Giáo dụcLớp 11

Dàn ý phân tích bài Nhớ đồng

dan y phan tich bai tho nho dong

Dàn ý phân tích bài Nhớ đồng

I. Dàn ý phân tích bài Nhớ đồng (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài Nhớ đồng

– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ “Nhớ đồng”:
+ Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông được kết nạp đảng năm 1938 .
+ Bài thơ “Nhớ đồng” nằm trong phần “Xiềng xích” của tập thơ “Từ ấy” nói về tâm trạng nhớ quê hương, cách mạng của ông những ngày tháng sống trong trại giam.

2. Thân bài

– Nỗi nhớ của người tù cộng sản về cuộc sống bên ngoài nhà tù:
+ Tiếng hò
+ Cảnh đồng quê
+ Nhớ về những con người quê

– Hồi tưởng về bản thân trước khi bị vào tù:
+ Những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng
+ Nhớ về cuộc sống thường ngày

– Trở lại thực tại trong nhà giam
+ Đau buồn, xót thương, nhớ da diết
+ Phẫn uất và căm hờn thực tại

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa giá trị bài thơ: Qua bài thơ “Nhớ đồng” người đọc không chỉ cảm nhận được một tình yêu quê hương tha thiết của Tố Hữu mà còn thấy hiện lên một người chiến sĩ cộng sản yêu lý tưởng cách mạng, yêu đất nước và khát vọng tự do hành động, hy sinh vì Tổ quốc.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Nhớ đồng (Chuẩn)

Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông được kết nạp đảng năm 1938 thì đến năm 1939 trong quá trình hoạt động đã bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ, hoạt động cách mạng hăng say và nhiệt huyết là thế nhưng lại bị bắt giam nên trong quá trình bị giam cầm ông đã sáng tác một tập thơ mang tên “Từ ấy”, bài thơ “Nhớ đồng” nằm trong phần “Xiềng xích” của tập thơ nói về tâm trạng nhớ quê hương, cách mạng của ông những ngày tháng sống trong trại giam.

Trong hoàn cảnh bị giam cầm tù hãm, người chiến sĩ cộng sản không tránh khỏi những u buồn, nhớ thương, chính tiếng hò vang vọng đâu đó đã đánh thức và khơi dậy nỗi niềm nhớ thương của người tù. Giữa không gian đồng không mông quạnh trưa nắng, một con người lẻ loi, cô độc đang bị giam cầm tách biệt với cuộc sống bên ngoài…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài Nhớ đồng tại đây.

———————–HẾT———————–

Dàn ý Phân tích bài Nhớ đồng đã giúp các em xác định hệ thống luận điểm chính, qua đó giúp cho việc phân tích được đủ ý, đảm bảo tính mạch lạc. Bên cạnh đó, để giúp cho bài viết thêm hấp dẫn với những luận cứ, phân tích thuyết phục, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu), Bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button