Giáo dụcLớp 11

Dàn ý phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

dan y phan tich bai tho chieu cau hien

Dàn ý phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm
 

I. Dàn ý Phân tích bài Chiếu cầu hiền, mẫu số 1 (Chuẩn):
 

1. Mở bài

Giới thiệu về Ngô Thì Nhậm và tác phẩm “Chiếu cầu hiền”

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh ra đời của Chiếu cầu hiền:
– Viết vào khoảng năm 1788-1789
– Theo lệnh của Vua Quang Trung, nhằm kêu gọi những người hiền tài ra cộng sự, giúp vua xây dựng nước nhà

b. Vai trò, vị trí của người hiền tài:
– Người tài như sao sáng trên trời, tài năng phải được dùng giúp đời, hiền tài phải phò trợ cho thiên tử.
– Các bậc hiền sĩ lại ở ẩn khi thời thế suy vi, đất nước nhiều biến cố
– Có người ra làm quan thì cũng không dám lên tiếng, sợ hãi, họ như những người ” chết đuối trên cạn” để mà lẩn tránh việc đời.

c. Thực trạng khó khăn của đất nước lúc bấy giờ:
– Triều đại lúc này đang buổi đầu chập chững, luật pháp, kỷ cương còn mắc nhiều khiếm khuyết.
– Chốn biên ải còn trăm điều lo toan, trăn trở
– Nhân dân còn chưa lấy lại sức
– Vua vừa mới lên ngôi lòng dân khắp nơi chưa thấu rõ
– Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình.

d. Chính sách cầu hiền:

– Người tài năng, học thực, nghề hay, nghiệp giỏi tự ứng tuyển
– Thể hiện tinh thần dân chủ của mỗi người dân
– Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ trang trọng, lời văn đầy sự cầu thị khoan dung, khi lại thiết tha, mãnh liệt
+ Hệ thống  những lập luận thuyết phục và chặt chẽ.

3. Kết bài

Tác phẩm đã cho thấy trước tầm nhìn xa trông rộng và sự chân thành của một với vua yêu nước coi trọng hào kiệt, nhân tài.  Giúp em hiểu và trân trọng hơn giá trị của trí thức, vai trò của người giỏi đối với đất nước.

 

II. Dàn ý Phân tích bài Chiếu cầu hiền, mẫu số 2 (Chuẩn):

1. Mở bài

– Cầu hiền vốn là chủ trương, chiến lược của nhiều quốc gia phương Đông cổ đại trong đó có Việt Nam.
– Chiếu cầu hiền ra đời khoảng những năm 1788-1789, khi đất nước vừa trải qua một thời kỳ loạn lạc, đất nước lại đang có nhiều khó khăn, vương triều mới thành lập căn cơ còn chưa vững, rất cần người tài giúp nước, nhận biết được tình hình đó Nguyễn Huệ đã chủ trương ra chiếu cầu hiền nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà vốn là trí thức của triều đại cũ (Lê-Trịnh) ra giúp nước. Chiếu này do Ngô Thì Nhậm chắp bút.

2. Thân bài

* Tác giả:
– Ngô Thì Nhậm (1746-1803), quê ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, đỗ tiến sĩ rồi ra làm quan dưới triều Lê, sau về dưới trướng Nguyễn Huệ, sinh thời ông rất được tín nhiệm, có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn.
* Chân lý: Đạo ứng xử của hiền tài:
– Người hiền tài, trí thức trên đời đã được định sẵn là phải giúp vua giúp nước, nếu làm trái đạo lý muôn đời ấy là trái với thiên đạo sinh ra người hiền.
– Dùng hình ảnh so sánh: Người hiền với sao sáng, thiên tử với Bắc Thần, từ đó rút ra chân lý từ mối quan hệ tương quan, nếu sao sánh về chầu với Bắc Thần thì lẽ dĩ nhiên người hiền tài cũng phải trở thành sứ giả cho thiên tử. Đây là quy luật không thể thay đổi.

* Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và hiện trạng đất nước:
– Sĩ phu Bắc Hà: Dùng rất nhiều những điển tích điển cố và các hình ảnh tượng trưng để nói về cách ứng xử của họ nhằm tạo nên sự tế nhị trong phê phán, không khiến người nghe phải xấu hổ, mất lòng:
+ “ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời”, “kiêng dè không dám lên tiếng”, “gõ mõ canh cửa”, hành xử tích cực hơn một chút là ra làm quan, nhưng thái độ cầm chừng, giữ chức vụ thấp kém, không đóng góp gì cho đất nước.
+ Điểm chung của họ cũng tựu lại ở một bi kịch “chết đuối trên cạn mà không biết”.
=> Đặt ra hai câu hỏi “trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?” và “Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự chư hầu chăng?” nhằm nhấn mạnh sắc thái phủ định, buộc người đọc phải xem xét lại cách ứng xử của mình mà ra giúp dân giúp nước cho phải đạo.
– Hiện trạng tiền đề đất nước:
+ Tính chất của thời đại đó buổi đầu của nền đại định, mới dẹp yên thù trong giặc ngoài, mới bắt tay vào công cuộc xây dựng nghiệp đế vương cho nên còn nhiều thiếu sót
+ Một mình Nguyễn Huệ không thể đủ sức để đảm đương tất cả những công việc khó khăn, thử thách chồng chất.
+ Thiên hạ có rất nhiều người tài.
=> Lay tỉnh các sĩ phu Bắc Hà, những hiền tài đang trốn tránh, cầm chừng phải thay đổi cách ứng xử của mình, giúp đỡ Nguyễn Huệ để xây dựng đất nước.

* Đường lối cầu hiền và khơi gợi những viễn cảnh tốt đẹp của đất nước:
– Đường lối:
+ Tất cả mọi người từ quan đến dân miễn là là có tài năng, mưu lược đều có quyền dâng sớ để tỏ bày việc nước, đóng góp hợp lý sẽ được cất nhắc, nếu viển vông thì cũng không bắt tội.

+ Con đường tiến cử cũng rộng mở, dễ thực hiện, cho phép quan lại tiến cử người có tài, có nghề giỏi, rồi tùy mà sử dụng, cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử.
– Viễn cảnh tốt đẹp:
+ “cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh”, để khích lệ động viên hiền tài
+ Niềm tin vào tương lai đất nước đang mở ra những cơ hội tốt đẹp cho người hiền “trời trong sáng đất thanh bình, cũng là lúc người hiền gặp hội gió mây”.

3. Kết bài

– Nội dung: Thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước, từ đó mang đến những nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng đất nước của mỗi một con người, không chỉ riêng gì các bậc hiền tài.

– Nghệ thuật: Văn bản thành công bởi nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, đặc biệt tuy là văn chính luận nhưng giọng văn rất tha thiết, chân thành có sức lay động mạnh mẽ.
 

III. Bài văn mẫu Phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm (Chuẩn)

Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746, là người Thanh Trì, Hà Nội. Sinh thời, ông từng làm Đông đốc trấn Kinh Bắc dưới thời chúa Trịnh, sau khi  nhà nhà Lê- Trịnh bị suy vong, ông tiếp tục ra làm quan và có nhiều công lao lớn với triều đại Tây Sơn. Được Nguyễn Huệ giao phó nhiều trọng trách lớn. Những văn kiện có tính quan trọng đều do một tay Ngô Thì Nhậm soạn thảo, một trong số đó có thể nhắc đến “Chiếu cầu hiền”.

Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm viết vào khoảng năm 1788-1789, theo lệnh của Vua Quang Trung, mục đích của nó là nhằm kêu gọi những người hiền tài ra cộng sự, giúp vua xây dựng triều đại, đặc biệt là các tầng lớp trí thức sĩ phu Bắc Hà.

Mở đầu bài chiếu, tác giả khẳng định vai trò và sứ mệnh của những người hiền tài với quốc gia, dân tộc. Ngô thì Nhậm ví hiền tài như “ngôi sao sáng trên trời cao, mà sao sáng thì ắt chầu về Bắc thần”, cũng như những người tài phải phò trợ cho thiên tử mình…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm tại đây.

———————-HẾT———————–

Để học tốt, bên cạnh bài phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, các em không nên bỏ qua một số bài học có cùng chủ đề khác như: Soạn bài Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm, lớp 11, Hoàn cảnh ra đời Chiếu cầu hiền, Hình tượng vua Quang Trung trong bài Chiếu cầu hiền, Tìm hiểu tác phẩm Chiếu cầu hiền.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button