Tổng hợp

Chứ bộ (chớ bộ) là gì? Nét đặc sắc của ngôn ngữ Nam Bộ

Ngôn ngữ Nam Bộ rất đặc sắc và phong phú, có nhiều từ ngữ đặc trưng tạo nên cái chất riêng của ngôn ngữ này, trong đó chớ bộ (chứ bộ) là một từ rất hay được sử dụng. Sau đây hãy cùng THPT Thành Phố Sóc Trăng tìm hiểu xem chứ bộ (chớ bộ) là gì? nhé!

Nghĩa của từ Chứ

Sự giao thoa ngôn ngữ giữa các dân tộc ở Nam bộ - Văn nghệ Tiền Giang online

1.Kết từ 

Từ biểu thị điều sắp nêu ra là cái ý phủ định, ngược lại với điều vừa nói đến, và cũng để nhằm bổ sung, khẳng định thêm cho điều muốn nói

           Nhớ chứ quên thế nào được
          Thà chết chứ không chịu khai
Đồng nghĩa: chớ

2.Trợ từ  

Từ biểu thị ý ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm

          Anh chưa ngủ đấy chứ?
         Cậu biết anh ta chứ?
          Anh đồng ý chứ?

Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa khẳng định hoặc yêu cầu, cho là không có khả năng ngược lại

         Nói khẽ chứ!
        Cũng vui đấy chứ!
        Nói vừa vừa chứ!
Đồng nghĩa: chớ

Nghĩa của từ Bộ

1.Danh từ  

Những cái biểu hiện ra bên ngoài của một con người, qua cử chỉ, dáng vẻ, v.v. (nói tổng quát)

       Làm ra bộ không hiểu

       Nét mặt trầm ngâm, bộ suy nghĩ lung lắm!

(Khẩu ngữ) khả năng, năng lực xét qua cử chỉ, dáng vẻ bề ngoài, nhìn một cách tổng quát (thường hàm ý coi thường)

       Bộ nó thì làm ăn gì!

Tập hợp gồm những vật cùng loại hoặc thường được dùng phối hợp cùng với nhau, làm thành một chỉnh thể

        Bộ quần áo
       Bộ bàn ghế
       Sách trọn bộ 5 tập
 Đồng nghĩa: cỗ

Tập hợp gồm một số bộ phận của máy móc hay thiết bị có một chức năng, công dụng nhất định nào đó

        Bộ khuếch đại âm thanh
        Bộ giảm tốc của ô tô

Đơn vị phân loại sinh học, dưới lớp, trên họ

       Bộ rùa thuộc lớp bò sát

Nhóm phân loại chữ Hán, dựa trên phần giống nhau về hình thể

       Cách tra từ điển tiếng Hán theo bộ

Cơ quan trung ương của bộ máy nhà nước, lãnh đạo và quản lí một ngành công tác

        Bộ công an
       Bộ giáo dục
       Bộ và các cơ quan ngang bộ

Từ dùng trong tên gọi của một vài cơ quan chỉ huy, lãnh đạo cấp cao

       Bộ tổng tham mưu
       Bộ chỉ huy
       Bộ chính trị

 Yếu tố gốc Hán ghép sau để cấu tạo danh từ chỉ tổ chức lãnh đạo (của một chính đảng, một đoàn thể chính trị, v.v.), như: đảng bộ, tổng bộ, v.v..

Mặt đất, đất liền, phân biệt với đường thuỷ, đường hàng không

       Bộ binh
       Giao thông đường bộ

Bước chân, coi là phương thức đi lại, phân biệt với việc dùng phương tiện giao thông (nói khái quát)

       Xe hỏng, phải dắt bộ một đoạn
       Đi bộ

Tính từ  

(làm việc gì) không dùng công cụ, vũ khí, chỉ bằng tay không, chân không

       Tra tấn bằng các loại đòn bộ

Từ Chớ bộ (hay chứ bộ) nghĩa là gì

Chớ bộ (hay chứ bộ) là một phương ngữ Nam Bộ, đã được ghi nhận trong Từ điển phương ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín như sau: Chớ bộ: chứ lại, chứ tưởng, từ dùng có ý khẳng định mạnh hơn chớ. Anh yên chí đi, anh làm xong thì tôi cũng làm xong chớ bộ. Chớ bộ anh không thấy tôi đương làm sao, còn hối nữa. Về chữ bộ trong chớ bộ, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức đã giảng như sau: Bộ (danh từ): Dáng bên ngoài, điệu, cách đi đứng, làm việc.… Làm bộ, coi bộ, chớ bộ // (trạng từ): Lẽ nào, hình như, tiếng đầu câu để phân bua ý mình hoặc đoán chừng ý người: Bộ tôi ăn gian anh sao!…. Như vậy, bộ ban đầu có nghĩa là dáng, vẻ, sau mở rộng ra nghĩa có vẻ, hình như, lẽ nào. Chớ bộ hẳn là một cách nói bỏ lửng vế sau, chẳng hạn đẹp lắm chớ bộ là rút gọn của đẹp lắm chớ bộ xấu sao (đẹp lắm chớ chẳng lẽ xấu), cao lắm chớ bộ là rút gọn của cao lắm chớ bộ thấp hả?…

Phương ngữ Nam Bộ – nét đặc sắc của Đồng bằng sông Cửu Long

Về mặt địa lý, Nam Bộ được tính từ các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh đến Cà Mau. Phương ngữ Nam Bộ có những nét khu biệt với phương ngữ Bắc Bộ hay Trung Bộ, mà những phương ngữ khác khó xâm nhập. Nếu ở miền Bắc tiếng Hà Nội khác tiếng Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… thì ở Nam Bộ tiếng Sài Gòn và tiếng 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL nói chung không khác nhau mấy. Nghĩa là chúng có sự thống nhất tương đối cao. Nếu phần lớn các tỉnh phía Bắc gọi cái bát, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là cái đọi, thì ở Nam Bộ gọi là cái chén. Nếu ở các tỉnh phía Bắc nơi thì gọi cha- mẹ, bố- mẹ, thầy- u, nơi gọi là cậu -mợ, bố- bầm, thầy- bu, ải- êm (người Thái)… thì ở Nam Bộ gọi là ba- má, tía- dú.  Ngược lại, có một số từ ngữ ở miền Bắc, miền Trung gọi bằng một tên, như: thuyền hay đò thì ở Nam Bộ lại có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ rõ đặc trưng, công dụng, kích cỡ của mỗi loại khi tham gia giao thông thủy, như: tàu, ghe. Riêng loại ghe có tới hơn chục tên gọi:  ghe chài, ghe be, ghe bầu, ghe cui, ghe cửa, ghe giàn, ghe lồng, ghe lườn, ghe ngo, ghe tam bản, rồi xuồng ba lá, vỏ lãi, tắc ráng, trẹt

Trong quá trình giao lưu giữa các vùng, miền, các dân tộc trong và ngoài nước thì một số phương ngữ Nam Bộ đã có sự vay mượn làm phong phú thêm vốn từ ngữ của cộng đồng cư dân ở xen lẫn nhau, như: nói sáng say, chiều xỉn, tối xà quần thì đều chỉ người say rượu ở những mức độ khác nhau (người Kinh gọi là say, người Hoa gọi là xỉn, người Khmer gọi là xà quần). Trong các tác phẩm văn học của Nam Bộ, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử, từ ngữ dùng cũng khác nhau.

Người Nam bộ thẳng thắn, bộc trực; không quanh co, rào đón trước sau nên lời ăn tiếng nói cũng vậy. Khi giao tiếp, họ dùng từ ngữ cụ thể, chính xác, trực tiếp, nghĩ sao nói vậy, ít khi nói vòng, nói tránh. Từ ngữ dùng để miêu tả giàu hình ảnh, dễ hiểu như: đầu cá dồ, mỏ cá hô, râu cá chốt, mặt như trái bần, nói như tép nhảy… Đặc biệt, người Nam bộ thường dùng những cụm từ gắn liền với sông nước như: nói vòng vo như rạch Cái Tắc, mần ăn kiểu nước nhảy (chỉ sự nhanh, bất ngờ, không bền vững), buông dầm cầm chèo (chỉ sự tháo vát, linh hoạt), ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi (chỉ sự tham ăn, lười biếng), lội bộ (đi bộ), vụ này chìm xuồng luôn rồi (giấu kín hoặc cho qua việc gì đó)… Hầu hết từ ngữ giàu hình ảnh của người Nam bộ là những từ thuần Việt, hiếm khi dùng từ Hán – Việt, giúp người nghe dễ hình dung, đón nhận.

Nếu bạn nghe ai dùng các từ như: đi dìa, mình ên, bự tổ chảng, trớt quớt, ta nói, ngon bá cháy bù chét, dở ẹc, thiệt ngộ, khôn bà cố, giỏi một cái, xà quần… hay những từ có ngữ âm, ngữ khí như: chèng đéc ơi, mèng ơi, nghen/hen/héng, hôn/hông/hổng… thì đó đích thị là người Nam bộ, chính xác hơn là miền Tây Nam bộ. Một điểm dễ nhận diện nữa là người miền Tây không có thói quen uốn lưỡi khi phát âm những phụ âm rung như chữ r, do đó thường phát âm r thành g, tr thành ch.

Những đặc điểm trong câu hỏi – đáp; những cụm từ xưng hô bây – mầy, chị – chế, anh – hia; từ quầm trong lời ăn tiếng nói của cư dân Tây Nam bộ; sự dung hợp của người Việt tại Nam bộ qua các từ: xài, xà quần, xỉn… được các tác giả phân tích, giải thích chi tiết, đưa ra những dẫn chứng cụ thể, hợp lý. Ngoài ra, sách còn có bài viết chuyên sâu về tiếng Khmer Nam bộ – ngôn ngữ có sự ảnh hưởng khá nhiều đến ngôn từ, cách nói của người nơi đây.

Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân tộc (Bác Hồ). Vì thế việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các vùng, các miền, các nước… một bộ phận ngôn ngữ cũng bị cải cách theo, hoặc bị biến dạng, biến thể theo chiều hướng có lợi, hoặc có hại. Nó sẽ làm rối thêm, làm mất đi bản sắc dân tộc của từng vùng, từng miền trên một đất nước từ lâu đã có sự thống nhất về chữ viết và ngôn ngữ.

Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều thứ có thể hòa tan, hòa hợp, biến màu, biến chất, thì ngôn ngữ liệu có thoát khỏi guồng quay đó? Song, chúng ta cũng không đáng lo ngại lắm về sự xâm thực của ngôn ngữ ngoại lai, nhất là thứ ngôn ngữ chát trên mạng của thế hệ 8x, 9x… Bởi dân tộc ta từ lâu đã có quá trình giữ gìn và phát triển vốn ngôn ngữ của toàn dân. Bằng chứng rõ nhất là chữ Hán của Trung Hoa một thời gian dài mấy thế kỷ được dùng làm văn tự, nhưng sau đó ông cha ta cũng chỉ mượn để sáng tạo ra chữ Nôm. Một số từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga… khi vào Việt Nam cũng bị biến đổi cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của người Việt. Những người có công trong việc Việt hóa một số từ ngữ đó, phần lớn là tầng lớp trí thức có trình độ cao. Và chúng ta không thể không kể đến vai trò của các nhà văn, nhà thơ, những người đã dùng ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ bác học để đưa vào tác phẩm văn chương, phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người và xã hội. Riêng ở Nam Bộ, phương ngữ thể hiện khá rõ trong các tác phẩm văn học, trên các phương diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt.

Tìm hiểu thêm về Từ:

Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)… Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

Trong ngôn ngữ học, từ là đối tượng nghiên cứu của nhiều cấp độ khác nhau, như cấu tạo từ, hình thái hoc, ngữ âm học, phong cách học, cú pháp học.

Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn, từ gồm nhiều tiếng hoặc 2 tiếng là từ phức.Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.

Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học.

Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ… không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau.

Video về chứ bộ (chớ bộ) là gì? Nét đặc sắc của ngôn ngữ Nam Bộ

Kết luận

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi Chớ bộ (hay chứ bộ) nghĩa là gì? Hãy truy cập vào https://c3lehongphonghp.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

chớ

Ngôn ngữ Nam Bộ rất đặc sắc và phong phú, có nhiều từ ngữ đặc trưng tạo nên cái chất riêng của ngôn ngữ này, trong đó chớ bộ (chứ bộ) là một từ rất hay được sử dụng. Sau đây hãy cùng THPT Thành Phố Sóc Trăng tìm hiểu xem chứ bộ (chớ bộ) là gì? nhé! Nghĩa của từ Chứ 1.Kết từ  Từ biểu thị điều sắp nêu ra là cái ý phủ định, ngược lại với điều vừa nói đến, và cũng để nhằm bổ sung, khẳng định thêm cho điều muốn nói            Nhớ chứ quên thế nào được           Thà chết chứ không chịu khai Đồng nghĩa: chớ 2.Trợ từ   Từ biểu thị ý ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm           Anh chưa ngủ đấy chứ?          Cậu biết anh ta chứ?           Anh đồng ý chứ? Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa khẳng định hoặc yêu cầu, cho là không có khả năng ngược lại          Nói khẽ chứ!         Cũng vui đấy chứ!         Nói vừa vừa chứ! Đồng nghĩa: chớ   Nghĩa của từ Bộ 1.Danh từ   Những cái biểu hiện ra bên ngoài của một con người, qua cử chỉ, dáng vẻ, v.v. (nói tổng quát)        Làm ra bộ không hiểu        Nét mặt trầm ngâm, bộ suy nghĩ lung lắm! (Khẩu ngữ) khả năng, năng lực xét qua cử chỉ, dáng vẻ bề ngoài, nhìn một cách tổng quát (thường hàm ý coi thường)        Bộ nó thì làm ăn gì! Tập hợp gồm những vật cùng loại hoặc thường được dùng phối hợp cùng với nhau, làm thành một chỉnh thể         Bộ quần áo        Bộ bàn ghế        Sách trọn bộ 5 tập  Đồng nghĩa: cỗ Tập hợp gồm một số bộ phận của máy móc hay thiết bị có một chức năng, công dụng nhất định nào đó         Bộ khuếch đại âm thanh         Bộ giảm tốc của ô tô Đơn vị phân loại sinh học, dưới lớp, trên họ        Bộ rùa thuộc lớp bò sát Nhóm phân loại chữ Hán, dựa trên phần giống nhau về hình thể        Cách tra từ điển tiếng Hán theo bộ Cơ quan trung ương của bộ máy nhà nước, lãnh đạo và quản lí một ngành công tác         Bộ công an        Bộ giáo dục        Bộ và các cơ quan ngang bộ Từ dùng trong tên gọi của một vài cơ quan chỉ huy, lãnh đạo cấp cao        Bộ tổng tham mưu        Bộ chỉ huy        Bộ chính trị  Yếu tố gốc Hán ghép sau để cấu tạo danh từ chỉ tổ chức lãnh đạo (của một chính đảng, một đoàn thể chính trị, v.v.), như: đảng bộ, tổng bộ, v.v.. Mặt đất, đất liền, phân biệt với đường thuỷ, đường hàng không        Bộ binh        Giao thông đường bộ Bước chân, coi là phương thức đi lại, phân biệt với việc dùng phương tiện giao thông (nói khái quát)        Xe hỏng, phải dắt bộ một đoạn        Đi bộ Tính từ   (làm việc gì) không dùng công cụ, vũ khí, chỉ bằng tay không, chân không        Tra tấn bằng các loại đòn bộ       Từ Chớ bộ (hay chứ bộ) nghĩa là gì Chớ bộ (hay chứ bộ) là một phương ngữ Nam Bộ, đã được ghi nhận trong Từ điển phương ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín như sau: Chớ bộ: chứ lại, chứ tưởng, từ dùng có ý khẳng định mạnh hơn chớ. Anh yên chí đi, anh làm xong thì tôi cũng làm xong chớ bộ. Chớ bộ anh không thấy tôi đương làm sao, còn hối nữa. Về chữ bộ trong chớ bộ, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức đã giảng như sau: Bộ (danh từ): Dáng bên ngoài, điệu, cách đi đứng, làm việc.… Làm bộ, coi bộ, chớ bộ // (trạng từ): Lẽ nào, hình như, tiếng đầu câu để phân bua ý mình hoặc đoán chừng ý người: Bộ tôi ăn gian anh sao!…. Như vậy, bộ ban đầu có nghĩa là dáng, vẻ, sau mở rộng ra nghĩa có vẻ, hình như, lẽ nào. Chớ bộ hẳn là một cách nói bỏ lửng vế sau, chẳng hạn đẹp lắm chớ bộ là rút gọn của đẹp lắm chớ bộ xấu sao (đẹp lắm chớ chẳng lẽ xấu), cao lắm chớ bộ là rút gọn của cao lắm chớ bộ thấp hả?… Phương ngữ Nam Bộ – nét đặc sắc của Đồng bằng sông Cửu Long Về mặt địa lý, Nam Bộ được tính từ các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh đến Cà Mau. Phương ngữ Nam Bộ có những nét khu biệt với phương ngữ Bắc Bộ hay Trung Bộ, mà những phương ngữ khác khó xâm nhập. Nếu ở miền Bắc tiếng Hà Nội khác tiếng Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… thì ở Nam Bộ tiếng Sài Gòn và tiếng 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL nói chung không khác nhau mấy. Nghĩa là chúng có sự thống nhất tương đối cao. Nếu phần lớn các tỉnh phía Bắc gọi cái bát, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là cái đọi, thì ở Nam Bộ gọi là cái chén. Nếu ở các tỉnh phía Bắc nơi thì gọi cha- mẹ, bố- mẹ, thầy- u, nơi gọi là cậu -mợ, bố- bầm, thầy- bu, ải- êm (người Thái)… thì ở Nam Bộ gọi là ba- má, tía- dú.  Ngược lại, có một số từ ngữ ở miền Bắc, miền Trung gọi bằng một tên, như: thuyền hay đò thì ở Nam Bộ lại có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ rõ đặc trưng, công dụng, kích cỡ của mỗi loại khi tham gia giao thông thủy, như: tàu, ghe. Riêng loại ghe có tới hơn chục tên gọi:  ghe chài, ghe be, ghe bầu, ghe cui, ghe cửa, ghe giàn, ghe lồng, ghe lườn, ghe ngo, ghe tam bản, rồi xuồng ba lá, vỏ lãi, tắc ráng, trẹt… Trong quá trình giao lưu giữa các vùng, miền, các dân tộc trong và ngoài nước thì một số phương ngữ Nam Bộ đã có sự vay mượn làm phong phú thêm vốn từ ngữ của cộng đồng cư dân ở xen lẫn nhau, như: nói sáng say, chiều xỉn, tối xà quần thì đều chỉ người say rượu ở những mức độ khác nhau (người Kinh gọi là say, người Hoa gọi là xỉn, người Khmer gọi là xà quần). Trong các tác phẩm văn học của Nam Bộ, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử, từ ngữ dùng cũng khác nhau. Người Nam bộ thẳng thắn, bộc trực; không quanh co, rào đón trước sau nên lời ăn tiếng nói cũng vậy. Khi giao tiếp, họ dùng từ ngữ cụ thể, chính xác, trực tiếp, nghĩ sao nói vậy, ít khi nói vòng, nói tránh. Từ ngữ dùng để miêu tả giàu hình ảnh, dễ hiểu như: đầu cá dồ, mỏ cá hô, râu cá chốt, mặt như trái bần, nói như tép nhảy… Đặc biệt, người Nam bộ thường dùng những cụm từ gắn liền với sông nước như: nói vòng vo như rạch Cái Tắc, mần ăn kiểu nước nhảy (chỉ sự nhanh, bất ngờ, không bền vững), buông dầm cầm chèo (chỉ sự tháo vát, linh hoạt), ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi (chỉ sự tham ăn, lười biếng), lội bộ (đi bộ), vụ này chìm xuồng luôn rồi (giấu kín hoặc cho qua việc gì đó)… Hầu hết từ ngữ giàu hình ảnh của người Nam bộ là những từ thuần Việt, hiếm khi dùng từ Hán – Việt, giúp người nghe dễ hình dung, đón nhận. Nếu bạn nghe ai dùng các từ như: đi dìa, mình ên, bự tổ chảng, trớt quớt, ta nói, ngon bá cháy bù chét, dở ẹc, thiệt ngộ, khôn bà cố, giỏi một cái, xà quần… hay những từ có ngữ âm, ngữ khí như: chèng đéc ơi, mèng ơi, nghen/hen/héng, hôn/hông/hổng… thì đó đích thị là người Nam bộ, chính xác hơn là miền Tây Nam bộ. Một điểm dễ nhận diện nữa là người miền Tây không có thói quen uốn lưỡi khi phát âm những phụ âm rung như chữ r, do đó thường phát âm r thành g, tr thành ch. Những đặc điểm trong câu hỏi – đáp; những cụm từ xưng hô bây – mầy, chị – chế, anh – hia; từ quầm trong lời ăn tiếng nói của cư dân Tây Nam bộ; sự dung hợp của người Việt tại Nam bộ qua các từ: xài, xà quần, xỉn… được các tác giả phân tích, giải thích chi tiết, đưa ra những dẫn chứng cụ thể, hợp lý. Ngoài ra, sách còn có bài viết chuyên sâu về tiếng Khmer Nam bộ – ngôn ngữ có sự ảnh hưởng khá nhiều đến ngôn từ, cách nói của người nơi đây. Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân tộc (Bác Hồ). Vì thế việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các vùng, các miền, các nước… một bộ phận ngôn ngữ cũng bị cải cách theo, hoặc bị biến dạng, biến thể theo chiều hướng có lợi, hoặc có hại. Nó sẽ làm rối thêm, làm mất đi bản sắc dân tộc của từng vùng, từng miền trên một đất nước từ lâu đã có sự thống nhất về chữ viết và ngôn ngữ. Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều thứ có thể hòa tan, hòa hợp, biến màu, biến chất, thì ngôn ngữ liệu có thoát khỏi guồng quay đó? Song, chúng ta cũng không đáng lo ngại lắm về sự xâm thực của ngôn ngữ ngoại lai, nhất là thứ ngôn ngữ chát trên mạng của thế hệ 8x, 9x… Bởi dân tộc ta từ lâu đã có quá trình giữ gìn và phát triển vốn ngôn ngữ của toàn dân. Bằng chứng rõ nhất là chữ Hán của Trung Hoa một thời gian dài mấy thế kỷ được dùng làm văn tự, nhưng sau đó ông cha ta cũng chỉ mượn để sáng tạo ra chữ Nôm. Một số từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga… khi vào Việt Nam cũng bị biến đổi cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của người Việt. Những người có công trong việc Việt hóa một số từ ngữ đó, phần lớn là tầng lớp trí thức có trình độ cao. Và chúng ta không thể không kể đến vai trò của các nhà văn, nhà thơ, những người đã dùng ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ bác học để đưa vào tác phẩm văn chương, phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người và xã hội. Riêng ở Nam Bộ, phương ngữ thể hiện khá rõ trong các tác phẩm văn học, trên các phương diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt. Tìm hiểu thêm về Từ: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)… Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực. Trong ngôn ngữ học, từ là đối tượng nghiên cứu của nhiều cấp độ khác nhau, như cấu tạo từ, hình thái hoc, ngữ âm học, phong cách học, cú pháp học. Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn, từ gồm nhiều tiếng hoặc 2 tiếng là từ phức. Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học. Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ… không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau. Video về chứ bộ (chớ bộ) là gì? Nét đặc sắc của ngôn ngữ Nam Bộ Kết luận Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi Chớ bộ (hay chứ bộ) nghĩa là gì? Hãy truy cập vào https://c3lehongphonghp.edu.vn để biết thêm nhiều thong tin thú vị nhé!

 

 

 

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button