Giáo dụcLớp 10

Dàn ý bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng

I. Dàn ý bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng

1. Mở bài

-Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ: Tên, hiệu, gia đình, số phận và vai trò của ông trong nền văn học Trung Hoa.
-Giới thiệu tác phẩm: “Thu hứng” trích trong chùm thơ 8 bài của Đỗ Phủ.
“Thu hứng” vẽ lên bức tranh thu ảm đạm, đìu hiu, thiếu sức sống, lồng trong đó là những tình cảm thầm kín về nỗi đau thời cuộc, nỗi nhớ quê nhà của tác giả.

2. Thân bài

Bạn đang xem: Dàn ý bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng

– Hai câu đề:
+ Bức tranh mùa thu từ trên cao nhìn xuống với hình ảnh rừng phong lá đỏ rụng khắp nơi.
+ Rừng phong trụi lá lại bị bủa vây, giăng mắc bởi sương sa làm cho cảnh thu thêm đìu hiu.
+ Cảnh núi non trung điệp của “Vu sơn, Vu giáp” làm bức tranh thu mở ra chiều rộng với sự bạt ngàn của núi cũng buồn tẻ tới ánh sáng cũng không thể chiếu rọi xuống phía dưới.
– Hai câu thực:
+ Tả cảnh nước đổ xuống ghềnh đá tạo ra những đợt sóng dữ dội như muốn nuốt chửng con người.
+ Hình ảnh mây sà xuống dưới mà cảm giác như mây được đùn từ mặt đất lên. Ở đây là nghệ thuật đối lập giữa 2 hình ảnh để nói nên sự đảo lộn của thời cuộc.
– Hai câu luận: Tác giả nói về cảnh thu qua hình ảnh “khóm cúc”
– Hai câu kết: Âm thanh sinh hoạt thoáng vui đã bị những áng mây sà xuống bao phủ khiến tâm trạng thi sĩ không thể vui lên được.

3. Kết bài

Tổng kết nghệ thuật và nêu lại nội dung bức tranh thu và tình cảm, nỗi nhớ của tác giả đã gửi vào bài thơ.
 

II. Bài văn mẫu bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng

Đỗ Phủ tên chữ là Tử Mĩ, hiệu là Thiếu Lăng. Ông được mệnh danh là một trong những nhà thơ vĩ đại hiện thực của nền văn chương Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới nổi tiếng. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học nhưng lại không mấy có duyên với chuyện thi cử. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng tới tâm hồn văn chương của ông. Ông đã để lại cho hậu thế hàng ngàn các bài thơ giá trị về nhiều nội dung sâu sắc và đa dạng. Đỗ Phủ sống trong thời kỳ đất nước chiến tranh nghèo khổ, giọng thơ của ông mang vẻ trầm uất, bi tráng, nghẹn ngào nhưng mang nhiều tinh thần nhân đạo.

Bên cạnh những bài thơ phản ánh sự kiện lịch sử tại thời điểm ông sống, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều bài thơ trữ tình mộc mạc, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người cũng như thời cuộc. “Thu hứng” là một trong những bài thơ mang nội dung như vậy. Nằm trong chùm thơ tám bài sáng tác năm 766 của tác giả, “Thu hứng” được xem là bài thơ hay nhất về đề tài mùa thu mang đến cho độc giả bức tranh mùa thu Trung Quốc ảm đạm, lạnh lẽo và ẩn chứa trong đó là tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ trước cảnh đất nước hoang tàn, loạn lạc,  nỗi nhớ quê hương da diết,…

Ở cặp câu đầu:

“Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.”

Với hai câu đề, tác giả đã mở ra không gian mùa thu với những nét tiêu biểu. Qua cách miêu tả phong cảnh của mình, Đỗ Phủ giúp người đọc nhận ra ông đang đứng ở vị trí cao để phóng tầm mắt xuống cảnh vật bên dưới, tầm nhìn từ xa tới gần nên rất tinh tế…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng

—————————-HẾT——————————

Sau khi tìm hiểu xong nội dung của bài bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 10 có cùng chủ đề khác như: Cảm nhận bài thơ Thu Hứng, Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ, Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ để thấy cảnh và tình của tác phẩm, Soạn bài Cảm xúc mùa thu – Thu hứng.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button