Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm trong cuộc sống
[Văn mẫu 10] Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết bài văn nghị luận bàn về lòng dũng cảm, suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm – Tổng hợp những mẫu dàn ý chi tiết hay nhất cho đề văn nghị luận bàn về lòng dũng cảm trong cuộc sống hiện nay.
Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm
Dàn ý mẫu 1:
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng dũng cảm.
– Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
– Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
2. Bàn luận
– Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
+ Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng)
+ Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
+ Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
– Mở rộng, liên hệ thực tế:
+ Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động của bản thân
– Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
– Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
– Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
III. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Ví dụ: Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.
Tham khảo thêm: Nghị luận về thái độ trước cái xấu của con người hiện nay
Dàn ý mẫu 2
:
I. Mở bài: Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người.
– Con người trong xã hội đều phải trải qua nhiều khó khăn thử thách hoặc hiểm nguy trong cuộc sống. Lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp mà có nó con người sẽ vượt qua mọi trở ngại để đi đến thành công.
II. Thân bài
* Giải thích: Dũng cảm là đức tính của con người, đứng lên đấu tranh, vượt qua thách thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý.
* Khẳng định và nêu dẫn chứng:
– Trong lịch sử dân tộc ta, mặc dù bị đô hộ phương Bắc nhưng vẫn kiên cường, gan dạ, dũng cảm chống giặc ngoại xâm. Trong thế kỷ 21 đánh trả những kẻ thù sức mạnh như Pháp, Mỹ.
– Cuộc sống hòa bình nhưng vẫn có nhiều tấm gương phòng chống tội phạm, chiến sĩ công an hi sinh thân mình để bắt tội phạm,…
– Nêu các dẫn chứng khác: tấm gương hi sinh thân mình để cứu bạn trong dòng nước lũ, cứu người trong đám cháy, truy đuổi cướp giật…đều là biểu hiện của lòng dũng cảm trong đời sống.
– Đối với học sinh lòng dũng cảm đơn giản như dám thừa nhận về việc chưa làm bài tập về nhà, làm sai dám nhận lỗi, dũng cảm nói ra các khuyết điểm của bạn bè trong lớp, bảo vệ cái tốt và lên án cái xấu.
* Mở rộng vấn đề:
– Nêu lên tình hình biển đảo cùng sự dũng cảm, gan dạ của những chiến sỹ ngày đêm canh gác biển đảo quê hương.
– Phê phán tính hèn nhát: một số trường hợp phê phán như không dám thừa nhận lỗi mà mình tự gây ra, hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.
– Liên hệ thực tế: là học sinh cần phải nhận thức được lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp. Rèn luyện thêm lòng dũng cảm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
III. Kết bài
– Cuộc sống muôn hình muôn vẻ với nhiều thử thách, chông gai, nếu con người không tôi luyện lòng dũng cảm rất dễ gục ngã, thất bại. Lòng dũng cảm có thể được rèn luyện từ bây giờ ngay từ những hành động nhỏ nhất.
Có thể bạn quan tâm: Những mẫu bài văn hay nhất nghị luận về quan điểm: Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường
Dàn ý mẫu 3:
I. Mở bài:
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
– Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quí ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
Ví dụ: W. Gơt đã từng nói: “Nếu như có một cái gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm, không gì lay chuyển nổi để chịu đựng nó”. Đúng vậy, muốn vượt qua số phận, muốn đạt được ước mơ, muốn đạt đến lí tưởng sống cao đẹp của bản thân thì con người phải có lòng dũng cảm. Như vậy, dũng cảm là một đức tính quý giá, được đề cao từ xưa đến nay.
II. Thân bài:
1. Định nghĩa về lòng dũng cảm
– Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
– Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.
– Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
2. Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm
– Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực…
– Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
– Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
3. Những tiêu chí để trở thành người dũng cảm
– Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, châh lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
– Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai…
– Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
– Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
4. Giá trị của lòng dũng cảm
– Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
5. Bàn luận mở rộng
+ Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí.
+ Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
6. Bài học nhận thức và hành động
– Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
– Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
– Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
III. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận
– Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, đồng thời xây dựng một cuộc sống, xã hội ngày càng tươi đẹp.
Các bạn vừa tham khảo một số mẫu dàn ý hay nghị luận xã hội về lòng dũng cảm trong cuộc sống. Để hình dung rõ hơn cách thức triển khai một bài văn hoàn chỉnh, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây hoặc Top 4 bài nghị luận về lòng dũng cảm hay nhất do THPT Ngô Thì Nhậm tuyển chọn.
Tham khảo bài văn mẫu về lòng dũng cảm
Từ xưa đến nay dũng cảm vẫn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần có.
Dũng cảm là dám đối mặt với sự thật dù nó có khó khăn và rất gian nan, là không trốn tránh, là tinh thần luôn lạc quan để vượt qua sóng gió của cuộc sống, là làm những điều mà người khác không dám làm, là dám đương đầu với những thử thách khó khăn của bản thân dám đối diện với chính mình. Nói tóm lại dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người và nhất là đối với thanh niên trong thời đại ngày nay.
Vậy vì sao cần phải có lòng dũng cảm? Đó là một đức tính tốt thể hiện sự mạnh mẽ tự tin của con người trong cuộc sống. Lòng dũng cảm khiến con người trở nên mạnh mẽ hơn để đối mặt với những khó khăn nguy hiểm tạo một tâm thế tự do, một nhân cách đẹp đẽ để khẳng định mình và trở thành chỗ dựa cho người khác. Lòng dũng cảm xúc bảo vệ người khác sẵn sàng xả thân vì người khác. Từ xa xưa vào thời chiến tranh, lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con người sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ Tổ quốc bảo vệ lãnh thổ quê hương. Đã biết bao nhiêu tấm gương về lòng dũng cảm như chị Võ Thị Sáu, anh La Văn Cầu, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện,… Ở mỗi người lòng dũng cảm biểu hiện ở một khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung lại nó đều có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của dân tộc số mệnh của nước nhà. Không chỉ trong thời chiến là ngày nay dưới đời sống hòa bình con người càng cần có lòng dũng cảm để đối mặt với những khó khăn thử thách đặc biệt là với cái xấu cái ác. Tiếp nối truyền thống của cha ông, hôm nay cũng có không ít những tấm gương về lòng dũng cảm đáng khâm phục và học hỏi. Như cậu bé Truyền ở Đà Nẵng đã tham gia cứu sống 11 người bị đắm thuyền trên biển. Cậu bé Nguyễn Văn Hà đã hi sinh thân mình để cứu bạn. Những tấm gương về lòng dũng cảm ấy đã góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn văn minh hơn và đáng trân trọng hơn.
Bên cạnh những tấm gương sáng về lòng dũng cảm còn không ít những con người hèn nhát không dám đương đầu với thách thức không dám vượt qua chính mình thấy nguy hiểm gian khổ thì chùn bước, lẩn tránh sống thụ động cảm trước mọi việc đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình và mọi người. Những con người đó sẽ không gây được thiện cảm với mọi người khác không có được thành công thậm chí là bị xã hội khinh bỉ hắt hủi xa lánh. Dũng cảm là một đức tính tốt của con người. Dũng cảm xuất phát từ tấm lòng của bản thân muốn thực hiện điều tốt đẹp chứ không phải bỏ ra dũng cảm để thể hiện mình và cũng không phải hành động một cách dại dột thiếu suy nghĩ để chứng tỏ mình là người có lòng dũng cảm. Vì thế lòng dũng cảm và biết thực hiện những hành động thể hiện lòng dũng cảm một cách đúng đắn mới được mọi người đánh giá cao. Một phần quan trọng không kém là dũng cảm vượt lên chính bản thân mình trước những nhu cầu thấp kém bản năng hay thái độ ý chí không đầu hàng số phận trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
Là thanh niên thế hệ ngày nay chúng em sẽ rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách trong học tập và trong cuộc sống. Nêu cao tinh thần tránh xa các tệ nạn xã hội sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lòng dũng cảm phải được mỗi chúng ta rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau này bước ra xã hội nó sẽ trở thành bàn đạp để chúng ta phát triển bản thân hơn.
Như vậy lòng dũng cảm đối với mỗi người là một đức tính vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cái tâm cái tình của mỗi người, nó có tác động sâu sắc đến đời sống của mỗi chúng ta. Chính vì thế mà mỗi người cần rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để khẳng định bản thân hơn. Song hành cùng việc rèn luyện cho mình lòng dũng cảm cũng cần phải biết hành động như thế nào để lòng dũng cảm được biểu hiện một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất.
/***/
Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu hay lớp 10 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 10 do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các bạn học tốt !