nho giáo, nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Là một nhà nho, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên nền tảng tư tưởng của Nguyễn Trãi cũng chính là tư tưởng “nhân nghĩa”…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo tại đây.

Sau phần dàn ý này là phần văn mẫu, bạn có thể xem các bài làm văn chọn lọc tại đây: Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button