Giáo dục

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 của Pháp ở việt nam diễn ra vào thời gian nào?

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 của Pháp ở việt nam diễn ra vào thời gian nào?

Câu hỏi: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 của Pháp ở việt nam diễn ra vào thời gian nào?

Trả lời: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của nhân dân Việt Nam được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 1897 đến năm 1914 ngay sau khi Pháp tiến hành đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Pháp tiến hành thành lập liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền Đông Dương người Pháp.

Chúng tiến hành chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau, cụ thể Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ và Bắc kỳ là xứ nửa bảo hộ. Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp Cai trị.

Nhìn chung thì bộ máy chính quyền thời đó thì từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối , nhằm tăng cường cách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 của Pháp ở việt nam diễn ra vào thời gian nào?
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 của Pháp ở việt nam diễn ra vào thời gian nào?

Thông tin tham khảo:

Mục đích của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Mục đích chung nhất của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đó chính là bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất từ năm 1897 đến năm 1914 thì với chính sách bóc lột ” chia để trị” của thực dân Pháp và bè lũ tay sai thì chúng luôn luôn thẳng tay đàn áp nhân dân ta một cách rã man để thực hiện mục đích của bản thân mình. Chúng luôn vơ vét bộc lột nhân dân ta để bù đắp cho những thiệt hại mà chúng phải chịu trong các cuộc xâm lược và thực hiện mục đích làm giàu cho chính quốc gia nó. Chúng tiến hành khai thác một cách triệt để các nguồn tài nguyên và thế mạnh về nguồn lao động dồi dào của các nước thuộc địa.

Tổ chức bộ máy Nhà nước

– Sau khi đàn áp xong những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

– Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối. Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Nam Kì (thuộc địa), Trung Kì (bảo hộ), Bắc Kì (nửa bảo hộ). Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp cai trị.

– Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, làng xã.

=> Nhìn chung bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối nhằm tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.

– Chính sách của Pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà nước vô cùng chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.

– Kết hợp giữa thực dân và phong kiến cai trị.

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau như là lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp và lĩnh vực giao thông vận tải. Mỗi lĩnh vực thì thực dân Pháp đều thực hiện chính sách khai thác một cách triệt để. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp như sau:

– Đầu tiên đó là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp trong lĩnh vực Nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp thì thực dân Pháp đẩy mạnh tiến hành cướp ruộng đất, cụ thể ở Bắc Kỳ đến năm 1902 thì có đến 182.000 ha đất ruộng bị thực dân Pháp chiếm. Thực dân Pháp tiến hành cướp ruộng đất để lập các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê.

Bên cạnh đó thì về lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã tiến hành ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang cho chúng. Vào năm 1897 thì Pháp ép triều nhà Nguyễn kí điêu ước nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng, đến năm 1915 thì địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc kì và Trung Kì.

Tiến hành phát canh thu tô.

– Chính sách khai thác trong lĩnh vực Công nghiệp: Trong lĩnh vực công nghiệp thì nắm được thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam thì thực dân Pháp tiến hành tập trung và khai thác các mỏ như là mỏ đá, thiếc, kẽm,… tất cả các khoảng sản này thì đều được đưa về Pháp. Khi tiến hành khai thác khảng sản thì thực dân Pháp đã khai thác triệt để nguồn nhân công rẻ mạt tại Việt Nam để vào các hầm mỏ để làm việc cho chúng.

Song song với đó thì thực dân Pháp cũng tiến hành cho xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ đời sống của chúng tại Việt Nam như là điện, nước, hay cơ sở sản xuất xi măng, dệt … Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa đó mà một số ngành nghề thủ công ở Việt Nam đã bị mai một như là dệt, gốm…

– Chính sách khai thác thuộc địa trong lĩnh vực giao thông vận tải: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp thì những đoạn đường sắt ở Bắc Kỳ và Trung kỳ được xây dựng nhiều. Đến năm 1912 thì tổng chiều dài đường sát đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km, mở rộng đường bộ đến các khu hầm mỏ, đồn điền, cảng như vậy thì hoạt động xây dựng giao thông vận tải ở Việt Nam của thực dân Pháp là đều nhằm mục đích là khai thác thuộc địa một cách nhanh chóng và thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa. Và phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài.

– Trong thương nghiệp thì pháp độc chiếm thị trường Việt Nam và tiến hành đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài. Còn hàng hóa của Pháp thì được miễn thuế hoặc là mức thuế khá là thấp

– Pháp tiến hành tăng thuế và thu thêm nhiều loại thuế mới.

Chính sách văn hoá, giáo dục để phục vụ khai thác thuộc địa

–  Duy trì nền giáo dục phong kiến.

–  Mở một số trường học và cơ sở y tế, văn hoá, đưa tiếng Pháp vào chương trình học bắt buộc ở bậc Trung học.

=> Những chính sách của thực dân Pháp đã tạo ra tầng lớp tay sai, kìm hãm nhân dân.

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Tác động của cuộc khai thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Việt Nam

Bạn đang xem: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 của Pháp ở việt nam diễn ra vào thời gian nào?

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp thì Việt Nam đã bị chịu ảnh hưởng tác động nặng nề.  Tuy nhiên thì bên cạnh đó kinh tế Việt Nam có những tác động tích cực do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Đầu tiên đó là tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đó là phương thức sản xuất TBCN bước đầu được du nhập vào Việt Nam, nó mang lại nhiều tiến bộ so với phương thức sản xuất phong kiến, đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực như Hà Nội , Sài Gòn.

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với Việt Nam thì chúng ta mất nhiều hơn là được bởi lẽ mục đích chính của họ trong cuộc khai thác thuộc địa đó là bù đắp cho thiệt hại của chính quốc trong chiến tranh và làm giàu cho chính quốc. Cho nên thì tác động của cuộc khai thác thuộc địa ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam, tài nguyên thì bị vơi cạn, nông nghiệp dẫm chân tại chỗ và không có sự phát triển, công nghiệp phát triển nhỏ giọt và khi tiến hành khai thác thuộc địa thì  chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ, thiếu hẳn nền công nghiệp nặng. Việt Nam từ đây trở thành thị trường cung cấp nguyên- nhiên liệu và thị trường độc chiếm của Pháp.

Như vậy thì dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thì đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Việt Nam.

Những chuyển biến về xã hội thời kỳ pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất

– Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

– Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành được độc lập và ấm no.

– Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều đô thị mới: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn…

– Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán… bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

– Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

– Công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.

=> Từ một nước phong kiến, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: Nông dân với phong kiến; dân tộc ta với thực dân Pháp, ngày càng sâu sắc.

Trong bối cảnh đó đã xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button