Tổng hợp

Chúa Jesus có thật không? Chúa Jesus là ai?

Jesus là ai?

Jesus là vị chúa cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai loại tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải là người sáng lập lên đạo Cơ Đốc, mà cũng không có tài liệu xác thực ghi lại về cuộc đời của ông.

Khác so với Phật tổ của đạo Phật và thánh Ala của đạo Ixlam, Jesus là một nhân vật dương gian và trở thành thần tượng tôn giáo một cách đặc biệt. Trong Kinh Thánh và những sách Thánh khác của đạo Cơ Đốc giáo đều có ghi sự tích của Jesus.

Theo truyền thuyết ghi lại Jesus là con Thượng Đế, mẹ là Maria.

Ông có 12 môn đồ. Về sau môn đồ Juda đã phản bội ông, ông bị đóng đinh chết trên cây thánh giá. Nhưng ba ngày sau khi chết ông đã sống trở lại.

Xung quanh Jesus là những câu chuyện truyền thuyết vừa giống sự thật lại vừa giống thần thoại. Điều này thực tế làm cho người ta khó thấy rõ rằng Jesus là một con người hay là một vị thần. Nhưng dù nói thế nào vẫn có một điểm khẳng định rõ ràng rằng không có ai trong thời đại Jesus (thế kỷ I sau Công nguyên) ghi lại được hoặc truyền đạt những sự việc về Jesus.

Về sau Cơ Đốc giáo ngày càng hoàn thiện hơn, Jesus được miêu tả thành một con người có da có thịt cũng chịu những sự vui buồn với những người dân thường, hơn nữa còn là một vị anh hùng hiến thân mình cho việc cứu vớt con người.

Chúa Jesus có thật hay không?
Chúa Jesus có thật hay không?

Sự xuất hiện và Thần tích của Chúa Jesus

Cũng giống như Phật Thích Ca Mâu Ni của Phương Đông – Chúa Jesus được xem là một trong những bậc Giác Giả vĩ đại của nhân loại. Cho đến nay, những bí ẩn xoay quanh cuộc đời và khổ nạn của Chúa vẫn làm đau đầu các nhà khoa học – nhưng, đây cũng là những minh chứng rõ ràng nhất để các tín đồ tôn thờ đức tin của họ.

Trong đó phải kể đến những Di vật và Thánh tích có niên đại hàng ngàn năm, nhưng kỳ lạ là, với công nghệ hiện đại nhất của thế kỷ 21, các nhà khoa học vẫn không thể phục dựng hoặc tái hiện lại, như: Tấm vải liệm Turin, Chén Thánh, Thánh giá…

Con đường truyền Đạo của Chúa

Hơn 2000 năm trước, xứ Judea của người Do Thái nằm dưới sự cai trị của một vị tiểu vương tên là Herod I – dưới quyền hoàng đế La Mã, nghĩa là người Do Thái lúc này thuộc sự cai trị của chính quyền La Mã.

Người Do Thái trong muôn vàn đau khổ khi bị ngoại bang áp bức, vẫn một lòng ngóng trông Đấng Cứu Độ sẽ đến giải thoát cho mình. Theo các dự ngôn xa xưa, từ trong lòng dân tộc ấy lại sinh xuất một vị cứu tinh, và Ngài sẽ là vị vua chân chính, là Đấng Cứu Thế của người Do Thái.

Khi Chúa Jesus ra đời ở Bethlehem thì ở phương Đông, có ba nhà thông thái xem chiêm tinh đã nhìn thấy một ngôi sao mới rực rỡ xuất hiện trên bầu trời, vạch một đường sáng hướng tới vương quốc Judea.

Họ vui mừng khi tìm đến nơi và đã quỳ lạy Đức Chúa hài đồng. Họ mở rương hòm để biếu Chúa Jesus các tặng phẩm quý giá tương xứng với một đế vương: như là vàng tiêu biểu cho sự giàu sang trần thế; nhũ hương và mộc dược tiêu biểu cho lễ vật hiến dâng Thiên Chúa trên trời.

Lời tiên tri về sự ra đời của đứa trẻ đặc biệt ấy đã làm kinh động đến vua Herodes Đại đế, dẫn đến cuộc truy lùng những bé trai vô tội ở Bethlehem.

Và đó là khởi đầu cho cuộc đời truyền đạo của Chúa Jesus Christ. Theo sách Phúc Âm Luca, Chúa Jesus bắt đầu con đường truyền đạo khi Ngài khoảng 30 tuổi. Ngài đã đi khắp nơi để thuyết giảng tin lành, khuyên bảo con người tránh xa tội lỗi, sống một cách khoan dung, độ lượng, biết trao đi thứ yêu thương vô điều kiện, và hãy kiên định đức tin vào Thiên Chúa. Lời giảng của Ngài đã thức tỉnh biết bao người dân Do Thái, họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Ngài giảng đạo.

Chúa khuyên bảo con người tránh xa tội lỗi, sống một cách khoan dung, độ lượng, biết trao đi thứ yêu thương vô điều kiện, và hãy kiên định đức tin vào Thiên Chúa.

Thần tích của Chúa Jesus

Vào thời của Chúa Jesus, rất nhiều phép màu đã diễn ra, ví như câu chuyện Ngài chữa bệnh phong và khiến cho người chết hồi sinh. Chúng ta hãy xem lại một số Thần tích đáng kinh ngạc được ghi chép lại trong Kinh Thánh:

Lúc Chúa Jesus đi xuống núi có rất nhiều người đi theo ngài. Có một người bị bệnh phong đến hành lễ trước ông và nói: “Chúa ơi, nếu ngài sẵn lòng, cầu xin ngài có thể tẩy rửa dơ bẩn giúp con”. Chúa Jesus đưa tay ra, chạm vào anh ta và nói: “Ta sẽ làm. Con đã sạch rồi đó!”. Và bệnh phong của anh ta ngay lập tức không còn nữa.

Khi Chúa Jesus vào Capernaum, một chỉ huy quân đội bước đến và cầu xin ngài: “Lạy Chúa của tôi, người làm của tôi bị bệnh rất đau đớn và đang nằm ở nhà”.

Chúa Jesus nói: “Ta sẽ chữa lành cho anh ta”. Người chỉ huy trả lời: “Lạy Chúa, ngài đến nhà của con sao, con không dám như vậy, chỉ cần ngài nói một lời, người làm của con sẽ ổn thôi”. Chúa Jesus nghe được lấy làm lạ và quay sang nói với các môn đồ: “Ta thực lòng nói với các con, ở nơi này ta chưa thấy ai có đức tín lớn như người này”. Quay trở lại với người chỉ huy, Chúa nói: “Hãy quay về nhà đi! Vì đức tín của con ta sẽ thực hiện mong muốn của con”. Vào lúc đó người làm của anh ta ở nhà đã khỏe bệnh.

Khi Chúa Jesus đang nói thì có một người chủ giáo đường đến hành lễ với ngài và cầu xin: “Con gái tôi vừa mới chết, cầu xin ngài hãy chạm tay lên người nó, con bé nhất định sẽ sống lại”. Chúa Jesus cùng các môn đồ đi theo người giáo chủ. Có một người phụ nữ đã bị xuất huyết trong mười hai năm đã đến đứng sau lưng Chúa Jesus và chạm vào quần áo của ngài, vì cô ấy nghĩ rằng: “Mình chỉ cần chạm vào quần áo của ngài thì bệnh sẽ khỏi”. Ngài quay lại nhìn cô và nói, “Cô gái, hãy yên tâm! Đức tin của con sẽ cứu con”. Sau đó, người phụ nữ đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Ngài quay lại nhìn người phụ nữ đáng thương và nói, “Cô gái, hãy yên tâm! Đức tin của con sẽ cứu con”. Và sau đó cô đã khỏi bệnh

Khi ngài đến nhà người chủ giáo đường và thấy nhiều người đang quát tháo, Ngài nói: “Hãy lui ra! Cháu gái này không chết, chỉ là đang ngủ thôi”. Họ đã đi ra ngoài và cười nhạo ngài. Chúa bước vào phòng, nắm lấy tay cô gái, và cô đã tỉnh lại. Sau đó chuyện kỳ lạ này đã lan truyền khắp nơi.

Vào thời điểm đó Chúa Jesus đã làm rất nhiều điều kỳ diệu đến khó tin, bất cứ nơi nào ngài đi qua đều tạo ra ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các tôn giáo. Nhưng chính vì quá nhiều người tin vào Chúa Jesus nên dẫn tới sự đố kỵ của giới lãnh đạo Do Thái giáo. Các thầy thượng tế và trưởng lão Do Thái giáo bàn bạc với nhau để tìm cách giết Chúa Jesus. Thế là, họ mua chuộc phản đồ Judas, bắt trói Chúa Jesus trong đêm, rồi áp giải đến tòa công luận, dẫn tới cái chết vĩ đại của Ngài trên cây thập tự giá.

Các sách Phúc Âm kể rằng, khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, các tên lính La Mã hí hửng chia nhau chiếc áo xống của Ngài; những kẻ đi ngang qua đó nhạo báng Ngài, các thầy tế lễ và cả các văn sỹ cũng xúm lại chế giễu Ngài. Thậm chí, có kẻ nhẫn tâm hơn còn cho Ngài uống giấm khi thấy Ngài kêu khát; và khi thấy Chúa Jesus đã chết, một tên lính La Mã còn dùng giáo đâm vào bên sườn Ngài để kiểm tra, tức thì máu tuôn xối xả…

Trước mắt những con người vô tri đó, Đức Chúa chết như một con người bình thường, họ vốn dĩ không hiểu được sự vĩ đại của bậc giác giả.

Dung mạo Chúa Giêsu
Dung mạo Chúa Giêsu

Thời gian báo ứng

Kinh thánh ghi chép lại rằng lúc bấy giờ có một số người đã chế nhạo Chúa Jesus, rằng nếu Ngài có khả năng phi thường như vậy, tại sao Ngài không xuống khỏi thập tự giá trong khi bị đóng đinh và chứng minh rằng Ngài là con Thiên Chúa?

Có nhiều người, kể cả các tín đồ, dù đã chứng kiến Thần tích của Ngài, thì họ không còn tin nữa. Dù Chúa Jesus đã có nhiều lời tiên tri về việc Ngài sẽ bị hãm hại, và sẽ phục sinh, nhưng nhiều tín đồ đã quên, hoặc vốn dĩ không hề tin vào lời Chúa.

Có lẽ vì thế mà Chúa Jesus đã nói: “Phước thay cho những ai không thấy mà vẫn tin”. Và rồi để chứng minh Thần tích là có thật, cho con người một cơ hội nữa để tin vào Thần, Chúa Jesus đã phục sinh.

Nhưng con người vốn đã tạo tội nghiệp sâu nặng, dám bất kính mà mạo phạm Thần, nên dù thương xót, Chúa Jesus cũng đã cảnh báo về sự sụp đổ của thành Jerusalem: “Một tai họa lớn sẽ giáng xuống nơi này, và sẽ có sự phẫn nộ trút xuống dân chúng; họ sẽ bị gươm rơi xuống và bị bắt đi làm tù nhân cho các nước khác”.

Vào năm 70 sau Công Nguyên, quân đội La Mã bao vây Jerusalem, mặc dù người Do Thái kiên quyết phòng thủ, cuối cùng Jerusalem vẫn thất thủ. Trận chiến này đã khiến một triệu người Do Thái tử thương, những người còn sống sót đã bị bắt làm nô lệ và bị phân tán đến các quốc gia khác nhau.

Đồng thời, còn có một sự thật đáng ngạc nhiên khác: Trong số hơn một triệu nạn nhân này, không một ai là Cơ Đốc nhân. Nguyên nhân ở đâu? Bởi vì các tín đồ đã ghi nhớ lời tiên tri của Ngài: “Khi các con trông thấy Jerusalem bị quân lính bao vây, thì sẽ biết rằng ngày hoang tàn của nó đã gần kề. Bấy giờ, những ai ở xứ Giu-đê hãy chạy trốn lên núi, ai ở trong thành nên đi ra ngoài, ai ở nông thôn không nên vào thành, bởi vì đây là thời gian báo ứng”.

Khi những Cơ Đốc nhân nhìn thấy quân đội La Mã kéo đến, tất cả đều vâng theo lời dặn của Chúa Jesus. Vì vậy, khi người dân thành Jerusalem chết vì đói khát, bệnh dịch và chiến tranh, thì chỉ những ai thực sự tin tưởng Chúa Jesus đã được an toàn.

Thánh tích nhiệm màu

Người đời sau vẫn tự hỏi liệu chuyện Chúa chết trên Thập tự giá là có thật hay không? Đáng kinh ngạc là có những bằng chứng được lưu lại thể hiện Thánh tích này.

Thánh giá Thật: Chắc hẳn có bạn sẽ thắc mắc, rằng Chúa Jesus bị đóng đinh lên thánh giá, vậy cây thánh giá đó ở đâu?

Theo ghi chép trong cuốn “Lịch Sử Giáo Hội”, Hoàng Thái Hậu Helena, mẹ của vua Constantinus I, đã cho phá hủy đền thờ thần Vệ Nữ được xây dựng trên địa điểm Chúa Jesus bị đóng đinh để xây dựng Nhà Thờ Mộ Chúa.

Trong quá trình này, người ta đã tìm thấy mộ Chúa Jesus, 3 chiếc Thập tự giá và một mẫu vật được gọi là “Tiêu đề thập giá” (Titulus Crucis), trên đó khắc chữ: “Vua của người Do Thái”. Để xác định đâu là Thánh giá thật, Giám mục Macarius đã đặt 3 chiếc thập giá trước một phụ nữ bệnh nặng đang hấp hối. Bà này chạm tay vào một chiếc Thập giá và được chữa lành bệnh. Đây được cho là phép lạ chứng minh đó là chiếc Thập giá thật.

Chiếc khăn của Veronica là một thánh tích nổi tiếng khác, trên đó in dấu gương mặt Chúa Jesus trước khi bị hành hình. Câu chuyện được miêu tả trong Đường Thánh Giá, kể về việc bà Veronica đã dùng chiếc khăn này để lau máu và mồ hôi của Chúa Jesus.

Theo Sử gia Paul Badde, hình ảnh trên tấm vải không phải là được vẽ lên, bởi đây là một loại sợi hiếm gặp “byssus”, không ai có thể vẽ lên nó. Badde khẳng định bản sao này chính là chiếc khăn của Veronica. Do đó, đây là khuôn mặt thật của Chúa Jesus.

Tấm vải liệm Turin: Báo cáo của nhóm nghiên cứu năm 1981 cho biết: “Những hình ảnh trên tấm vải thực sự là của một người đàn ông, bị đóng đinh và tra tấn. Các dấu vết trên tấm vải là vết máu, có chứa các thành phần của máu như hemoglobin (thành phần của hồng cầu) và abumin (thành phần của huyết tương)”.

Điều kỳ lạ là tấm vải này tái hiện đúng những gì Kinh Thánh ghi nhận, nó cũng không có tác động của con người, không thể tái hiện, không thể làm giả…, và đã trường tồn qua hàng ngàn năm. Giáo hoàng John Paul II miêu tả đó là một “thánh tích đặc biệt”.

Ngẫm lại con đường truyền Pháp của các Giác Giả

Câu chuyện về Chúa Jesus đã viết nên tấn bi kịch của các bậc Giác Giả truyền Pháp: Đáp lại ân điển ấy, người ta lại lấy tâm phàm để đo lường Thánh nhân. Kẻ thờ ơ thì xem Ngài như một nhà cải cách xã hội; kẻ lạnh lùng thì nhạo báng cho Ngài là “đáng đời” vì dám nhận mình là “con Thiên Chúa”; còn những người yêu mến và từng theo chân Ngài thì chỉ dám đứng nhìn từ xa mà than khóc; trong khi giới cầm quyền lại xem Ngài như một thế lực đe dọa vị trí của tôn giáo và chính trị đương thời. Chỉ những Thánh đồ thực sự, bằng đôi tai của lý trí và đôi mắt của con tim, mới có thể nhận ra Đấng Cứu Thế trong dáng vẻ của một-con-người.

Không chỉ riêng Chúa Jesus, mà trong lịch sử từ xưa đến nay, biết bao Giác Giả vì để cứu độ thế nhân đã phải gánh chịu muôn vàn khổ nạn. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bôn ba suốt 49 năm truyền Pháp, đương thời bị Bà La Môn giáo coi là ‘kẻ dụ dỗ người ta vào con đường hủy diệt’, lại thêm một Phật tử là Đề-bà-đạt-đa nhiều lần hãm hại. Lão Tử thấy người đời hiểm ác, nên vội vàng viết cuốn “Đạo Đức Kinh” rồi rời quan ải về phía Tây. Nhà hiền triết Socrates dành cả cuộc đời rao giảng về đức hạnh và lẽ phải, nhưng rồi cuối cùng bị phán quyết tử hình, uống độc dược mà chết. Bản thân Chúa Jesus khi còn ở Jerusalem cũng phải thốt lên rằng: “Jerusalem! Jerusalem! Ngươi đã làm đổ máu biết bao nhà tiên tri…”

Lịch sử cũng như bánh xe quay vòng. Hàng ngàn năm đã qua đi, tấn bi kịch ấy vẫn cứ xảy ra và lặp lại. Có biết bao thánh nhân – vì cứu độ con người mà bị chính con người bức hại.

Kinh Thánh viết rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc thì Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng, khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở cũng là lúc Phật Di Lặc hạ thế phổ độ chúng sinh. Thời hiện nay khi Israel đã phục quốc, hoa Ưu Đàm khai nở khắp nơi, trong cái hỗn loạn của thời mạt Pháp, vàng thau lẫn lộn, thật giả bất phân, nếu có vị đại giác giả xuống thế gian, lấy thân người giảng đạo lý, liệu nhân loại sẽ nghe bằng lý trí, nhìn bằng con tim, hay lại tiếp tục giẫm lên vết chân của quá khứ nữa đây? Con người sẽ vui mừng đón nhận giáo Pháp của Ngài, hay quay lưng phỉ báng coi đó là “tà giáo” và rồi bức hại các Pháp đồ?

Thiên Chúa có thật không?
Thiên Chúa có thật không?

Chúa Jesus có thật không?

Chúa Giê-su có thật Nếu có ai đó xếp đặt lại với nhau một bản tóm tắt về cuộc đời của Chúa Giêsu từ lúc giáng sinh của Ngài cho đến sự chết của Ngài, nó sẽ có phần không đầy đủ. Ngài sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Bết-lê-hem, một thị trấn nhỏ ở phía nam Giê-ru-sa-lem, trong khoảng thời gian lãnh thổ đã bị La Mã chiếm đóng. Cha mẹ Ngài di chuyển về phía bắc đến thành Na-xa-rét, là nơi Ngài lớn lên; do đó Ngài thường được gọi là “Chúa Giêsu thành Na-Xa-Rét.” Cha Ngài là một thợ mộc, vì vậy Chúa Giêsu có khả năng học được nghề trong những năm đầu của Ngài. Khoảng ba mươi tuổi, Ngài bắt đầu chức vụ công khai. Ngài đã chọn mười hai người có danh tiếng đáng ngờ làm môn đệ của Ngài và thi hành chức vụ ở ngoài thành Ca-bê-na-um, đó là một ngôi làng đánh cá lớn và là trung tâm thương mại trên bờ Biển Ga-li-lê. Từ đó, Ngài đi rao giảng khắp vùng Ga-li-lê, thường xuyên di chuyển giữa những dân ngoại và người Sa-ma-ri vùng lân cận với những chuyến đi gián đoạn lên thành Giê-ru-sa-lem.

Giáo lý và phương pháp luận khác thường của Chúa Giê-su đã gây nhiều hoảng hốt và bối rối. Sứ điệp tươi mới mạnh mẽ của Ngài, đi cùng với những phép lạ và sự chữa lành đáng kinh ngạc , thu hút một lượng lớn người đi theo. Sự nổi tiếng của Ngài trong dân chúng phát triển nhanh chóng, và kết quả là nó được chú ý bởi các nhà lãnh đạo nổi tiếng thủ cựu trong niềm tin Do Thái giáo. Chẳng bao lâu sau, các nhà lãnh đạo Do Thái trở nên ganh ghét và phẫn nộ với thành công của Ngài. Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo này tìm kiếm trong lời dạy dỗ của Ngài sự công kích và cảm thấy rằng các truyền thống tôn giáo của họ lập ra và các nghi lễ đang bị nguy hại. Họ bèn âm mưu với những người cai trị La Mã để bắt Ngài đem giết. Chính trong thời gian này một trong các môn đồ của Chúa Giêsu đã phản bội Ngài đi đến các nhà lãnh đạo Do Thái nhận một khoản tiền ít ỏi. Ngay sau đó, họ đã bắt Ngài, vội vàng thu xếp tổ chức những buổi xét xử giả tạo và hành quyết Ngài bằng hình phạt đóng đinh.

Cái chết của Chúa Giêsu

Nhưng không giống như bất kỳ lịch sử nào khác, cái chết của Chúa Giêsu không phải là kết thúc câu chuyện của Ngài; trên thực tế, đó là sự khởi đầu. Cơ đốc giáo chỉ tồn tại vì những gì đã xảy ra sau khi Chúa Giêsu chịu chết. Ba ngày sau cái chết của Ngài, các môn đồ của Ngài và nhiều người khác bắt đầu tuyên bố rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết. Mộ của Ngài đã được tìm thấy trống rỗng, xác biến mất, và sự hiện thấy nhiều lần được làm chứng bởi nhiều nhóm người khác nhau, tại các địa điểm khác nhau, và trong những hoàn cảnh khác nhau.

Như là một kết quả tất yếu của mọi điều này, dân chúng bắt đầu tuyên bố rằng Chúa Giêsu là Đấng Christ, hay Đấng Cứu Thế. Họ tuyên bố sự sống lại của Ngài xác nhận sứ điệp tha thứ tội qua sự hy sinh của Ngài. Khởi đầu, họ công bố tin tức tốt lành này, được biết đến như là phúc âm, tại Giê-ru-sa-lem, cùng thành phố, nơi Ngài đã chịu chết. Tin tức này sớm được biết đến như là Đạo (xem Công vụ các sứ đồ 9:2, 19:9, 23, 24:22) và nhanh chóng phát triển. Trong một thời gian ngắn, sứ điệp phúc âm niềm tin này lan rộng thậm chí vượt ra khỏi khu vực, lan rộng ra xa đến La Mã cũng như đến tận cùng của đế quốc rộng lớn.

Chắc chắn Chúa Giê-su đã có một tác động to lớn vào lịch sử thế giới. Những câu hỏi về “Chúa Giê-su có thật trong lịch sử” có thể được trả lời tốt nhất bằng việc nghiên cứu ảnh hưởng của Chúa Giêsu trên lịch sử. Lời giải thích duy nhất cho những ảnh hưởng có một không hai của Chúa Giêsu rằng Chúa Giê-su đã cao xa hơn nhiều so với chỉ là một con người. Chúa Giêsu đã và đang, chính xác là Đấng mà Kinh Thánh nói Ngài là Đức Chúa Trời đã xuống làm người. Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên thế gian và điều khiển quá trình lịch sử có thể tạo ảnh hưởng đến thế giới thật mạnh mẽ như vậy.

********************

Bạn đang xem: Chúa Jesus có thật không? Chúa Jesus là ai?

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button