Tổng hợp

Có các loại hậu phương nào trong chiến tranh? Hậu phương là gì?

Hậu phương là gì?

Hậu phương là phần lãnh thổ phía sau của một quân đội, cung cấp khả năng hậu cần chiến đấu cho lực lượng quân đội đó trong chiến tranh. Hậu phương trái ngược với tiền tuyến nhưng không phải là vùng xa với chiến tranh. Trong chiến tranh nhiều vùng hậu phương của một đạo quân luôn chịu sự tấn công dữ dội của quân đội thù địch.

Hậu phương chính là nơi xây dựng, dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,…; là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh tổng hợp tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh,

Hậu phương là gì?
Hậu phương là gì?

Tầm quan trọng của hậu phương

Hậu phương có tầm quan trọng rất lớn đối với tiền tuyến, được xem là quyết định thành bại của cuộc chiến tranh. Hậu phương thể hiện mối quan hệ giữa nhiều phương diện với chiến tranh, mà trước hết là mối liên hệ giữa kinh tế và chiến tranh. Không chỉ là chỗ dựa vật chất, hậu phương còn là chỗ dựa tinh thần của một quân đội.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, phe Việt Nam cộng hòa từng tuyên truyền việc sẽ tấn công miền Bắc, tấn công thẳng vào căn cứ hậu cần của phe Cộng sản hai miền.

Hậu phương cần được bảo vệ chắc chắn, là phần không tách rời với tiền tuyến. Bối cảnh an ninh luôn thay đổi theo thời gian, trong đó có sự xuất hiện của các loại vũ khí công nghệ mới và cách thức tiến hành chiến tranh mới, không chỉ tiền tuyến mà cả hậu phương cũng dần phát triển, thay đổi để thích ứng với các điều kiện chiến tranh mới.

Có các loại hậu phương nào trong chiến tranh?

Hậu phương chiến lược

Hậu phương chiến lược (HPCLĐ là một bộ phận của hậu phương quốc gia, có nhiệm vụ cung cấp các nguồn lực, động viên, cổ vũ tinh thần các lực lượng vũ trang tác chiến trên một hướng chiến lược hoặc chiến trường nhằm đạt mục tiêu chiến lược nhất định; là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực chủ yếu của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, khoa học kỹ thuật được huy động cho các lực lượng vũ trang theo kế hoạch tác chiến chiến lược.

Vì vậy, xây dựng HPCL vững mạnh luôn là một trong những nhân tố góp phần quyết định thắng lợi của chiến tranh, cần được chú trọng ngay từ trong thời bình.

Thực tiễn đã chứng minh, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm HPCL – căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tại đây, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã lãnh đạo cuộc kháng chiến của cả nước, thành lập, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Việt Bắc là Thủ đô kháng chiến của nước Việt Nam mới, là cầu nối với các nước XHCN và bầu bạn quốc tế; đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.

Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc nước ta trở thành căn cứ cách mạng của cả nước và hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Với khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, hậu phương lớn miền Bắc đã cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhân dân miền Bắc, nhất là tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh nô nức lên đường ra tiền tuyến giết giặc với quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã mang đến cho chiến trường miền Nam “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, đồng thời miền Bắc cũng là cầu nối mang sức mạnh tinh thần, ơ vật chất của các nước XHCN và bầu bạn khắp năm châu vào tiền tuyến lớn miền Nam. Từ 5-8-1964, miền Bắc còn chia lửa với miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của địch, đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Hậu phương lớn miền Bắc đã giữ vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nươớc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc rất nặng nề và đặt ra yêu cầu mới rất cao. Đó là “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nươớc, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa – tư tưởng và an ninh xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị bất ngờ”.

Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, cần tăng cường quốc phòng- an ninh, thực hiện mọi biện pháp cần thiết, có hiệu quả để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, trong đó xây dựng HPCL là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu, tổ chức, triển khai ngay từ thời bình.

Năm 2004, Việt Nam đã công bố “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”, trong đó khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là hoà bình, tự vệ, không chạy đua vũ trang nhưng luôn củng cố sức mạnh quốc phòng đủ để tự vệ, sẵn sàng chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ của các thế lực thù địch. Vì vậy, xây dựng HPCL là một trong các giải pháp tổng thể của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vậy những vấn đề lớn đặt ra cho nhiệm vụ xây dựng HPCL là gì? Nghiên cứu tình hình từ 4 cuộc chiến tranh khu vực gần đây cho thấy:

Thời gian chuẩn bị tiến hành chiến tranh của địch ngày càng rút ngắn, nên việc chuẩn bị, xây dựng HPCL phải được triển khai ngay từ thời bình để có thể chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến một cách chủ động, trật tự, tránh xáo trộn, bị động trong chỉ đạo chiến lược của Đảng và bộ máy Nhà nước, cũng như các hoạt động lao động sản xuất của nhân dân. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở thế kỷ XX có những bước tiến nhảy vọt, nên các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh của đối phương ngày càng hiện đại, hiệu quả sát thương ngày càng cao, các phương tiện mang vũ khí (máy bay, tàu chiến) tác chiến ở cự ly rất xa, nhằm hạn chế thương vong cho người và phương tiện của địch.

Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), mới chỉ có 10% vũ khí, phươơng tiện đươợc ứng dụng công nghệ cao, nhưng đến chiến tranh I-rắc (2003), tỷ lệ đó là 90% và trong tươơng lai công nghệ cao sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các vũ khí, phương tiện chiến tranh của đối phương, tạo ra các vũ khí tinh khôn có thể tìm kiếm và sát thương các mục tiêu kiên cố, nằm sâu trong lòng đất, diện sát thương rộng. Để khắc phục những khó khăn trên, việc bảo đảm bí mật, an toàn cho các cơ quan đầu não kháng chiến, các cơ sở kinh tế, quốc phòng quan trọng của ta đòi hỏi yêu cầu rất cao từ bố trí, cơ động, ngụy trang, phòng thủ đến việc xây dựng các công trình, thiết bị phòng chống vũ khí giết người hàng loạt…

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây, căn cứ địa Việt Bắc và hậu phương lớn miền Bắc XHCN phải đề phòng và đánh trả các hoạt động tiến công hoả lực đươờng không của địch là chính, nhương đồng thời cũng đã phải tổ chức đánh trả cuộc tiến công lớn của địch nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến (Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947). Qua 4 cuộc chiến tranh khu vực gần đây cho thấy, với vũ khí, phương tiện có tầm bắn từ xa và có ưu thế về sức cơ động, ngay từ đầu chiến tranh, các thế lực hiếu chiến xâm lược rất chú trọng hình thành bao vây chia cắt chiến lược, chiến dịch bằng các mũi tiến công trên bộ kết hợp với đổ bộ đường không làm rối loạn chỉ huy và bố trí chiến lược của đối phương.

Sau này nếu các thế lực thù địch xâm lược nước ta, thì HPCL chắc chắn sẽ là mục tiêu tiến công trọng yếu của chúng, có thể bị tiến công bằng máy bay, tên lửa hành trình, đổ bộ đường không, tác chiến điện tử ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh. Với thủ đoạn tác chiến “chặt đầu”, chúng có thể đánh vào các trung tâm chiến lược của ta ở cả tiền tuyến và hậu phương, khái niệm “HPCL là một vùng lãnh thổ không có hoặc ít có chiến sự, tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh” như nhận thức trước đây, không còn phù hợp trong điều kiện mới của cuộc chiến tranh hiện đại. Với phương tiện, vũ khí công nghệ cao, cho phép địch vận dụng phương thức, thủ đoạn tác chiến rất linh hoạt trong quá trình tiến công.

Do đó, HPCL của ta ngày nay phải được kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với bảo vệ và tự bảo vệ vững chắc theo tư duy mới, khác nhiều với các cuộc chiến tranh chống xâm lược trước đây, nhằm bảo đảm an toàn cho cơ quan chiến lược thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy kháng chiến trong mọi tình huống.

Xây dựng HPCL phải gắn chặt với hậu phương chiến dịch, hậu phương trực tiếp và hậu phương tại chỗ thành một hệ thống hậu phương chiến tranh liên hoàn trên từng hướng chiến trường và cả nước. Đặc điểm địa hình nươớc ta có chính diện Bắc – Nam rộng nhương chiều sâu rất hẹp, khi xảy ra chiến tranh nguy cơ bị chia cắt chiến lược là khó tránh khỏi. Trong điều kiện đó, tính liên hoàn, liên kết, chi viện giữa các chiến trường vẫn cần được đề cao, nhưng việc độc lập tác chiến của từng chiến trường, trên địa bàn chiến lược càng phải đặc biệt được coi trọng.

Do đó, việc quy hoạch tổ chức HPCL phải gắn chặt với hậu phương chiến dịch, hậu phương trực tiếp và hậu phương tại chỗ thành một hệ thống hậu phương chiến tranh của cả nước. Do điều kiện địa lý tự nhiên, quy hoạch bố trí dân cư và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta đang hình thành xu thế 3 vùng chiến lược Bắc–Trung–Nam với trọng tâm ở hai đầu Nam-Bắc và miền Trung là cầu nối. Việc chuẩn bị HPCL cũng phải gắn với các vùng chiến lược kinh tế và các khu vực địa hình chiến lược nhằm phát huy sức người, sức của phục vụ cho chiến đấu của quân đội và lao động sản xuất của nhân dân. Việc kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng “Sự kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng an ninh phải được thực hiện ngay từ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hình thành các dự án đầu tư phát triển”.

Trong hai cuộc kháng chiến trươớc đây, chúng ta có sự chi viện đắc lực và hiệu quả của hệ thống XHCN và các nước bè bạn quốc tế. Ngày nay yếu tố đó không còn, các nước XHCN còn lại do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang gặp nhiều khó khăn… Vì vậy, việc xây dựng HPCL phải bảo đảm yêu cầu chiến đấu, sản xuất, lãnh đạo, chỉ huy trong điều kiện đất nước bị bao vây cấm vận, không còn sự giúp đỡ vật chất, phương tiện, vũ khí từ bên ngoài và phải dựa vào sức mình là chính.

Tuy nhiên, việc tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác thân thiện với các nước láng giềng vẫn là yếu tố quan trọng trong chiến lược quốc phòng, tạo điều kiện để ta chủ động bảo vệ Tổ quốc, chống bao vây chia cắt chiến lược của địch. Mặt khác, trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng HPCL hiện nay, chúng ta phải quán triệt, thấu suốt quan điểm tự lực, tự cường của Đảng, từng bước và không ngừng tăng cường tiềm năng, nguồn lực của đất nước cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có như vậy, chúng ta mới bảo đảm sự chủ động, đứng vững và giành thắng lợi ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc chiến tranh chống xâm lược.

Một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định sự vững mạnh của HPCL đó là yếu tố con người. Việc chuẩn bị về chính trị, tinh thần cho nhân dân và lực lượng vũ trang là phải làm cho toàn dân, toàn quân có nhận thức đúng đắn về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, thấy rõ nguy cơ, thách thức đe dọa về quân sự của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đối với nước ta vẫn tiềm ẩn, khả năng phải đối phó với một cuộc tiến công quân sự của địch vẫn luôn thường trực. Từ đó xây dựng ý chí quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi, cho dù kẻ thù có vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Đồng thời từ nhận thức đúng đắn phải chuyển thành hành động, tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trong đó xây dựng HPCL là một nội dung quan trọng.

Hậu phương thời chiến
Hậu phương thời chiến

Hậu phương quân đội

Chính sách hậu phương quân đội là một bộ phận của chính sách xã hội, là bước cụ thể hoá đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang và hậu phương quân đội.

Lịch sử dân tộc ta là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh khắc phục, chế ngự, cải tạo tự nhiên, xã hội, anh dũng chống các thế lực xâm lược, đô hộ… để xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình, giải phóng dân tộc và giữ nước.

Đó là lịch sử mà các thế hệ con người Việt Nam đã không ngừng phát triển và sáng tạo những phương cách giữ nước, xây dựng quân đội, chống giặc ngoại xâm. Những tư tưởng “cử quốc nghênh địch”, “lấy ít địch nhiều”, “ngụ binh ngư nông”, “bách tính giai binh”… của ông cha ta đã hàm chứa trong đó những tư tưởng cơ bản về hậu phương quân đội; về mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương quân đội; về vai trò quan trọng của hậu phương quân đội trong việc nuôi dưỡng và bảo đảm cho quân đội trưởng thành và chiến đấu chống giặc ngoại xâm; về những nội dung xây dựng hậu phương quân đội. Đó là nghệ thuật quân sự độc đáo, là một giá trị văn hóa giữ nước đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Quá trình lãnh đạo chiến tranh cách mạng, tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng hậu phương, trong đó có hậu phương quân đội, coi đó là một nhân tố quyết định đến thành bại của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân. Việc xây dựng các căn cứ du kích, căn cứ địa cách mạng; xây dựng hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược; xây dựng hậu phương tại chỗ của từng vùng miền; xây dựng khu vực phòng thủ… thực sự là nhân tố quan trọng làm nên chiến thắng của quân dân ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với việc xây dựng hậu phương và hậu phương quân đội, nhằm đáp ứng nhu cầu cách mạng, chiến tranh và xây dựng quân đội.

Thực tiễn sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng hậu phương quân đội được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, đạt kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra thì kết quả đó còn khiêm tốn. Lý luận và thực tiễn xây dựng hậu phương quân đội còn bộc lộ sự lúng túng trong việc xác định nội hàm và phạm vi, cũng như những quan điểm, giải pháp tổ chức thực hiện xây dựng hậu phương quân đội.

Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển mới. Nhiều vấn đề cơ bản về quân sự, quốc phòng, về chiến tranh và quân đội đã và đang có sự biến đổi sâu sắc, đặc biệt đối với nước ta trước yêu cầu đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao; bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo.

Theo đó, vấn đề hậu phương nói chung, hậu phương quân đội nói riêng cũng có sự biến đổi theo. Phải sớm hoàn thiện tư duy mới về hậu phương quân đội và xây dựng hậu phương quân đội phù hợp với điều kiện hậu phương và tiền tuyến mở rộng hơn và đan xen nhau; việc phân biệt tiền tuyến và hậu phương trở nên không rõ ràng như trước; vai trò của hậu phương quân đội càng trở nên quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Hậu phương quân đội và xây dựng hậu phương quân đội phải được nhìn nhận, xem xét trên một nền tảng tư duy chiến lược, khoa học, đổi mới và mang tính tổng hợp, toàn diện về công cuộc giữ nước, xây dựng quân đội trong bối cảnh lịch sử mới.

V.I. Lênin nhấn mạnh: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc. Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng, cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ”1.

J. Xtalin cho rằng: “Một quân đội không có hậu phương vững chắc thì quân đội ấy là cái gì? Chẳng là cái gì cả. Những đội quân lớn nhất, được trang bị tốt nhất, đều đã bị tan rã và biến thành tro bụi, vì không có hậu phương vững chắc, không có sự đồng tình và ủng hộ của hậu phương, của nhân dân lao động”2; “Không có một đội quân nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc mà lại có thể chiến thắng được”3.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của hậu phương đối với quân đội không chỉ là vật chất, mà điều rất quan trọng là tinh thần, là điểm tựa, chỗ dựa tinh thần cho quân đội, trực tiếp và quyết định làm nên nhân tố “rốt cuộc” thắng lợi trong chiến tranh – tinh thần của người lính trên chiến trường.

Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương là mối quan hệ mật thiết. Thực chất mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương là nội dung cốt lõi của mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến; là biểu hiện mối quan hệ giữa kinh tế và chiến tranh, sự phụ thuộc của quân đội vào điều kiện và trình độ sản xuất, kinh tế đất nước.

Để xây dựng hậu phương, thì tất cả mọi người và tất cả các cơ quan ở hậu phương cần phải làm việc cho “ăn khớp như bộ máy đồng hồ tốt”. Phải xây dựng, củng cố hậu phương về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục và tư tưởng. Xây dựng hậu phương không những nhằm đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến trong chiến tranh, mà điều quan trọng là đáp ứng mọi nhu cầu của quân đội với tư cách là lực lượng trực tiếp chiến đấu ở chiến trường, lực lượng nòng cốt trong chiến tranh.

Hậu phương đóng vai trò vô cùng quan trọng
Hậu phương đóng vai trò vô cùng quan trọng

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, phải “Xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện”. Về chính trị, tư tưởng thì: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”4, “phải xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật”; phải kết hợp chặt chẽ  hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hậu phương là vùng tương đối rộng và hoàn chỉnh, ổn định và vững chắc về nhiều mặt. Ở đó, chúng ta có thể triển khai xây dựng toàn diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa… với quy mô ngày càng lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu của chiến tranh, nhất là chiến tranh chính quy. Trong quá trình phát triển khi đã có hậu phương rộng lớn chúng ta không coi nhẹ việc tiếp tục củng cố xây dựng cơ sở chính trị, tiếp tục phát triển khu du kích. Phải khai thác chiến lược của chiến tranh nhân dân, khai thác mọi tiềm lực của nhân dân.

Trong tình hình mới, cần phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về hậu phương, xây dựng hậu phương một cách sáng tạo, linh hoạt vào thực tiễn xây dựng hậu phương quân đội. Việc xây dựng hậu phương quân đội không chỉ là sự kế thừa những kinh nghiệm trước kia, mà cần được phát triển, mở rộng nội hàm và phạm vi không gian của nó, đồng thời gắn bó chặt chẽ với tư tưởng về xây dựng và tác chiến khu vực phòng thủ trong thế trận chung của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một là, xác định chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, phương thức, cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành xây dựng hậu phương quân đội. Đây là hình thức, biện pháp cơ bản, đòi hỏi phải xác định và thực hiện tốt cơ chế vận hành trong xây dựng hậu phương quân đội, luật hóa việc xây dựng hậu phương quân đội. Thực hiện đầy đủ, đồng bộ chính sách, cơ chế; có chế tài bảo đảm và huy động kinh phí, vật chất, kỹ thuật, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng hậu phương quân đội.

Hai là, giáo dục, tuyên truyền, động viên, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, các lực lượng đối với nhiệm vụ xây dựng hậu phương quân đội trong tình hình mới.

Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với củng cố quốc phòng, an ninh và phát triển văn hóa, tăng cường xây dựng, tích lũy các nguồn lực, tiềm lực của hậu phương quân đội.

Bốn là, đẩy mạnh công tác quân sự, quốc phòng ở địa phương, bộ, ngành; tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ địa phương để xây dựng hậu phương quân đội.

Năm là, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách xã hội; tổ chức thực hiện các phong trào xã hội sâu rộng, đẩy mạnh “xã hội hóa” xây dựng hậu phương quân đội.

Sáu là, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, các cấp, các ngành, tất cả các lĩnh vực ở trong nước và ngoài nước vào xây dựng hậu phương quân đội. Chú ý tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng hậu phương quân đội.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button