Giáo dục

Chuỗi thức ăn là gì? Ví dụ về chuỗi thức ăn

Chuỗi thức ăn là gì?

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Chuỗi thức ăn là gì?
Chuỗi thức ăn là gì?

Ví dụ về chuỗi thức ăn

Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:

– Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng:

Ví dụ: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.

– Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ:

Ví dụ: Mùn bã hữu cơ → Ấu trùng ăn mùn → Giáp xác → Cá rô → Chim bói cá.

Ví dụ khác về chuỗi thức ăn có thể kể đến như: Cỏ → Sâu → Chim → xác chết của chim bị phân hủy → chất bón cỏ.

Giải thích: Chuỗi thức ăn trên có thể giải thích rõ như sau: Sâu ăn cỏ, chim ăn sâu, sau khi chết, xác chết của chim bị phân hủy sẽ là chất bón cho cỏ. Sau khi cỏ mọc, loài sâu lại tiếp tục ăn, đây là một vòng lặp tuần hoan, cũng là ví dụ cho chuỗi thức ăn cơ bản trong tự nhiên.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số ví dụ về chuỗi thức ăn khác như:

  • Lá, cành cây khô → mối → nhện → thằn lằn.
  • Tảo lam → Trùng cỏ → Cá diếc → Chim bói cá
  • Lá ngô → châu chấu → ếch → xác chết bị phân hủy → chất bón cho cây ngô.
  • Cỏ → thỏ → sói → xác chết → vi khuẩn → cỏ.
  • Mùn bã hữu cơ → Giun đất → Gà → Chó sói → Cọp → Vi khuẩn.

Ví dụ về chuỗi thức ăn trên cạn

Chuỗi thức ăn trên cạn thường khá ngắn và mang những đặc điểm như: Môi trường trên cạn không ổn định và sinh vật thì tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc trao đổi chất.

Hiệu suất sinh thái thường thấp: Thực vật chứa nhiều chất khó tiêu hóa (điển hình như cellulose) và động vật ăn thịt thì tiêu tốn nhiều năng lượng cho các hoạt động săn mồi.

Ong ăn phấn hoa và mật hoa của cây. Sau đó sẽ có Chim ăn ong – loài chim chuyên săn ong. Cuối cùng, loài cáo có thể tấn công những tổ mà những con chim này xây dựng trên mặt đất.

Trong ví dụ này, chúng ta thấy rằng những người sản xuất sơ cấp được tiêu thụ bởi những người tiêu dùng sơ cấp và đến lượt những người tiêu dùng thứ cấp. Những kẻ săn mồi này cuối cùng sẽ chết và bị tiêu thụ bởi các sinh vật phân hủy. Các sinh vật phân hủy thường là vi khuẩn và nấm có nhiệm vụ giết chết xác của cáo.

Ví dụ về chuỗi thức ăn dưới nước

Chuỗi thức ăn dưới nước thường dài: Môi trường dưới nước ổn định và sinh vật thì tiêu tốn ít năng lượng cho việc trao đổi chất.

Hiệu suất sinh thái cao: Mắt xích đầu tiên phần đa đều là thực vật phù du nên dễ tiêu hóa giúp hiệu suất sử dụng thức ăn cao; đặc biệt động vật thường ít tiêu tốn năng lượng cho hoạt động săn mồi.

  • Tảo → Tôm he → Cá khế → Cá nhồng → Cá mập.
  • Chất hữu cơ hòa tan trong nước → Vi khuẩn → Nguyên sinh vật → Tôm
  • Mùn bã hữu cơ → cua → ếch.
  • Tảo lam → Trùng cỏ → Cá diếc → Chim bói cá

Ví dụ về chuỗi thức ăn
Ví dụ về chuỗi thức ăn

Thành phần chuỗi thức ăn

Sinh vật sản xuất: Đây có thể coi là sinh vật bắt đầu của chuỗi thức ăn vì nó trực tiếp tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Nó còn được gọi là sinh vật cung cấp hay sinh vật tự dưỡng.

Trong nhóm sinh vật tự dưỡng lại chia làm hai loại: Một loại sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ còn một loại sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng hóa học.

Ví dụ: một số loài tảo, cây xanh, vi khuẩn.

Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật dị dưỡng không tự tổng hợp được chất hữu cơ phải lấy chất hữu cơ bằng cách tiêu thụ sinh vật dị dưỡng hoặc các sinh vật tự dưỡng.

Sinh vật phân hủy: Là vi khuẩn dị dưỡng hoặc nấm phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ.

Có mấy loại chuỗi thức ăn? Phân loại chuỗi thức ăn thông dụng

Việc phân loại chuỗi thức ăn được chia như sau:

Chuỗi thức ăn có sinh vật sản xuất là sinh vật mở đầu

Ví dụ: Cỏ -> Châu Chấu -> Ếch  -> Rắn  -> Đại bàng  -> Sinh vật phân giải.

Chuỗi thức ăn có  sinh vật phân hủy là sinh vật mở đầu

Ví dụ: Mùn -> Ấu trùng ăn mùn -> Sâu họ ản thịt -> Cá -> Sinh vật phân giải.

Các cấp của chuỗi thức ăn

  • Tổ chức sản xuất: gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ của môi trường. Chúng là những sinh vật bắt đầu chuỗi này.
  • Sinh vật tiêu dùng chính (Sinh vật tiêu thụ bậc 1): gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất. Chúng thường là động vật ăn cỏ, mặc dù cũng có loài ăn tạp.
  • Sinh vật tiêu dùng thứ cấp (Sinh vật tiêu thụ bậc 2): Là các loài động vật ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1. Những động vật này là động vật ăn thịt và không có khả năng tự phát triển năng lượng.
  • Sinh vật tiêu dùng cấp ba (Sinh vật tiêu thụ bậc 3,4,5…): Chúng là động vật có thể ăn cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Chúng rất cần thiết trong các hệ sinh thái vì chúng hoạt động như những sinh vật ngăn chặn sự dân số quá lớn của các loài khác. Chúng thường ngăn chặn sự đông đúc của những kẻ săn mồi theo thói quen và giúp cân bằng hệ sinh thái.

Giải mã về chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Giải mã về chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Tầm quan trọng của thực vật trong chuỗi thức ăn

Chúng ta thường được nghe một vài triết lí rằng : “ Nông nghiệp là ngành nghề cơ bản của các ngành nghề , là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội ” , “ Lương thực là cái gốc của quốc gia, là nền tảng để kiến thiết đất nước ”.

Mà cũng không sai. Thật sự là chúng ta đâu chỉ cần ăn thịt không thôi, cơm gạo, ngũ cốc vẫn luôn là thứ làm no bụng tốt nhất. Và luôn luôn phải có rau để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Liên hệ đến sinh học thì chuỗi thức ăn cũng không thể thiếu sinh vật mở màn – ở đây là thực vật. Bởi vì vai trò của thực vật thật sự vô cùng to lớn.

Cây cối không cần đến loài khác mà chúng vẫn có thể tự tiến hành quang hợp, tích lũy chuyển đổi chất vô cơ từ khí CO2 và hơi nước trở thành những chất hữu cơ (tinh bột, protit,… ).

  • Đồng thời chúng cũng có thể tự chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thông qua ánh sáng thành những sinh vật có tính hóa học hữu cơ – là nguồn thức ăn cần thiết cho các loài động vật, mà đối tượng nhiều nhất cần đến là con người.

Và đa phần loài động vật ăn thịt nào chúng cũng cần phải ăn loài động vật có ăn thực vật.  Ví dụ nếu không có cỏ cho thỏ ăn, thì thỏ không có nhiều để cho các loài tìm tới, trong đó có trăn.

  • Nếu trăn không tìm thấy thỏ hay một số loài ăn cỏ như trâu, bò để tiêu hóa, thì trăn nó buộc phải tìm tới con người rồi.

Cho nên tầm quan trọng của thực vật rõ ràng là điều mà con người phải hết sức lưu tâm chú ý. Nếu không có thực vật thì sẽ không thể cân bằng hệ sinh thái.

********************

Bạn đang xem: Chuỗi thức ăn là gì? Ví dụ về chuỗi thức ăn

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button