Dàn ý nghị luận giữ gìn văn hóa dân tộc ngắn gọn giúp em hoàn thành bài văn, đoạn văn nghị luận về vấn đề giữ gìn văn hóa dân tộc dễ dàng.
Để viết được một bài văn nghị luận về vấn đề giữ gìn văn hóa dân tộc hay và đạt điểm cao thì đầu tiên các em cần lập được dàn ý cho bài văn (đoạn văn) mà các em viết, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo dàn ý nghị luận giữ gìn văn hóa dân tộc ngắn gọn dưới đây nhé:
Dàn ý nghị luận giữ gìn văn hóa dân tộc
Mở bài nghị luận giữ gìn văn hóa dân tộc:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Giữ gìn văn hóa dân tộc là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó là điều nhắc nhở thế hệ thanh niên chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, vốn có của dân tộc.
Thân bài nghị luận giữ gìn văn hóa dân tộc:
a. Giải thích vấn đề
– Văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.
Ví dụ: văn hóa ứng xử, văn hóa cổ truyền Việt Nam,….
– Giữ gìn văn hóa là giữ gìn những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay.
b. Bàn luận: Giữ gìn văn hóa là điều tốt đẹp và cần thiết
– Nếu chúng ta biết giữ gìn văn hóa:
+ Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên giàu có, hướng thiện, vốn sống được tăng lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những tri thức mới lạ trên thế giới.
+ Một xã hội giữ gìn được văn hóa sẽ là một xã hội văn minh. Ví dụ: Việt Nam và Do Thái là hai quốc gia duy nhất trải qua hơn 1000 năm bị đô hộ vẫn giữ được tiếng nói của mình.
+ Nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải ) giữ gìn văn hóa người Hà Nội: cách ứng xử, ăn uống, nói năng cho đến những thú chơi thanh nhã,…..
– Nếu chúng ta không biết giữ gìn văn hóa:
+ Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên khô khan, vốn kiến thức về cuộc sống sẽ bị hạn hẹp, dẫn tới những nhận thức lệch lạc, không đúng đắn. (nêu ví dụ)
+ Một xã hội không giữ gìn được văn hóa, không giữ gìn được những điều tốt đẹp cha ông để lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội tốt đẹp của mình.
c. Làm thế nào để giữ gìn văn hóa dân tộc?
+ Đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian.
Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo…
+ Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần…
+ Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước…
d. Bài học nhận thức
– Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ đang dần quên mất những giá trị văn hóa tốt đẹp. (Ví dụ: không biết cách cư xử có văn hóa, sử dụng những từ ngữ, cách nói, cách viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt …)
– Nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam: văn hóa châu u, văn hóa Hàn quốc,….. Nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng quá nặng nề, dẫn đến những hành động quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái (sính ngoại, sống quá “thoáng”, đua đòi…)
– Tất nhiên thì việc tiếp thu những văn hóa mới lạ là điều cần thiết, nhưng hơn tất cả phải giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, không được để mất đi những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều những mối đe dọa đang rình rập xung quanh ta mọi lúc mọi nơi.
Kết bài nghị luận giữ gìn văn hóa dân tộc
– Đánh giá chung. Giữ gìn văn hóa dân tộc không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó là của cả một dân tộc, một quốc gia và trong đó đóng vai trò quan trọng của các thế hệ trẻ mai sau.
Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm đã giới thiệu tới các em dàn ý nghị luận giữ gìn văn hóa dân tộc ngắn gọn nhất, mong rằng với những gợi ý ở trên thì các em sẽ hoàn thành tốt nhất bài văn (đoạn văn) nghị luận xã hội lớp 9 của mình nhé!