Giáo dụcLớp 10

Dàn ý cảm nhận bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

I. Dàn ý Cảm nhận bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

1. Mở bài
– Giới thiệu sơ qua vài nét về tác giả Lí Bạch: Là nhà thơ nổi tiếng thời Đường (Trung Quốc), được người đời mệnh danh là “thi tiên”
– Giới thiệu khái quát giá trị nội dung tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.

2. Thân bài

* Cảm nhận hai câu thơ đầu: “Cố nhân… Dương Châu” (Bạn từ lầu Hạc… xuôi dòng)
– Nội dung chính: Khái quát khung cảnh chia tay giữa người đi – Mạnh Hạo Nhiên (bạn thân chí cốt của tác giả) lên đường đi Quảng Lăng thuộc Dương Châu để làm quan và người đi tiễn – nhà thơ Lí Bạch 
– Thời gian: Vào mùa hoa khói, mùa xuân
– Địa điểm của cuộc chia li: Tại lầu Hoàng Hạc ở phía Tây 
– “Cố nhân”: Hạo Nhiên là người bạn đã thân thiết từ rất lâu, người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả
=> Người đi, kẻ ở lại khiến con người ta có gì bứt rứt trong lòng.

Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

* Cảm nhận hai câu thơ cuối: “Cô phàm… thiên kế lưu” (Bóng buồm… trên trời)
– Được coi là linh hồn của bài thơ đồng thời là tâm trạng của tác giả
– Các hình ảnh đặc sắc:”bóng buồm, dòng sông, bầu trời”…
+ Cánh buồm: Nhỏ bé, xa dần, mờ dần rồi mất hút, khiến tác giả trông theo mà chỉ thấy “dòng sông trên trời”
+ Dòng sông, bầu trời: Rộng lớn, bao la
=> Cánh buồm cô đơn, lẻ loi hay cũng như tâm trạng của Hạo Nhiên, của tác giả khi đó
– Lí Bạch đứng đó trông theo rất lâu từ khi con thuyền xuôi dòng cho đến khi biến mất xa tít tắp, không còn một dấu chấm nhỏ nhoi
=> Tình cảm sâu nặng của ông dành cho người bạn cố nhân của mình

* Khái quát lại giá trị nghệ thuật bài thơ: 
+ Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật vẻn vẹn trong 28 chữ nhưng cô đọng, hàm súc
+ Hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc
+ Cả bài thơ không có từ ngữ nào miêu tả trực tiếp cảm xúc, tâm trạng buồn bã, cô đơn nhưng lại giúp người đọc cảm nhận rõ sự trống vắng, hụt hẫng của tác giả.

3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. 
 

II. Bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Lí Bạch – một nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc. Ông có tài năng thơ ca lãng mạn nên người đời gọi ông là Thi tiên (Tiên thơ). Trong sự nghiệp của ông, ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học với trên một nghìn bài thơ và bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có thể coi là một bài thơ kiệt tác. Bài thơ đã thể hiện tình bạn chân thành mà sâu sắc giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên qua cuộc chia tay thật xúc động.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khái quát được cả khung cảnh chia tay:

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

(Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói, Dương Châu xuôi dòng)

Chỉ với hai câu thơ, người đọc đã có thể nắm bắt được cả thời gian, không gian địa điểm của cuộc chia li. Người đi, kẻ ở lại khiến con người ta có gì bứt rứt trong lòng…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Cảm nhận bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.

——————-HẾT———————-

Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của tác giả Lý Bạch được biên soạn trong tuần học thứ 15 của chương trình Ngữ Văn lớp 10, các bài văn mẫu hay được giáo viên yêu cầu với tác phẩm này bao gồm: Phân tích Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Cảm nhận thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng;…

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button