Giáo dụcLớp 8

Dàn ý bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa…

Đề bài: Em hãy xây dựng Dàn ý bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

I. Dàn ý bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa…

1. Mở bài

– Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một tác phẩm văn học có giá trị lịch sử sâu sắc, phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước thái bình thịnh trị muôn đời.
– Trong tác phẩm có một đoạn hết sức ấn tượng: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Bạn đang xem: Dàn ý bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa…

2. Thân bài

– Câu nói ấy là câu kết thúc cho một loạt luận cứ, luận điểm trình bày về nguyên cớ chọn Đại La làm chốn kinh đô mới, bởi nơi ấy đã hội tụ đầy đủ những điều kiện về địa lý, giao thông, kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, chỗ nào cũng là hạng ưu điểm đứng nhất.
– Thể hiện tâm huyết nghiên cứu tuyển chọn kỹ lưỡng của Lý Công Uẩn.
– Thể hiện niềm yêu thích lòng ca ngợi của nhà vua với mảnh đất Đại La yêu dấu, nơi hội tụ mọi điều tốt đẹp xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
– Khơi gợi ra viễn cảnh triều đình vững mạnh, nhân dân được an cư lạc nghiệp ngàn đời nếu dời đô về nơi đắc địa như Đại La.
=> Nhận thấy được quyết tâm, lòng tin tưởng về việc dời đô của Lý Công Uẩn, đó là tâm huyết, cũng như nỗi lòng canh cánh bấy lâu của vị đế vương toàn tài.
– Câu nói được diễn tả với ngữ khí khẳng định và sự ngợi khen khéo léo khiến người người phải tâm phục, khẩu phục, đồng thời càng cho thấy tầm nhìn xa trông rộng, óc chiến lược của vị minh quân.
= > Thực tế cho đến hơn 1000 năm sau Hà Nội vẫn giữ nguyên vai trò, vị trí là kinh đô – thủ đô Việt Nam, nơi chứa đựng các cơ quan đầu não, vận hành cả đất nước.

3. Kết bài

– Chiếu dời đô là một tác phẩm xuất sắc, là tiếng nói là khát vọng của cả một dân tộc mà chính Lý Công Uẩn đã thay mặt nhân dân nói ra.
– Từ đây kinh đô nước ta dời về Đại La, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, hứa hẹn những phát triển vượt bậc về cả kinh tê, văn hóa, chính trị, quân sử như những điều mà mảnh đất này đã biểu lộ trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
 

II. Bài văn mẫu bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa…

Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một tác phẩm văn học có giá trị lịch sử sâu sắc, phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước thái bình thịnh trị muôn đời. Với giọng văn trang trọng, lại có sự kết hợp đủ lý, đủ tình của bậc đế vương toàn tài, đã tạo ra một bản chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nhắc đến luận điểm và lý lẽ, có một đoạn hết sức ấn tượng: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Câu nói ấy là câu kết thúc cho một loạt luận cứ, luận điểm trình bày về nguyên cớ chọn Đại La làm chốn kinh đô mới, bởi nơi ấy đã hội tụ đầy đủ những điều kiện về địa lý, giao thông, kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, chỗ nào cũng là hạng ưu điểm đứng nhất.

Câu “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa” thứ nhất vừa chỉ ra rằng, Lý Công Uẩn đã thực sự nghiên cứu mọi địa điểm trên cả nước, đã có cả một quá trình nghiên cứu kỳ công và trong ngàn tuyển, vạn chọn thì ông mới kết luận lại rằng chỉ có đất Đại La mới là thắng địa…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô tại đây.

———————-HẾT————————

Trong tài liệu Những bài văn hay lớp 12 của chúng tôi, ngoài Dàn ý bình luận về câu nói của Lí Công Uẩn trong Chiếu dời đô: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa…, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài mẫu khác: Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về bài “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ, Phân tích Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button