Tổng hợp

Đại tá Chu Quang Minh là ai? Vụ việc đau lòng trực thăng rơi ở biển

Đại tá Chu Quang Minh là ai?

Đại tá Chu Quang Minh sinh năm 1964; quê quán: Xóm Hồng Phú, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định; trú quán: Số nhà 23E, ngách 25/564 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; phi công lái chính Đội bay 2, Công ty Trực thăng Miền Bắc, Binh đoàn 18/Bộ Quốc phòng.

Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Đồng chí đã tử nạn hồi 17 giờ 15 phút ngày 5-4-2023, trong khi thực hiện nhiệm vụ bay tại vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Lễ viếng tổ chức từ 9 giờ 15 phút đến 10 giờ 15 phút ngày 8-4-2023, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội). Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 10 giờ 15 phút cùng ngày; hỏa táng tại Đài hóa thân Thanh Bình (Km13, Quốc lộ 21 cũ, tỉnh Nam Định). An táng tại Nghĩa trang Kim Hưng (làng Duyên Hưng, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định).

Đại tá Chu Quang Minh là ai?
Đại tá Chu Quang Minh là ai?

Vụ việc đau lòng trực thăng rơi ở biển

Tối 5/4/2023, Bộ Quốc phòng thông tin về vụ việc trực thăng rơi ở vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh.

Theo đó, vào hồi 16h50 ngày 5/4/2023, máy bay Bell-505, số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng) do Đại tá Chu Quang Minh điều khiển xuất phát từ bãi đáp Tuần Châu thực hiện chở khách tham quan vịnh Hạ Long.

Chiếc trực thăng đã mất liên lạc lúc 17h15 phút cùng ngày, sau đó thì gặp nạn tại khu vực Hòn Dép (khu vực giáp ranh địa giới Hải Phòng).

Theo đại diện huyện Cát Hải, đã xác định được danh tính nạn nhân vụ máy bay rơi gồm có 5 người, là Đại tá Chu Quang Minh, sinh năm 1964, phi công và 4 hành khách gồm: Hồ Tá Lực, sinh năm 1964; Nguyễn Thị Hội, sinh năm 1963; Hồ Thị Oanh, sinh năm 1962; Phạm Thị Bê, sinh năm 1958.

Cả 4 hành khách đi trên chuyến bay này đều có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng và đến Quảng Ninh thực hiện dịch vụ du lịch ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao.

Ngay khi máy bay mất tín hiệu, Công ty Trực thăng miền Bắc phối hợp với Bộ đội Biên phòng và lực lượng quân sự địa phương khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn.

Lúc 19h18, lực lượng tại hiện trường vớt được 2 thi thể cùng một số mảnh vỡ nghi là của máy bay tại vị trí mép bờ, tọa độ 20 độ 51 phút 51,2 giây độ vĩ bắc – 107 độ 01 phút 13,4 độ kinh đông.

Tối cùng ngày, lực lượng chức năng đã trục vớt được một số mảnh vỡ được cho là của chiếc máy bay rơi tại vùng biển Cát Hải (Hải Phòng).

Theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thì đây là chuyến bay thứ 4 trong ngày của chiếc máy bay trên.

Hiện tại, đoàn công tác do Thiếu tướng Lã Phong, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn dẫn đầu đã tới hiện trường vụ máy bay rơi chỉ đạo công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích.

Vụ việc đau lòng trực thăng rơi ở biển
Vụ việc đau lòng trực thăng rơi ở biển

Trực thăng Bell 505 có sân bay riêng trên đảo Tuần Châu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chuyên phục vụ các chuyến bay ngắm cảnh Hạ Long.

Đây là máy bay mới, nhẹ do hãng Bell Helicopter của Mỹ sản xuất năm 2018. Máy bay được chứng nhận an toàn bởi Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ (US FAA) và cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EUASA).

Mỗi chiếc Bell 505 có thể chở được 5 người, trong đó có 1 phi công và 4 hành khách, tốc độ bay tối đa 232 km/h; độ cao bay tối đa hơn 5.600 m. Bell 505 dài 10,53 m, rộng 1,52 m và cao 3,25 m, được bổ sung vào đội máy bay phục vụ tour trực thăng ngắm Hạ Long (Quảng Ninh) vào năm 2019.

Bạn đang xem: Đại tá Chu Quang Minh là ai? Vụ việc đau lòng trực thăng rơi ở biển

Đêm trắng của người vợ phi công khi nhận tin dữ

Gần 2 ngày sau sự cố trực thăng Bell 505 rơi xuống vùng biển vịnh Hạ Long, con ngõ trước nhà phi công Chu Quang Minh (59 tuổi) đông đủ họ hàng cùng người thân vội vã chuẩn bị công tác hậu sự theo phong tục. Chiếc ban thờ phía trong dựng vội, di ảnh người quá cố vẫn chưa được treo lên. Cạnh đó là mẹ vợ của nạn nhân ngồi gục, nước mắt bà rơi không ngừng.

Vừa trải qua nỗi đau mất chồng, bà Nguyễn Thị Ngân (55 tuổi) cố nén lại cảm xúc để cùng người thân chuẩn bị tang lễ. Chia sẻ với người tới thăm viếng, người phụ nữ không ít lần bật khóc. Bà luôn nhắc tới mong ước về ngày chồng nghỉ hưu vào cuối năm nay. Khi đó, họ sẽ cùng nhau thực hiện dự định về những chuyến du lịch mà không lo bị gọi về gấp để thực hiện nhiệm vụ.

Đêm trắng của người vợ phi công khi nhận tin dữ
Đêm trắng của người vợ phi công khi nhận tin dữ

Trước chuyến bay định mệnh, phi công, đại tá Chu Quang Minh vừa trở về nhà sau chuyến công tác Đà Nẵng kéo dài hơn một tuần. Ông nghỉ ngơi tại nhà 2 ngày rồi nhắn tin cho vợ: “Mai anh đi Hạ Long bay khoảng một tuần”, trước khi lên đường.

Tối 5/4, bà bất ngờ nhận được điện thoại của con: “Mẹ ơi, mẹ về nhà có việc”. Tới nhà, cô con gái thông báo lát nữa có người công ty ba qua nhà nói chuyện. Người phụ nữ chưa kịp định hình chuyện gì xảy ra thì con gái đã tiếp lời: “Hôm nay, ba bay chuyến cuối thì mất liên lạc”.

Bà Ngân lặng người. Ít phút sau, đại diện Công ty Trực thăng Miền Bắc (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng) có mặt thông báo sự việc.

“Nhiều người an ủi tôi lực lượng chức năng đang tìm kiếm, nhưng tôi cũng đã tự xác định được chuyện xảy ra khi máy bay gặp tai nạn”, bà Ngân nói.

Những giờ phút sau đó, bà Ngân nói chỉ biết chờ đợi. Người vợ của đại tá phi công thức trắng đêm, lên thắp hương cho gia tiên để mong chờ phép màu đến với chồng mình.

Gần 1h ngày 6/4, thi thể phi công Chu Quang Minh được tìm thấy trên vùng biển vịnh Hạ Long. Người con gái của nam phi công nhận tin nhưng chưa dám báo ngay cho mẹ.

Khoảng hơn 2h, bà Ngân thấy tài khoản mạng xã hội của con gái được đổi ảnh đại diện sang nền màu đen… “Khi đó, tôi đành chấp nhận rằng tôi đã mất anh thật rồi”, bà nghẹn lời rồi lặng lẽ dọn dẹp để “nhà cửa tươm tất khi đón chồng về”.

“Tôi vẫn hình dung và hy vọng như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi vẫn nghĩ anh chỉ đi công tác thôi, không nghĩ chuyện đó sẽ xảy đến với gia đình mình”, vợ đại tá phi công nói.

Chung sống với nhau hơn 30 năm, bà Ngân đã quá quen với những chuyến công tác của chồng. Sau 4 năm học tại Nga, ông Minh về nước làm việc được 2 năm thì họ nên duyên vợ chồng. Họ có với nhau 2 người con, sinh năm 1994 và 2004. Thời điểm đó, nam phi công đang công tác tại Cát Bi (Hải Phòng) rồi sau đó là Đà Nẵng.

Tới năm 2000, ông Minh bắt đầu làm phi công cho Công ty Trực thăng Miền Bắc, bà cùng chồng ra Hà Nội sinh sống tới nay. Công việc khiến ông Minh đi công tác nhiều hơn ở nhà. Có những chuyến kéo dài 2-3 tháng. Cũng có khi đang ở quê nhà tại Hải Phòng, ông phải bỏ dở bữa cơm cùng vợ ở lại để lên Hà Nội gấp vì có chuyến bay cấp cứu.

“Những phi công có đủ số giờ bay an toàn và chứng chỉ điều kiện luôn phải như vậy”, bà Ngân giải thích.

Chỉ vào những mô hình máy bay bày khắp nhà, người phụ nữ nói chồng mình rất yêu nghề, ông chưa từng nghĩ tới việc sẽ gắn bó với một công việc khác. Đặc thù công việc khiến ông chưa từng có một chuyến du lịch dài hơn 2 ngày đông đủ cùng gia đình.

“Cuối năm nay, theo dự định anh sẽ được nghỉ hưu sau quá trình gắn bó với bầu trời. Tôi đã dự định sẽ cùng anh có một chuyến đi mà không lo về công việc gấp. Vậy mà…”, bà nghẹn lời.

Hình ảnh phi công trực thăng Bell-505 qua lời kể của vợ

Trong trí nhớ bà Ngân, phi công Chu Quang Minh chưa từng có ngày phép, cuối năm nay ông Minh về hưu, bà muốn được đi du lịch cùng chồng.

Trưa 7/4, từng nhóm người lặng lẽ đứng trong con ngõ nhỏ phố Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội), họ nhìn bảng cáo phó mới được dán trên ngõ rồi nén tiếng thở dài.

Hai người đàn ông treo cờ tang. Bên trong, gia quyến của Đại tá phi công Chu Quang Minh (SN 1964) kê mấy chiếc bàn nhỏ, đại gia đình tranh thủ ăn vội bữa trưa. Bữa cơm gần như không có tiếng nói, có lẽ họ sợ chỉ cần một tiếng hỏi thăm, mọi ký ức về ông Minh ùa về, sẽ không kiềm chế được cảm xúc đau thương.

Bên cạnh ban thờ vong mới lập, bà Ngân (vợ phi công Chu Quang Minh) đưa tay ngăn dòng nước mắt chực trào: “Chỉ cuối năm nay là ông ấy về hưu…”.

Kết hôn được 30 năm nhưng thời gian vợ chồng ông Minh được sống bên nhau rất ít. Thậm chí ngay cả ngày lễ, Tết, vợ chồng ông cũng hiếm khi được về quê cùng nhau. Mọi công việc gia đình, chăm sóc con cái gần như một tay bà Ngân lo toan, vun vén.

“Có những chuyến bay đi 2-3 tháng, có chuyến đi nước ngoài cũng kéo dài tới vài tuần. Chưa bao giờ tôi thấy ông ấy có ngày nghỉ phép. Với chuyến bay cấp cứu, nhận được lệnh là 10 phút ông ấy phải có mặt luôn, vì vậy dù được nghỉ ông ấy cũng không dám đi đâu xa”, bà Ngân kể.

Vợ phi công Chu Quang Minh không nén nổi xúc động khi nhắc về chồng. Vợ phi công Chu Quang Minh nhớ lại, có lần gia đình về quê ở Hải Phòng, mâm cơm vừa dọn ra, ông Minh nhận được lệnh bay của công ty vội vàng bắt xe quay về Hà Nội gấp.

Đau lòng vụ rơi trực thăng Bell-505
Đau lòng vụ rơi trực thăng Bell-505

Dù ông Minh là phi công chở khách du lịch nhưng chính vợ chồng ông lại chưa từng được đi du lịch cùng nhau. Bà Ngân vẫn thầm nghĩ chỉ còn mấy tháng nữa khi chồng nghỉ hưu, con cái đã lớn, lúc này vợ chồng có thời gian bên nhau nhiều hơn.

“Nhiều khi tôi cứ bảo đi du lịch vì chúng tôi chưa từng đi du lịch ở đâu được. Tôi đã mong ước vợ chồng sau này có thể đi du lịch cho thoải mái hơn…”, bà Ngân khóc nghẹn khi nhắc đến những dự định giản dị nhưng mãi mãi không thể thực hiện được sau chuyến bay định mệnh hôm 5/4.

Tối 5/4, bà Ngân đang ở bên ngoài thì nhận được điện thoại từ con gái làm cùng Công ty trực thăng miền Bắc với ba nói cần phải về nhà ngay. Về tới nhà, cô con gái mới kể chuyến bay của ba mất liên lạc.

“Tôi vẫn không tin, đến khi công ty chồng tới nhà nói chuyện, tôi mới hiểu đây là sự thật. Mọi người an ủi tôi lực lượng đang tìm kiếm, nhưng tôi hiểu rằng, tai nạn máy bay thì gần như không còn cơ hội”, bà Ngân đau đớn nhớ lại.

Bà Ngân cố giữ bình tĩnh, thắp hương gia tiên phù hộ và dọn dẹp nhà cửa. Bà vẫn cố nuôi một chút hy vọng về kỳ tích. Cả đêm, người vợ phi công thức trắng lên mạng đọc từng dòng tin tức vụ máy bay rơi.

“2h sáng, Facebook của con gái chuyển ảnh đại diện màu đen, lúc này tôi hiểu không còn chút hy vọng nào nữa rồi”, bà Ngân bật khóc.

Hơn 30 năm làm nghề phi công, trong trí nhớ của bà Ngân, chồng mình chưa từng có ngày phép, nên sự việc xảy ra bà Ngân cũng tự an ủi bản thân và các con “đây là chuyến công tác lâu ngày” của chồng mình.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button