Giáo dục

Sơ đồ tư duy Tấm Cám

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, THPT Ngô Thì Nhậm gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Tấm Cám với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao

******

Sơ đồ tư duy Tấm Cám lớp 10

Sơ đồ tư duy truyện Tấm Cám 

Luận điểm 1: Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Tấm Cám

Luận điểm 2: Bản chất của mâu thuẫn, xung đột

Luận điểm 3: Hành động trả thù của Tấm.

Sơ đồ tư duy truyện Tấm Cám

Một chuỗi nguyên nhân và kết quả, một chuỗi tình huống nhỏ xuất phát từ cái chết, từ xương thịt của Tấm. Từ chim vàng anh, cây gỗ xoan đào, khung cửi, cây thị đều có gốc từ xương thịt của Tấm mà ra. Nhưng chỉ từ cây thị, quả thị Tấm mới hóa kiếp lại thành người bởi Tấm đã trả xong những món nợ trong quá khứ mà đạo Phật gọi là nghiệp (nghiệp báo) nay ở vào hoàn cảnh gặp được người lành.

Nếu ở truyện cổ Thạch Sanh – Lí Thông, Thạch Sanh thì tha nhưng Trời thì trừng phạt, cả hai mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết thì ở truyện này Tấm lại trả thù, giết chết Cám. Có người cho rằng Tấm nhẫn tâm. Nhưng suy cho cùng thì mẹ con Cám đã tạo nghiệp ác quá nhiều, giết mẹ con Cám là Tấm muốn xóa sạch nghiệp ác ấy, để những người khác không phải chịu hành vi độc ác của mẹ con Cám nếu cả hai còn sống. Cái chết của mẹ con Cám hợp với quy luật: Gieo gió thì gặp bão!

Xem thêm bài văn mẫu: Phân tích truyện Tấm Cám

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Tấm

Luận điểm 1: Tấm là cô gái hiền lành, yếu đuối, cam chịu

Luận điểm 2: Tấm là cô gái mạnh mẽ, quyết liệt chống lại cái ác

Luận điểm 3: Tấm ra tay trừng trị cái ác

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Tấm

Tấm phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn khổ đau rồi mới được hạnh phúc. Từng ấy đau khổ, bất hạnh, đày đọa khiến người ta không thể không xót xa, thương cảm. Tấm “nghe lời, bưng mặt khóc hu hu, òa lên khóc, ngồi khóc một mình, nức nở khóc” đã bao nhiêu lần Tấm cam chịu trước sự đầy đọa bất công của mẹ con Cám là bấy nhiêu lần Tấm đã khóc. Không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Tấm phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

Cô Tấm hiền lành luôn có bụt, những thứ xung quanh như xương cá, gà, cá bống, ngựa, chim sẻ giúp đỡ mà đã vượt qua rất nhiều khó khăn. Tấm được lực lượng thần kì phù trợ để chiến thắng được cái ác. Và sự hóa thân thành thị, xoan đào, khung cửi hay vàng anh giúp Tấm dành lại sự sống và hạnh phúc.

Sơ đồ tư duy các hình thức biến hóa của Tấmtrong truyện Tấm Cám

Luận điểm 1: Tấm hóa thành chim vàng anh

Luận điểm 2: Tấm hóa thành cây xoan đào

Luận điểm 3: Tấm hóa thành cây thị

Sơ đồ tư duy các hình thức biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám

Luận điểm 4: Quá trình hóa thân của Tấm là sự thể hiện một sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái đẹp, cái thiện, thể hiện mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động bao đời nay trong cuộc đối mặt với cái ác, cái xấu.

Trong sự hóa thân của Tấm ta thấy có sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả của đạo Phật. Vì Tấm là người tốt nên được tái sinh thành người và được hưởng hạnh phúc. Tuy nhiên, tư tưởng này đã được nhân dân cải tiến, mang tính thực tiễn hơn. Tấm đã tìm được hạnh phúc nay trong cuộc đời này chứ không phải ở một thế giới nào khác.

Tham khảo thêm: Phân tích thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm

Sơ đồ tư duy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám trong truyện Tấm Cám

Luận điểm 1:

Diễn biến của truyện là diễn biến của những sự việc nổi bật gắn với những biến cố trong cuộc đời Tấm: chiếc yếm đỏ, con cá bống, thử giày

Luận điểm 2: Tấm chết và quá trình hóa thân là bước phát triển mới của diễn biến truyện

Luận điểm 3: Diễn biến của các sự kiện cho thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mâu thuẫn dẫn đến xung đột gay gắt

Sơ đồ tư duy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám trong truyện Tấm Cám

Diễn biến của các sự kiện cho thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mâu thuẫn dẫn đến xung đột gay gắt giữa Tấm và mẹ con Cám. Ban đầu mới chỉ là những mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi – vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình hàng ngày, về sau là mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi xã hội và biến thành xung đột một mất một còn. Mâu thuẫn và xung đột đó ngày càng cao độ do sự phát triển của hai tuyến nhân vật. Mẹ con nhà Cám thì tàn nhẫn độc ác và quyết, tâm muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng, về phía Tấm ban đầu bị động, yếu ớt chỉ biết khóc lóc, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ và cuối cùng đã tự vùng lêu chiến đâu tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta cần chú ý, tuy hóa thân, nghĩa là quyết xuất hiện để khẳng định quyền lợi chán chính nhưng Tấm đều bị giết. Chỉ phản ứng cuối cùng, Tấm mới giết kẻ hãm hại, đã trở thành kẻ thù của cô. Có nghĩa là, nhân dân lao động vốn dĩ hiền lành, nhẫn nhịn, chỉ mong chung hưởng hạnh phúc, thanh bình. Nhưng nếu dồn họ đến cùng thì phản ứng của họ rất bạo liệt.

Sơ đồ tư duy cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác xưa và nay qua Tấm Cám 

Luận điểm 1: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu được thể hiện trong truyện Tấm Cám

Luận điểm 2: Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay

Sơ đồ tư duy cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác xưa và nay qua Tấm Cám

Ngày nay, cuộc sống đã tốt đẹp, bình đẳng, nhưng không phải đã hết cái xấu, cái ác. Cái xấu, cái ác biểu hiện cụ thể ở hành động trộm cắp, tệ nạn xã hội, thói ích kỉ, lối sống vô cảm, hành hạ người khác,… được bọc bằng vỏ bề ngoài lịch sự, sang trọng, ở mức độ nguy hiểm hơn cái ác, cái xấu thể hiện ở những vấn đề có tính toàn cầu như huỷ hoại môi trường, chiến tranh hạt nhân,.. Tuy không phải là phổ biến nhưng cũng còn những trẻ em, người già, những người bất hạnh đã bị ngược đãi… Ngày nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu phức tạp hơn, đa dạng hơn, cam go hơn nhưng quyết liệt và cuối cùng thắng lợi vì được sự đồng tình, ủng hộ của toàn nhân loại. Ngày nay, chúng ta đấu tranh chống cái ác, cái xấu một cách chủ động bằng cách phát hiện, ngăn chặn nên cuối cùng tội ác của những kẻ vô đạo đức cũng bị lôi ra ánh sáng và bị trừng trị xứng đáng. Để có được chiến thắng, cái thiện, cái tốt đã phải đấu tranh quyết liệt, một mất một còn với ái xấu, cái ác. Không thể có sự nửa vời, khoan nhượng trong cuộc đấu tranh này.

Sơ đồ tư duy hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện đời mình

Các ý chính:

  • Tấm kể về hoàn cảnh xuất thân của mình
  • Tấm kể về cuộc đời mình trước khi làm hoàng hậu
  • Tấm kể về cuộc đời sau khi làm hoàng hậu
  • Sự trừng phạt của Tấm đối với mẹ con Cám

Sơ đồ tư duy hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện đời mình

Nhưng có lẽ số phận chưa muốn chàng và tôi phải xa nhau mãi mãi nên từ chỗ tro bụi của tôi mọc lên một cây thị. Con người tôi một lần nữa lại biến hóa. Tôi trở thành một trái thị duy nhất trên cây, tỏa hương thơm ngát. Cho đến một ngày, bà hàng nước ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên và nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn” thì tôi biết rằng tôi đã gặp được người tốt thực sự. Tôi thả mình vào bị của bà trao phó số mệnh tôi vào tay con người ấy nhưng tôi hi vọng lần này là lần cuối cùng tôi phải biến hóa.

Có lẽ tôi đã lựa chọn đúng khi quyết định rơi vào bị bà hàng nước ấy. Ngày nào bà lão cũng đi chợ và khi ấy tôi mới chui khỏi vỏ thị để phụ bà lão dọn dẹp nhà cửa. Thật hạnh phúc làm sao khi trở về với hình dáng con người.

Xem bài văn mẫu: Hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại câu chuyện đời mình

Kiến thức về truyện Tấm Cám

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh ra đời

Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám”): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm

– Phần 2 (tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”): Con đường đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm

– Phần 3 (còn lại): Hành động trả thù của Tấm

3. Tóm tắt truyện Tấm Cám

Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống. Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây,Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua. Chim vàng anh quấn qu‎ýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão. Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời .

4. Giá trị nội dung

Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.

5. Giá trị nghệ thuật

– Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.

– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.

– Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo

B. Tìm hiểu chi tiết 

1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm

    a) Thân phận của Tấm

– Số phận của Tấm:

+ Mẹ chết khi còn nhỏ tuổi

+ Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ – là mẹ đẻ của Cám

+ Tấm vất vả làm việc suốt ngày đêm

→ Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Đồng thời, cô cũng là cô gái hiền dịu và khát khao được vui chơi, hạnh phúc.

– Bản chất của mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám

+ Mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ

→ Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng quyết liệt. Còn mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung.

+ Mâu thuẫn xã hội: Tấm là hiện thân của cái thiện, hiền lành, lương thiện. Còn mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, cái xấu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám xét đến cùng là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác.

b) Con đường đến với hạnh phúc của Tấm

– Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ xúc đầy giỏ, Cám lừa Tấm trút hết giỏ cá và nhận phần thưởng. Tấm khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm cá bống.

– Mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, giết cá bống để ăn thịt. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.

– Đi trẩy hội, Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp

– Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu.

→ Mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn thụ động, không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ vào Bụt.

⇒ Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.

2. Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm

– Ngày giỗ bố, Tấm về nhà trèo lên cây cau, gì ghẻ chặt gốc cây, Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Cám được đưa vào cung thay Tấm.

– Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo chồng tao”, hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.

– Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào và tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra”. Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.

– Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị, Tấm trở lại với cuộc đời.

– Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc

→ Mâu thuẫn xung đột ngày càng quyết liệt, dữ dội. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện.

⇒ Tấm từ một cô gái nhu mì, thụ động ngày càng trở nên chủ động đấu tranh để giữ hạnh phúc của mình. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

3. Hành động trả thù của Tấm

– Tấm trở về cung, trở lại làm hoàng hậu, ngày càng trở nên xinh đẹp

– Cám muốn xinh đẹp như chị, Tấm chỉ cách cho Cám, bảo Cám xuống hố sâu rồi dội nước sôi vào hố. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

⇒ Hành động trả thù của Tấm là đích đáng, phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm, vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, hành động trả thù của Tấm phù hợp với quan niệm của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiaanjv ới cái ác bởi mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội, là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ người bóc lột và người bị bóc lột. Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống , quyền làm người.

4. Nghệ thuật

– Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.

– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.

– Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo

Tham khảo thêm một số tài liệu học tập về truyện Tấm Cám:

  • Suy nghĩ về hành động trả thù của Tấm đối với Cám
  • Phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám

******

Trên đây là sơ đồ tư duy Tấm Cám do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 được cập nhật đầy đủ tại THPT Ngô Thì Nhậm em nhé. Chúc các em luôn học tốt.


Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Tấm Cám, hệ thống kiến thức về truyện Tấm Cám ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 10 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button