Tổng hợp

CSR là gì? Tại sao doanh nghiệp nên thực hiện CSR?

CSR là gì?

CSR (corporate social responsibility) hay còn gọi là trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là thuật ngữ trong kinh doanh cũng như trong pháp luật dùng để chỉ các chủ thể kinh tế cam kết hoạt động nhưng vẫn giữ đạo đức nghề nghiệp và không trái với lương tâm làm người. Hay nói các khác, CSR là việc công ty vẫn kiếm được lợi nhuận nhưng không làm tổn thất đến các giá trị cốt lõi của xã hội, đặt chữ tâm lên trên chữ tài.

Bên cạnh lợi nhuận kinh doanh, sự thành công và bền vững của một doanh nghiệp phải gắn liền với lợi ích của xã hội.

CSR là gì?
CSR là gì?

Tại sao doanh nghiệp nên thực hiện CSR?

Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng hình ảnh, tên tuổi của công ty. Hơn hết, đây là một việc nên làm vì những lợi ích lâu dài, không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phát triển trong một xã hội thịnh vượng, lành mạnh. Nếu chỉ vì những ích lợi nhất thời mà quên đi giá trị cốt lõi đằng sau, không sớm thì muộn, doanh nghiệp sẽ sớm đào thải mình ra khỏi thị trường đặc biệt là trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp bạn xây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp chân chính. Điều này sẽ góp phần chiến thắng trong công cuộc chinh phục trái tim của khách hàng. Trong kinh doanh, còn điều gì quan trọng hơn việc tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng?

Khi được lòng khách hàng và nhận được sự ủng hộ của đông đảo xã hội, bạn sẽ có chỗ đứng vững chắc và tiếng nói của riêng mình trên thị trường. Từ sự uy tín và danh tiếng đó, bạn có thể phát triển công ty và gia tăng lợi nhuận từ việc khai thác tối ưu các lợi thế mình đang có.

Thu hút vốn đầu tư bên ngoài

Việc liên kết làm ăn trong giới kinh doanh là điều không còn xa lạ ngày nay. Khi bạn đã tạo được danh tiếng cho công ty, bạn sẽ rất dễ nhận được các lời mời hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn. Vì khi bạn thực hiện trách nhiệm xã hội, bạn thể hiện được trình độ văn minh của một tổ chức khi tuân thủ các quy định cộng đồng.

Và khi công ty bạn là một doanh nghiệp chân chính, điều này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội sau đó vì bất kỳ ai cũng muốn hợp tác lâu dài với những doanh nghiệp vừa “có tâm” lại vừa “có tầm”.

Không lo ngại về các sự cố pháp luật

Trách nhiệm xã hội là một trách nhiệm liên quan mật thiết đến với luật kinh doanh cũng như các quy chuẩn xã hội. Nếu bạn đã đảm bảo tuân thủ và chấp hành nghiêm túc đầy đủ các quy định của nhà nước về CSR, bạn sẽ không phải lo ngại về các rắc rối mà mình có thể mắc phải.

Việc không vướng vào vòng quay pháp luật sẽ giúp công ty bạn tập trung vào kinh doanh, không bị mất uy tín trong mắt khách hàng hay đối tác. Thế nên, việc chấp hành CSR sẽ giúp bạn tránh những thiệt hại không đáng có.

Các loại CSR doanh nghiệp cần thực hiện

Có rất nhiều khía cạnh của trách nhiệm xã hội để một doanh nghiệp cần đảm bảo. Tuy nhiên, bốn trong số đó là các trách nhiệm cấp thiết cũng như các vấn đề then chốt để sự phát triển bền vững đi đôi với lợi ích lâu dài của cả hai bên.

Trách nhiệm xã hội về môi trường

Đây được xem là một vấn đề muôn thuở của hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở các quy mô kinh doanh từ vừa và nhỏ đến các “ông lớn” trong ngành công nghiệp. Môi trường sống là điều kiện kiên quyết để nhân loại có thể tồn tại và phát triển. Một doanh nghiệp có thành công đến đâu nếu như không bảo vệ môi trường, dù sớm hay muộn cũng sẽ bị tước đi những đặc ân từ chính “mẹ thiên nhiên”.

Đây là một trách nhiệm dài lâu và cần nhiều nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp. Phải cùng nhau nghiêm túc chấp hành và hợp tác để giảm thiểu những thiệt hại đến môi trường. Các sự việc CSR liên quan đến vấn đề này khi bị phát hiện đều bị người dân tẩy chay kịch liệt. Đó là hậu quả của việc không đảm bảo trách nhiệm xã hội về môi trường sống xung quanh.

Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh

Đó là trách nhiệm về nộp thuế của doanh nghiệp. Nguồn thuế mà các doanh nghiệp đóng cho Nhà nước sẽ trở thành quỹ hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn. Thế nên, đây là trách nhiệm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo có một xã hội tốt đẹp.

Không chỉ dừng lại ở vấn đề thuế quan, đạo đức trong kinh doanh còn là chất lượng của sản phẩm, là uy tín của thương hiệu, là sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Khi đó, bạn không chỉ đang thực hiện CSR mà còn đang giúp cho con người có nhiều niềm tin hơn về cuộc sống.

Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động

Ở cương vị là những người đứng đầu một doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo nhân viên của mình được làm việc và phát triển trong một môi trường an toàn, chất lượng. Đó còn là sự đối đãi tử tế giữa đồng nghiệp với nhau, sự tôn trọng giữa nhân viên dành cho sếp hay sự công bằng của sếp dành cho nhân viên.

Vấn đề CSR này đặc biệt là mối quan tâm lớn của các quốc gia cường thịnh, vì họ đặt yếu tố nhân quyền làm trọng tâm của chính sách phát triển.Thế nên, đôi khi CSR không phải là một trách nhiệm to tác, lớn lao nhưng lại vô cùng ý nghĩa và đáng thực hiện.

Trách nhiệm xã hội về sự tương trợ lẫn nhau

Khi nền kinh tế lâm nguy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp lớn, bạn cần thể hiện vai trò và vị thế của một đàn anh trong nền công nghiệp. Đó có thể là sự giúp đỡ từ hiện kim cho đến hiện vật. Không những vậy, bạn có thể đóng góp thường niên vào các quỹ phúc lợi xã hội cho các mảnh đời khó khăn. Hoặc tổ chức giao lưu học hỏi phát triển về công nghệ, kỹ năng, hay đơn giản là các kiến thức về SEO, affiliate marketing,…giữa các doanh nghiệp với nhau. Đó cũng là một trách nhiệm xã hội mà công ty nên có.

Các ví dụ về CSR ở Việt Nam

Toyota’s Go Green

Đây là một chương trình nhỏ về trách nhiệm môi trường ở Việt Nam, ví dụ điển hình là thương hiệu xe Toyota. Chiến dịch này cung cấp các kiến thức về vấn đề môi trường hiện nay nhằm gia tăng ý thức của người dân.

Bên cạnh Toyota còn có rất nhiều tên tuổi khác đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với nhiều sự kiện khác nhau như: Panasonic với “Eco ideas”, Canon với “Eco bags exchange”,…

Các ví dụ về CSR ở Việt Nam
Các ví dụ về CSR ở Việt Nam

Honda “I love Vietnam”

Đây là một ví dụ khác về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là Honda với chiến dịch “I love Vietnam”. Chiến dịch này nhằm giáo dục người tham gia giao thông an toàn, đúng luật.

Vinamilk “Vươn cao Việt Nam”

Hãng sữa nổi tiếng Vinamilk cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc thực hiện CSR. Phải kể đến những chiến dịch ý nghĩa của ông trùm trong làng sữa Việt này là: Vươn cao Việt Nam, Một triệu cây xanh,…và còn rất nhiều các sự kiện, chương trình nhỏ lẻ khác.

HSBC Việt Nam

Với chuỗi các chương trình giúp đỡ cộng đồng, ngân hàng HSBC được lòng rất nhiều khách hàng khi để lại một hình ảnh đẹp thông qua các chiến dịch xã hội như: Future First, JA More Than Money,…

Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản về CSR. Hy vọng bài viết này có thể giúp nâng cao ý thức của các chủ thể kinh tế trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Cách để phát triển và truyền thông CSR đạt hiệu quả tuyệt đối

Nghiên cứu những gì các thương hiệu khác đã làm

Mặc dù bạn không muốn trở thành một kẻ bắt chước, thế nhưng có rất nhiều điều cần được lượm lặt từ việc nghiên cứu những thương hiệu thành công khác đang làm gì trong chiến lược CSR của họ. Dưới đây là một vài điều cần chú ý từ những điều các nhãn hàng khác đã làm tương đối thành công:

  • Duracell đã thực sự tạo ra một cú hích đáng kể để trở thành một thương hiệu có trách nhiệm xã hội, hiểu được các vấn đề của khách hàng. Như bạn có thể thấy trong các chiến dịch của thương hiệu, họ tập trung vào việc xây dựng niềm tin bằng cách cung cấp, từ thiện ở những sự kiện thương tâm – chẳng hạn như cơn bão gần đây đã tàn phá Puerto Rico.
  • Ben & Jerry’s là một ví dụ điển hình khác. Họ thực sự đã đưa ra một nền tảng tập trung vào hoạt động từ thiện và thay đổi xã hội thông qua hoạt động cơ sở trong cộng đồng địa phương.
  • Trong khi nhiều công ty tập trung vào cộng đồng địa phương, các thương hiệu khác vươn ra biên giới và châu lục. Chương trình Mua một cặp, tặng một cặp của Warby Parker là một ví dụ về nguyên nhân xã hội kết nối các nhóm người khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.

Thương hiệu của bạn rõ ràng có những thế mạnh riêng, nhưng để thành công cần nhìn rõ ràng mình hợp với cái gì và hãy học hỏi những thương hiệu khác để tạo ra cho mình chiến lược đúng đắn. Không phải copy y nguyên những gì họ làm, hãy biến của họ thành của mình để tạo ra trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam thực sự khác biệt với công chúng.

Tích cực truyền tải kiến thức đến xã hội

Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vốn vào các nguyên nhân xã hội, nhưng điều này không mấy thay đổi – ít nhất là về mặt nhận thức của công chúng. Để thực sự gắn kết doanh nghiệp của bạn với những nguyên nhân tích cực, bạn cần phải cung cấp nhiều hơn là tiền. Doanh nghiệp có thể tận dụng tài sản giàu có này, chia sẻ những kiến thức hữu ích đến với người tiêu dùng rộng rãi chính là cách đóng góp cho xã hội.

Các công ty dinh dưỡng hướng dẫn cách nhận biết thông tin trên nhãn hiệu, cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với người bệnh; doanh nghiệp y tế hướng dẫn các bài tập sức khỏe và những nguyên tắc để giữ gìn sức khỏe, doanh nghiệp công nghệ khuyến khích và hỗ trợ hoạt động sáng tạo… Việc chia sẻ tri thức luôn được chào đón, bởi “cũ” với người này lại có thể hoàn toàn “mới” với người khác, luôn có giá trị. Đây cũng là một cách để truyền tải những gì doanh nghiệp muốn hướng tới cho khách hàng, tạo cho họ niềm tin cũng như cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp mình đối với xã hội.

Chính sách tốt cho nhân viên của mình

Cốt lõi đến từ bên trong doanh nghiệp của mình chính là mấu chốt để doanh nghiệp có thể thực hiện CSR hoàn chỉnh. Việc tích cực quảng bá việc chăm sóc nhân viên không chỉ tạo sự gắn kết đối với nhân viên mà còn tạo cảm tình với xã hội về doanh nghiệp đó. Như có câu nói, doanh nghiệp 10 người là doanh nghiệp của bạn, nhưng doanh nghiệp 1.000 người là của xã hội. Đây cũng là lý do mà chính quyền địa phương luôn hỗ trợ doanh nghiệp có những chính sách tốt với nhân viên khi tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, công đoàn chăm lo cho đội ngũ nhân viên.

Muốn hiểu rõ CSR là gì thì hãy nhìn những gì mà công ty bảo hiểm Manulife tạo được ấn tượng tốt khi mang tới cơ hội việc làm cho những vận động viên thể thao quá tuổi tham gia thi đấu… Trong xã hội mà truyền thông xã hội có tầm ảnh hưởng lớn, mỗi một chia sẻ của nhân viên về doanh nghiệp đó còn là cách truyền thông “mềm” hiệu quả cho doanh nghiệp.

Hãy quan tâm đến những vấn đề xã hội quan tâm

Một điều để chứng minh CSR là gì mà có tầm quan trọng vậy trong doanh nghiệp là hãy quan tâm đến vấn đề xã hội, chỉ có vậy thì những thành công mới có thể đến với doanh nghiệp bạn. Trong hầu hết các tình huống này, có một sự mất kết nối giữa niềm tin của tổ chức và sự nghiệp xã hội. Chìa khóa cho chiến lược CSR thành công là chọn một vấn đề có liên quan đến bạn và doanh nghiệp của bạn. Một vấn đề có liên quan sẽ là điều gì đó không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn, mà còn phù hợp với đối tượng của bạn. Đây là cách bạn tối đa hóa giá trị của khoản đầu tư của bạn.

Thân thiện với môi trường là một mục tiêu phát triển bền vững chung của nhân loại. Nếu doanh nghiệp của bạn làm được điều này, tức là đã tạo nên sự khác biệt với đối thủ, nhận được thiện cảm từ khách hàng. Đó cũng là lý do tại sao các nhà hàng, khách sạn hiện nay lại chú trọng đến việc phát triển xanh, sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật thân thiện với môi trường.

Cách để phát triển và truyền thông CSR đạt hiệu quả tuyệt đối
Cách để phát triển và truyền thông CSR đạt hiệu quả tuyệt đối

Xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report)

Hoạt động công bố thường niên này nên được coi trọng gần như tương đương với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dễ nhận thấy là các tập đoàn đa quốc gia luôn hướng tới CSR như một phần trong thành công kinh doanh của họ.

Các CSR Report của các tập đoàn thường được tìm kiếm, tạo được tầm ảnh hưởng rộng rãi và thúc đẩy hơn nữa tư duy kinh doanh có sự đóng góp cho cộng đồng. Đây chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp để duy trì tốt hơn nữa tình cảm và từ đó là lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Truyền tải kiến thức chuyên môn tới xã hội

Là nền tảng phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng chuyên môn chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Các đơn vị có thể tận dụng tài sản này để biến chúng thành kiến thức hữu ích và chia sẻ rộng rãi tới mọi người. Ví dụ, công ty dinh dưỡng có thể hướng dẫn người dùng cách nhân biết thông tin trên nhãn hiệu để khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.

Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp

  • CSR giúp điều chỉnh hành vi chủ thể kinh doanh.
  • CSR giúp nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp.
  • CSR giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • CSR giúp doanh nghiệp thu hút nhiều lao động tốt hơn.
  • CSR giúp nâng cao hình ảnh quốc gia.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button