Tổng hợp

Cổ trùng là gì? Truyền thuyết kinh dị về cách luyện cổ trùng

Cổ trùng là gì?

Trong văn hóa Trung Hoa xưa, có một loại tà thuật được gọi là Cổ Trùng được tạo ra bởi những loài côn trùng có chất kịch độc.

Trùng (Gu) hay Cổ Trùng, Độc Trùng (jincan) là một loại chất độc được sử dụng thường xuyên ở khu vực Nam Việt cổ (bao gồm cả lãnh thổ phía nam Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam). Theo truyền thống, nọc độc của Trùng được chiết từ các loài động vật có chất độc nguy hiểm (rắn, rết, nhện,…). Điều đặc biệt là, trước khi được chiết ra, những con vật trên sẽ được đặt ở cùng một chỗ để ăn thịt nhau. Con nào còn sống sẽ là con có chất độc khủng khiếp nhất.

Cổ trùng là gì?
Cổ trùng là gì?

Trùng sẽ được sử dụng trong các nghi thức, tà lễ, bùa phép, có thể gây ra bệnh tật, chết chóc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, hồn của Trùng còn có thể nhập vào các loài động vật khác.

Cổ Trùng có chút đặc biệt hơn so với những loại Trùng bình thường. Từ gốc dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là “kim tằm”, đã có từ thời nhà Đường. Trong ngày thứ 5 của tháng 5, những loài vật độc được cho vào một cái vạc để chúng ăn thịt lẫn nhau. Những con vật này được gọi là “kim tằm”. Càng nhiều người bị giết bởi Cổ Trùng, người sở hữu nó càng trở nên giàu có, bởi chúng có thể nhả ra vàng. Người ta sẽ tiếp tục nuôi nó trong cái vạc, giữ nhà cửa “sạch sẽ” khỏi ma quỷ, bùa ngải. Tuy nhiên nó có thể quay ra làm hại gia chủ nếu không được nuôi dưỡng cẩn thận.

Trong văn hóa cổ, có rất nhiều loại Trùng tồn tại. Loại đầu tiên là “kim tằm” sống trong dạ dày, loại thứ hai là loại được cho vào vạc và ăn thịt những con vật khác như đã đề cập bên trên. Chúng sau đó biến thành yêu tinh, quỷ hồn.

Loại Trùng thứ ba là hơi nóng và âm khí có thể làm hại tới người ống. Người Trung Hoa xưa từng tin rằng Độc Trùng có thể lây lan qua một làn sương hoặc một hơi thở. Thứ tư là loại Trùng có thể biến hóa thành động vật, côn trùng, phổ biến là chó, rắn hoặc lợn. Vì thế, nạn nhân không thể phát hiện ra chúng thực sự là gì. Một loại Trùng nữa là loại được nuôi bởi phụ nữ, với mục đích quyến rũ đàn ông.

Trùng hay Cổ Trùng có vô số công dụng. Giống như thuật nuôi hồn, chúng có thể mang lại tài phúc cho gia chủ và mang bất hạnh đến cho người khác. Đôi khi chúng còn được sử dụng để gieo rắc bệnh tật, cái chết, phá hỏng mùa màng, lương thực. Trong văn học, đôi khi chúng mang ý nghĩa ám chỉ mùa màng bị các loài côn trùng có hại phá hỏng, hoặc ký sinh trùng sống trong cơ thể con người, động vật.

Trùng cũng là loại tà thuật được sử dụng để hại người, gây tổn thương cho cơ thể, tâm trí, có thể khiến nạn nhân phát điên. Hán Thư đã ghi nhận những câu chuyện về vu thuật xảy ra quanh Hán Vũ Đế. Một trong số đó kể về hoàng hậu Hiếu Vũ Trần, người đã bị nghi là sử dụng tà thuật, Độc Trùng. Hoàng hậu đã bị phế truất, và hơn 300 người liên lụy đều bị kết án tử hình.

Truyền thuyết kinh dị về cách luyện cổ trùng

Sách cổ Trung Quốc có viết, người Miêu ở Tương Tây nổi tiếng với thuật nuôi cổ trùng. Người Trung Quốc xưa đồn đại, cổ trùng là một con sâu nhỏ, chứa kịch độc và vô cùng thần thông quảng đại. Nó có thể khiến người bị cắt phát điên, phát rồ hoặc thậm chí là toàn thân thối rữa.

Cho đến nay tại vùng Tương Tây vẫn còn đồn đại các loại thuật cổ. Trong đó, đáng chú ý nhất là 3 loại tà thuật cổ là cản thi, cổ trùng và lạc hoa động nữ.

Cổ trùng là tà thuật được luyện từ 100 loại độc trùng khác nhau.

Bí ẩn kinh dị về tà thuật cổ trùng của người Trung Quốc
Bí ẩn kinh dị về tà thuật cổ trùng của người Trung Quốc

Tuy nhiên, cổ trùng là loại tà thuật được nhắc đến nhiều nhất. Dễ thấy nhất là trong các bộ phim cung đấu, các phe hắc ám thường sử dụng tà thuật nuôi cổ trùng để ám hại đối thủ. Hoặc các các phi tầng trong cung dùng cổ trùng để ám hại người mình ghen ghét.

Dân gian tương truyền, người Miêu ở Tương Tây có nhiều loại cổ trùng khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau. Có loại độc vừa nhưng cũng có loại siêu độc.

Trong “Thông chí lục thư lược”, tác giả Trịnh Triều đời nhà Tống có miêu tả về lọc nuôi cổ trùng. Ông viết, trước tiên người ta đem bỏ tất cả các loại cổ trùng có độc vào trong 1 cái vò, để mặc chúng cắn xé nhau. Sau đó sẽ lấy con duy nhất còn sống sót làm “cổ”, gọi là “cổ mẫu”.

Dân gian tương truyền, những người nuôi “cổ” thường chọn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) để luyện trùng vì đây là ngày độc khí thịnh nhất. Trong ngày này, các loài trùng độc sẽ mạnh mẽ nhất, độc tăng nhanh chóng.

Luyện cổ trùng phải tuyệt đối giữ bí mật.

Sách “Thông chí lục thư lược” miêu tả chi tiết cách nuôi trùng như sau: Dùng 100 loại trùng để nuôi. Trước khi nuôi “cổ”, người trong gia đình phải tắm rửa sạch sẽ, thắp nhang bái bài vị tổ tông.

Tiếp đó đào một cái hố lớn giữa chính sảnh, chôn vại lớn xuống đất rồi lấp kín lại. Đến ngày Tết Đoan ngọ thì người nhà đi bắt 12 loại bò trung đem về để tả vào vại đã chôn.

Kể từ thời khắc này, mỗi đêm đi ngủ đều phải vái một lần. Thêm nữa, khi nuôi trùng tuyệt đối phải nuôi bí mật. Nếu để lộ ra ngoài sẽ bị vu sư dùng yêu thuật thu đi hoặc “cổ” sẽ quay lại hại chủ.

Dân gian cũng truyền tai nhau, cổ trùng được luyện thành công có linh khí lớn, giúp chủ nhân vạn sự hanh thông, thăng tiếng trên đường quan lộ, muốn gì được nấy. Chính vì lý do này mà rất nhiều vụ án kinh thiên động địa đã xảy ra có liên quan đến cổ trùng.

Thảm án chốn hậu cung nhà Hán liên quan đến cổ trùng

Sử sách Trung Quốc có viết, các triều đại phong kiến nghiêm cấm nuôi trùng. Luyện thuật vu cổ, nuôi trùng… bị khép vào trọng tội, phải nhận hình phạt chặt đầu, có khi là lăng trì… Hai trong số những vụ án vu cổ nổi tiếng nhất xảy ra ở thời Hán Vũ Đế.

Tương truyền, hoàng hậu Trần A Kiều của Hán Vũ Đế cô cùng ghen tức khi mỹ nhân Vệ Tử Phu được sủng ái. Từ đó nàng ta đã dùng tà thuật để giúp có long thai.

Không những vậy, bà ta còn liên hệ với thầy đồng Sở Phục yêu cầu lập lời nguyền với Vệ Tử Phu. Tuy nhiên, tội ác của Trần A Kiều nhanh chóng bị bại lộ.

Tà thuật cổ trùng đã khiến hàng trăm người trong nội cung nhà Hán mất mạng.

Năm 130 TCN, có người tố cáo Trần Hoàng hậu dùng vu cổ, luyện bùa yểm. Sự việc này khiến Trần bị phế truất, tống giam vào lãnh cung. Sự việc còn khiến hơn 300 người khác bị liên đới, xử tử.

Chưa dừng lại, 8 năm sau, Hán Vũ đế lại một lần nữa ra lệnh điều tra vụ vu cổ. Người bị tố giác dùng vu cổ là vợ chồng thừa tướng Công Tôn Hạ.

Sau đó, cả dòng họ Công Tôn chịu cảnh diệt môn. Sự việc này khiến cho cả hai công chúa bị liên lụy.

Ngay sau đó, vụ án tiếp tục liên đới đến thái tử Lưu Cứ và hoàng hậu Vệ Tử Phu. Kết cục, thảm án khiến Thái tử Lưu Cứ và Vệ Hoàng hậu phải tự vẫn. Ngòi ra, 3 hoàng tử cùng 1 công chúa khác cũng bị xử tử.

Thuật nuôi cổ trùng  hại người
Thuật nuôi cổ trùng hại người

Trùng độc ở Việt Nam

Nhiều người tin rằng “trùng độc” thường được cho vào thức ăn, nước uống, ai dùng phải sẽ đau ốm, bệnh tật và kẻ nào hại được nhiều nạn nhân thì sẽ giàu có! Chuyện sặc mùi hoang đường này đang khiến người dân Đắk Lắk hoang mang

Chuyện “sâu thuốc độc”, “ma thuốc độc” hay “trùng độc” vốn là truyền thuyết dân gian, lưu truyền nhiều ở miền Trung và Tây Nguyên từ lâu. Gần đây, chuyện hoang đường này lại xuất hiện trở lại, gây hoang mang cho người dân nhiều nơi ở Đắk Lắk.

Đau ốm đều do… “trùng độc”!

Dù có nhiều dị bản nhưng nói chung, người ta tin rằng “trùng độc” được làm bằng cách lấy râu hổ cắm vào cây măng hay nuôi từ chuột bạch…, thường được cho vào thức ăn, nước uống, ai dùng phải sẽ đau ốm, bệnh tật. Đổi lại, kẻ nào bỏ được nhiều “trùng độc” để hại người thì càng giàu có.

Những ngày đầu năm, chúng tôi đến xã Phú Xuân – một vùng quê trù phú ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Tấp vào quán nước ven đường, chúng tôi dò hỏi quanh chuyện “trùng độc”. Người phụ nữ bán quán lo lắng cho biết hơn 10 gia đình ở thôn Tân Thái 3, xã Phú Xuân đã bị “trùng độc”.

Nghe tin chúng tôi tìm hiểu về “trùng độc”, vài phút sau, gần 10 người đã kéo tới quán nước tranh nhau kể lể. “Mấy tháng trước, tôi cảm thấy mệt mỏi, đi bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết bị suy nhược cơ thể. Uống hết 10 ngày thuốc nhưng bệnh vẫn không giảm mà còn nặng thêm, người tôi cứ nhão ra, tay chân không nhấc nổi, chẳng thiết ăn uống gì, đêm không ngủ được. Tôi đem chuyện kể cho hàng xóm, người ta bảo do bị “trùng độc” hành” – bà Dương Thị Lài nhớ lại.

Bà Lài đã tìm đến “thầy” Thiện ở Buôn Ma Thuột khám. “Thầy đặt bàn tay tôi lên một cái lọ rồi lấy ống nghe áp lên khám và khẳng định tôi bị “trùng độc”. Tôi mua 3 thang thuốc hết 540.000 đồng về sắc uống trong 10 ngày, thấy cũng đỡ. Sau đó khoảng 1 tháng, bệnh tái phát. Lần này tôi không đi mà gửi áo lên, thầy xem rồi đưa tiếp 3 thang thuốc… Bệnh này quái ác lắm, không chữa trị thì “trùng độc” sẽ ăn hết xương tủy” – bà quả quyết. Theo bà Lài, con gái bà cũng dính “trùng độc” và đã khỏi bệnh sau khi uống hết 5 thang thuốc của “thầy” Thiện.

Cách quán nước không xa là nhà của gia đình ông Hồ Văn Tường, thôn phó thôn Xuân Thái 3. Căn nhà khang trang rộng gần 200 m2 đóng kín cửa. Chúng tôi gọi mãi, bà Nguyễn Thị Hương, vợ ông Tường, mới từ trong nhà dè dặt bước ra. Bà Hương thừa nhận chồng mình dính “trùng độc” từ cuối năm 2013, đã tìm đến 2 “thầy” ở huyện M’Đrắc và Buôn Ma Thuột để chữa trị.

“Sáng qua, anh ấy lại bảo mệt, tối không ngủ được nên vợ chồng tôi nghĩ “trùng độc” tái phát. Nay mai vợ chồng tôi sẽ lên Buôn Ma Thuột lấy thêm thuốc về uống, bệnh này không nên để lâu. Con gái của tôi vừa tốt nghiệp đại học đang làm việc ở TP HCM, một năm chỉ về nhà vài lần mà cũng dính “trùng độc”. Gia đình tôi phải đưa cháu về Hà Tĩnh chữa bệnh” – bà Hương lo ngại.

Khổ sở với tin đồn

Khi chúng tôi thắc mắc đã có người nào nhìn thấy “trùng độc” hay bắt quả tang kẻ bỏ nó vào đồ ăn, thức uống chưa… thì ai cũng lắc đầu. Theo suy luận đơn giản của người dân, không có kẻ bỏ “trùng độc” thì không thể có người mắc bệnh. Vì thế, hầu như ở mỗi vùng, người dân lại quy kết cho một gia đình nào đó nuôi “trùng độc”.

Ở xã Phú Xuân, anh Trần Văn Vân và vợ, chị Nguyễn Thị Hồng, là một trong những gia đình bị người dân nghi ngờ. Anh Vân bức xúc: “Vợ chồng tôi nấu rượu bán chạy nhất vùng nên có lẽ một số kẻ ghen tức, đặt điều để không ai dám mua nữa. Thấy gia đình tôi không nương rẫy, chỉ có cái quán tạp hóa mà vẫn khá giả, đủ tiền nuôi 2 con học đại học nên nhiều người tin rằng chỉ có bỏ “trùng độc” mới được vậy. Họ không biết rằng năm 1998, vợ chồng tôi từ Hà Tây vào đây lập nghiệp đã mang theo gần 1 tỉ đồng. Gia đình tôi phải tính toán làm ăn mới có được như ngày nay”.

Xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, dù là xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đắk Lắk nhưng chuyện “trùng độc” vẫn làm điên đảo người dân. Suốt buổi trò chuyện với chúng tôi, bà Dương Thị Xuyến – cán bộ chi hội phụ nữ thôn, vợ ông Nguyễn Văn Phỉ, thôn trưởng thôn 10, xã Ea Kly – không ngớt rơi nước mắt.

“Cuối năm 2013, một người bạn cho biết dân địa phương nghi gia đình tôi nuôi “trùng độc”. Đầu năm mới, nhà tôi hầu như không có ai dám đến thăm chơi, chúc Tết. Trong thôn có tiệc tùng, vợ chồng tôi cũng chẳng dám đi vì sợ lỡ người ta bị ngộ độc thực phẩm lại đổ tội cho mình. Con gái tôi học lớp 12 cũng mấy lần về nhà khóc nức nở và đòi bỏ học vì bị bạn bè xa lánh” – bà Xuyến rầu rĩ.

Chịu hết nổi oan ức, bà Xuyến quyết dò hỏi, truy tìm người đã tung tin đồn ác ý và phát hiện kẻ đó là ông Võ Quang Nam, ngụ cùng thôn. “Ông Nam và hàng chục người liên quan đã bị công an triệu tập làm rõ sự tình. Ai cũng khai ông Nam là người tung tin trước, họ chỉ nói theo. Chính quyền đã phạt ông Nam 300.000 đồng, người khác 200.000 đồng. Kẻ phao tin đã bị xử lý nhưng gia đình tôi vẫn không sao xóa được nỗi oan này, trong khi người dân vẫn dèm pha” – bà Xuyến khổ sở.

Cũng tại Ea Kly, cuối năm 2013, chị Trần Thị Nhàn ở thôn 7A đã gửi đơn tới UBND xã tố cáo về việc gia đình mình bị bà Vũ Thị Hà vu khống nuôi “trùng độc”. Chị Nhàn uất ức: “Bà Hà cứ bảo tôi đã bỏ “trùng độc” giết con bà, giờ mẹ bà ấy lại mắc bệnh. Bà ta dọa nếu người mẹ mất, bà sẽ vứt xác sang nhà tôi rồi giết tôi luôn”!

********************

Bạn đang xem: Cổ trùng là gì? Truyền thuyết kinh dị về cách luyện cổ trùng

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button