Tổng hợp

Chimera là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng chimerism

Chimera là gì?

Chimera (/kaɪˈmɪərə/) hay hợp thể khảm là thuật ngữ di truyền học dùng để chỉ một cơ thể sinh vật hoặc một mô hay một cơ quan mang nhiều bộ nhiễm sắc thể khác nhau (gồm nhiều bộ ADN khác nhau), thường được tạo thành qua sự hợp nhất của nhiều hợp tử khác nhau hoặc sự dung hợp các bộ gen khác nguồn.

Chimerism theo y học hiện đại là một tình trạng bệnh lý liên quan đến hiện tượng rối loạn nhiều gen ở trong một cơ thể. Có nghĩa là cơ thể người bệnh có thể chứa 2 bộ ADN khác nhau.

Chimerism có thể để lại một số ảnh hưởng nhất định với người bệnh như: Tình trạng lưỡng tính khiến họ bị ảnh hưởng tới quá trình sinh sản tự nhiên. Và hơn thế là những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý vì những diễn biến phức tạp của các loại chimera để lại.

Hiện tượng này được phát hiện đầu tiên trên cơ thể người vào năm 1962. Theo số liệu thống kê trên thế giới hiện nay chỉ có khoảng 100 trường hợp được ghi nhận mắc phải tình trạng chimera. Hiện tượng này còn được phát hiện ở động vật.

Chimera là gì?
Chimera là gì?

Dấu hiệu nhận biết chimerism ở người

Phần lớn các trường hợp chimerism không có các biểu hiện lâm sàng rõ ràng hoặc chỉ có một số dấu hiệu nhận biết ở một số bộ phận nhất định của cơ thể như:

  • Màu da: Da trên cơ thể người bệnh sẽ có vùng màu sáng hoặc có vùng màu xám tách biệt so với các vùng da khác trên cơ thể.
  • Màu mắt: Quan sát mắt người bệnh thấy có 2 màu khác nhau rõ rệt, ví dụ nhứ 1 bên mắt màu nâu còn 1 bên mắt kia màu xanh.
  • Dị tật: Chimerism xảy ra ở quá trình hội nhập 2 tế bào trứng làm 1 khiến cho những đứa trẻ sinh ra bị dị dạng ở tay hoặc chân. Tức là có sự hấp thụ, xuất hiện thêm của tay hoặc chân của phôi thai đã mất trong quá trình phát triển gây dị tật thai nhi.

Cần làm gì để phát hiện sớm hiện tượng Chimerism?

Thông thường phát hiện bệnh lý này đều phải thông qua một số xét nghiệm máu và cả ADN mới có thể xác định kết quả chính xác nhất. Có những trường hợp được phát hiện do thực hiện ngẫu nhiên một số xét nghiệm y khoa như xét nghiệm ADN thai nhi.

Để nhận biết được 1 người có phải bị chimerism không cần phải tiến hành kiểm tra di truyền một cách toàn diện. Vì căn bản, hiện tượng này chủ yếu xảy ra trong quá trình bào thai, sự phát triển của thai nhi trong cơ thể mẹ bầu trước khi sinh. Lúc này khi 2 trứng cùng thụ tinh kết hợp, 1 trong 2 ovules này sẽ xảy ra hấp thụ thứ 2.

Hoặc thông tin di truyền giữa mẹ bầu và phôi thai bị lẫn hay chimera có thể là biến chứng của một phẫu thuật cấy ghép, truyền máu. Hiện nay, đa phần các trường hợp bệnh đều được phát hiện với các dấu hiệu nhận biết quá một bài kiểm tra máu chi tiết đầy đủ để đưa ra kết luận cho thấy sự hiện diện của 2 dòng DNA khác nhau trong cùng 1 cơ thể người bệnh.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chimerism

Theo quan điểm di truyền, nguyên nhân gây ra hiện tượng chimerism ở người đa phần do có sự pha trộn của máu bên trong cơ thể . Và thường là do một khiếm khuyết có liên quan đến tình trạng pha trộn tế bào của thai nhi còn sống với thai nhi đôi đã chết bên trong tử cung của mẹ bầu đa thai.

Hiện nay, nguyên nhân chính gây chimera ở người được lý giải chủ do 5 lý do sau đây:

Do 2 tế bào chứng hội nhập làm một

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chimerism ở người. Một bào thai được tạo thành từ 4 giao tử với sự kết hợp giữa 2 trứng cùng 2 tinh trùng khác nhau. Thông qua quá trình thụ tinh, quá trình nhân đôi ADN 2 phôi thai được hình thành. Và trong quá trình phát triển, chúng lại được kết hợp với nhau thành 1 hợp tử ngay trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Mỗi hợp tử sẽ mang 1 bản sao của bố mẹ, chính hợp tử mới hình thành sau này sẽ phát triển thành 1 cơ thể mới và hội tụ cấu trúc di truyền khác nhau. Như vậy chimerism lúc này là 2 cơ thể ở trong cùng 1 cơ thể. Hoặc cũng có thể là do một một tế bào trứng đã thụ tinh lại có sự kết hợp, pha trộn với tế bào trứng đã thoái hóa ở quá trình phân chia tế bào.

Do hấp thụ tế bào trong quá trình mang thai

Chimerism có thể xuất hiện ở mẹ bầu do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ hấp thụ một số tế bào của thai nhi. Cụ thể, tế bào của thai nhi sẽ xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của mẹ bầu và bắt rễ ở mô của nó.

Và nhìn theo 1 hướng tích cực, đã có những trường hợp được ghi nhận nhờ các tế bào miễn dịch của thai nhi xâm nhập sang cơ thể của mẹ bầu đã khắc phục được một số bệnh lý nghiêm trọng bà bầu đang gặp phải cũng như tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu trước các bệnh lý liên quan đến ung thư.

Hoặc ngược lại, thai nhi có thể hấp thụ một số tế bào của người mẹ cấu thành hiện tượng chimera. Có nghĩa là các tế bào trong cơ thể của mẹ bầu thông qua hàng rào nhau thai lại được tích hợp vào trong phôi thai. Ở trường hợp này, hậu quả tiềm ẩn, nguy cơ lớn nhất xảy ra là tử cung của em bé sau khi ra đời có thể mắc phải bệnh của mẹ.

Do sự kết hợp của các mạch máu

Nguyên nhân này được lý giải do các phôi kép sinh đôi xảy ra dị hợp tử truyền các thành phần khác nhau trong tế bào của chúng. Tức là 2 trứng được thụ tinh nhưng lại không có sự kết hợp, giữa chúng chỉ có sự trao đổi các tế bào và gen trong giai đoạn phát triển, từ đó hình thành 2 cá thể khác biệt.

Kết quả dẫn đến hiện tượng chimerism và trong một cơ thể đứa trẻ có thể tồn tại 2 sợi ADN. Sẽ là 1 hoặc cả 2 cá thể cùng mang 2 kiểu gen khác nhau hoàn toàn.

Do ghép tế bào gốc, quá trình truyền máu

Sau quá trình phẫu thuật ghép tạng, truyền máu trên cơ thể người bệnh. Lúc này các tế bào được cấy, ghép vào cơ thể sẽ tồn tại song song với các tế bào vốn có của cơ thể. Trong 1 số ít trường hợp, tế bào được ghép vào cơ thể sẽ được tích hợp hoàn toàn trong cơ thể người bệnh.

Do cấy ghép tủy xương

Bản chất của phẫu thuật này vốn là nhằm biến đổi di truyền bên trong cơ thể của người bệnh để khắc phục bệnh lý đang điều trị. Nhờ vào sự hỗ trợ của bức xạ làm chết đi, loại bỏ tủy xương gốc của bệnh nhân. Tại vị đó, các tế bào hiến tặng sẽ được giới thiệu thay thế. Phẫu thuật này được tiến hành trong điều kiện các thử nghiệm phải cho kết quả phôi thai của người tình nguyện hiến tặng ghép tủy rễ.

Các biến chứng do chimerism gây ra

Một trong những biến chứng của chimerism có thể tiềm ẩn hậu quả nguy hiểm trên cơ thể người bệnh là sản sinh ra những quá trình không thể được kiểm soát bên trong cơ thể họ.

Hậu quả của biến đổi chim hóa rất có khả năng liên quan đến những thủ tục sau quá trình truyền máu hay các bệnh lý ở tử cung đang trong quá trình phát triển.

Cùng với đó, chimera còn để lại những thắc mắc về tính xác thực đối với các xét nghiệm ADN cha và con cùng nhiều trường hợp tại tòa án. Đột biến gen khiến cho nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thiết lập mối quan hệ của cha và con. Ngoài ra, chimerism do đột biến gen có thể để lại hậu quả khiến một số cặp vợ chồng không có khả năng sinh sản.

Hiện tượng chimera tạo ra sự tồn tại đồng thời của 2 bộ DNA trong cùng 1 cá thể. Điều này có thể gây ra một số biến cứng khác như:

  • Dị dạng: Trẻ có 2 màu mắt khác nhau, trẻ sinh ra có thể bị dị dạng tứ chi, dư thừa chân hoặc tay, phổ biến ở những thai đôi, cặp song sinh có sự hấp thu ở thời kì phát triển phôi thai.
  • Gây khó khăn trong các phẫu thuật phức tạp: Nếu như người chimerism hoặc người thân trong gia đình cần phải trải qua phẫu thuật ghép nội tạng và lựa chọn người hiến tặng có liên quan sẽ phát sinh sự không phù hợp di truyền trong trường hợp này. Từ đó sẽ phát sinh nhiều nghi vấn khiến quá trình cấy ghép trở nên phức tạp. Sau có trình phẫu thuật này, người bệnh có thể bị thay đổi về cấu trúc tóc, nhóm máu cùng các yếu tố Rh.

Tuy nhiên, chimera nhìn theo 1 chiều hướng khác trong y khoa có thể mang lại hiệu quả khắc phục bệnh lý.

Minh chứng là đã có 1 trường hợp người bệnh bị AIDS và lymphoma cần cấy ghép tủy xương và người hiến tặng là một người bệnh chimera có gen đột biến, cung cấp luôn cho người bệnh sức đề kháng chống lại virus. Sau quá trình cấy ghép phức tạp đó, người bệnh sẽ lây truyền nó cùng với tủy xương của mình khiến bệnh lý hồi phục hoàn toàn.

Các biến chứng do chimerism gây ra
Các biến chứng do chimerism gây ra

Chimerism có thể điều trị được không?

Để kết quả trị liệu Chimerism được thuận lợi và có tỷ lệ đạt hiệu quả cao nhất thì gia đình nên cho con can thiệp ngay từ những năm tháng đầu đời. Điều này giúp bé sớm hoà nhập và phát triển cùng với các bạn đồng trang lứa.

Trong quá trình can thiệp sớm (từ những năm tháng đầu đời của trẻ) sẽ loại bỏ đi một trong những sợi DNA không được sử dụng, tức là sẽ có sự thay đổi di truyền.

Các liệu pháp được áp dụng trong trị liệu Chimerism sẽ giúp chỉnh sửa những biểu hiện lâm sàng bên ngoài của trẻ như: màu da, màu mắt, thêm chi và những điểm dị dạng khác.

Một số chuyên trang đưa tin rằng, việc điều trị Chimerism, nghiên cứu và tạo ra nó có thể thực hiện với sự trợ giúp của những công nghệ di truyền.

Trong đó, kỹ thuật di truyền là một phương pháp phức tạp nhằm cô lập các gen của cơ thể. Nếu ta thực hiện các thao tác khác với chúng và đưa chúng vào các sinh vật khác nhau sẽ thu về ADN tái tổ hợp và RNA. Các bác sĩ có thể quản lý quá trình khuyếch tán nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật di truyền. Điều này cũng có thể thực hiện được với ghép tuỷ xương, các cơ quan khác hoặc truyền máu.

Có thể phòng ngừa hiện tượng chimera ở người?

Các chuyên ra đã khẳng định việc phòng ngừa hiện tượng chimerism được cấu thành bởi các yếu tố tự nhiên là không thể. Vì căn bản trong y khoa hiện nay chưa có phương pháp tiếp cận, xâm lấn nào được công nhận là an toàn giúp theo dõi chính xác sự phát triển của phôi thai bên trong tử cung của người mẹ.

Việc nghiên cứu các dị thường ở bên trong cơ thể con người hiện nay cũng chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa những đột biến khác nhau.

Hiện nay, chimera chỉ có thể được ngăn ngừa hiệu quả nếu không may phát sinh sau quá trình truyền máu, cấy ghép, phẫu thuật các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Kỹ thuật di truyền sẽ được áp dụng cho những cặp vợ chồng tiềm ẩn nguy cơ cao mắc phải một số bệnh lý về di truyền học. Với những trường hợp hiếm gặp này, để giúp ngăn chặn sự đột biến trong phôi thai, các tế bào bổ sung sẽ được bác sĩ đưa vào cơ thể người mẹ. Chúng sẽ có tác dụng giúp bình thường hóa bộ nhiễm sắc thể của thai nhi trong bụng, ngăn ngừa dị tật thai nhi.

Giải oan cho trường hợp chimerism lần đầu phát hiện tại Việt Nam

Nghi ngờ đứa con không phải của mình, người bố mang mẫu ADN của con trai đi xét nghiệm tại 3 cơ sở. Mặc dù không hề có chuyện “tác động” để có được kết quả như ý nhưng điều kỳ lạ là 3 cơ sở lại cho 3 kết quả xét nghiệm khác nhau khiến người bố hoang mang, không biết kết quả xét nghiệm nào là đúng.

Gia đình đã quyết định tìm đến Trung tâm Giám định sinh học pháp lý – Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) để xét nghiệm thêm một lần nữa. Quá trình thực hiện giám định, chính những giám định viên dày dạn kinh nghiệm tại đây cũng bất ngờ khi phát hiện ra hiện tượng “nhân mã” lần đầu tiên tại Việt Nam và cực kỳ hiếm gặp trên thế giới.

Bố mẹ đẻ không phải là “bố mẹ ruột”?

Thiếu tá Lê Viết Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giám định sinh học pháp lý kể lại, đầu năm 2017, Trung tâm tiếp nhận yêu cầu giám định ADN của một gia đình “trẻ” ở Bắc Giang. Dùng từ “trẻ”, bởi hai vợ chồng chưa đến 30 tuổi và mới có một cậu con trai khoảng 4 tuổi. Vì mưu sinh, sau khi cưới vợ, người chồng phải thường xuyên đi làm xa.

Theo người chồng tâm sự thì khi thấy vợ sinh sớm, anh ta đã có những suy nghĩ lăn tăn trong đầu. Nỗi nghi kỵ cứ ngày một lớn dần khi anh ta thấy đứa trẻ càng lớn lại càng… không giống bố. Nhưng đứa bé giống ai thì anh ta cũng không có đối tượng cụ thể để tình nghi.

Hạnh phúc gia đình có nguy cơ rạn rứt khi người chồng không nói ra nhưng bắt đầu bóng gió dằn hắt vợ. Sau khi suy nghĩ, người chồng quyết định lấy mẫu của đứa bé, tự mình về Hà Nội làm xét nghiệm ADN để làm rõ trắng đen.

Nhưng thật kỳ lạ, sau khi nhận mẫu, cơ sở đầu tiên trả lời anh ta rằng không thể đưa ra được kết luận do những thông số phân tích rất… kỳ quái, chưa bao giờ gặp. Phía cơ sở này cũng không thể lý giải được vì sao xét nghiệm lại như vậy. Để chắc chắn, người bố này cùng lúc mang mẫu đến 2 cơ sở giám định khác.

Ngày nhận kết quả, anh ta chết điếng một lần nữa. Kết quả của một cơ sở khẳng định mẫu ADN của anh ta và đứa con không có quan hệ huyết thống. Cơ sở thứ 3 thì trả lời giống cơ sở 1, rằng không thể đưa ra kết luận về quan hệ huyết thống giữa hai người?!

Đến nước này thì người bố hoang mang tột độ, chẳng biết kết quả nào là đúng. Sau khi tìm hiểu thông tin, anh ta tìm đến Trung tâm Giám định sinh học pháp lý – Viện Khoa học hình sự.

Lúc đầu, người bố này cung cấp 2 mẫu ADN của bố và con. Đây cũng là cách thông thường mà những người đàn ông thường làm khi có nghi ngờ về đứa con của mình. Tuy nhiên, ở trường hợp này, để xác định chính xác huyết thống người bố có phải là bố đẻ của trẻ hay không, Trung tâm yêu cầu thu cả mẫu ADN của người mẹ để chắc chắn rằng đứa trẻ đó do người mẹ sinh ra. Đây là một cơ sở khoa học để loại trừ rủi ro nhầm mẫu (do nhầm con). Dù rủi ro này rất thấp nhưng nếu không làm, rất có thể gây oan sai. Đây chính là điểm khác biệt làm nên uy tín trong giám định ADN của Trung tâm.

Sau khi đã phân tích cho người chồng hiểu lý do phải lấy mẫu của cả người mẹ, người chồng đã đồng ý. Một ngày, anh ta đưa vợ và con đến Trung tâm để thực hiện lấy mẫu. Người vợ tỏ ra rất bức xúc, một mực khẳng định đứa bé là con của chồng nên sẵn sàng lấy mẫu của hai mẹ con để “nhờ các bác giải oan cho em”.

Các giám định viên thực hiện việc lấy mẫu phân tích gồm mẫu chân tóc, tế bào niêm mạc miệng của bố, chân tóc của người mẹ và tế bào niêm mạc miệng của con. Kết quả phân tích lần đầu tại Viện Khoa học hình sự cho thấy giữa người mẹ và con có quan hệ huyết thống, còn mẫu của người bố có hiện tượng như là bị nhiễm vì ở các locus có đến 3 alen (nói nôm na là có 3 chỉ số sai khác) và như vậy thì không thể kết luận được.

Bố mẹ đẻ không phải là “bố mẹ ruột”?
Bố mẹ đẻ không phải là “bố mẹ ruột”?

Các giám định viên sinh học đã kiểm tra lại toàn bộ các khâu trong quy trình xét nghiệm nhưng không thấy có sai sót nào xảy ra. Về mặt lý thuyết, chỉ cần sai khác ở 2 chỉ số là có thể kết luận quan hệ cha – con không cùng huyết thống. Nhưng đây là một trường hợp đặc biệt, các mẫu có hiện tượng như bị nhiễm nên lãnh đạo Trung tâm đã chỉ đạo các nhóm giám định viên tiếp tục xét nghiệm lại một lần nữa.

Mẫu của mẹ và con vẫn cho kết quả như lần trước. Riêng mẫu của người bố (gồm tóc và niêm mạc miệng) lại cho 2 kết quả khác nhau trên các mẫu khác nhau ở những lần phân tích khác nhau. Thậm chí cùng là mẫu tóc nhưng lại cho kết quả khác nhau trong những lần xét nghiệm, trong đó có kết quả xét nghiệm mẫu tóc cũng giống như ở một cơ sở phân tích khác trước đó, tức là không có quan hệ huyết thống cha – con; còn mẫu tế bào niêm mạc miệng và một số sợi tóc khác thì lại có kết quả giống như lần xét nghiệm đầu, có sai khác ở 3 chỉ số giống như nhiễm mẫu và không thể kết luận được. Đây là điều bất thường.

Để thận trọng hơn, các giám định viên tiếp tục phân tích cả hệ Y-Filer mối quan hệ theo dòng cha giữa mẫu của người bố và mẫu của người con. Việc phân tích quan hệ theo dòng cha dựa trên sự di truyền của nhiễm sắc thể Y (chỉ truyền từ bố cho con), kết quả cho thấy có quan hệ huyết thống theo dòng nội. Tuy nhiên, với kết quả này thì vẫn chưa đủ cơ sở kết luận vì theo lý thuyết, tất cả những người đàn ông trong một dòng tộc đều có đặc điểm di truyền trên nhiễm sắc thể Y (Haplotype) giống nhau.

Mặt khác, kiểu gen của người bố còn được so sánh với kiểu gen ông bà nội của đứa cháu trai và cũng cho thấy có sự khác biệt không có sự cho và nhận alen ở các locus gen. Vậy cháu bé có đúng là con đẻ của người bố hay không thì chưa thể kết luận được.

Giải mã hiện tượng

Vụ việc đã thu hút sự quan tâm của toàn bộ cán bộ chiến sĩ của Trung tâm Giám định sinh học pháp lý bởi rất thực tế giám định ADN trong các vụ án, dù khó khăn đến mấy cũng được các giám định viên giải mã thành công. Kể cả khi đối tượng gây án đã cố tình xóa các dấu vết như đổ a-xít, hoặc giặt quần áo gây án có dính máu để phi tang, nhưng với trình độ chuyên môn cao cùng các thiết bị, máy móc phân tích hiện đại, các giám định viên đã tìm ra ADN của thủ phạm để lại trong quá trình gây án.

Còn ở vụ việc này, tuy không phải là án nhưng quả là một “bài toán” hóc búa đối với các giám định viên khi phân tích mẫu lại cho ra kết quả… chưa bao giờ gặp phải như vậy.

Một trong những giám định viên trực tiếp tham gia giám định vụ việc là Thiếu tá Lê Viết Việt, Phó Giám đốc Trung tâm. Dáng thư sinh, cách nói chuyện rất mô phạm, Thiếu tá Việt cho biết nếu không có bước chuyển công tác, chắc bây giờ anh đang là một thầy giáo dạy môn Sinh học. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê chiêm trũng Ninh Bình, yêu thiên nhiên, đam mê khám phá từ nhỏ, anh quyết tâm thi vào Khoa Sinh của Đại học Sư phạm I Hà Nội.

Tốt nghiệp đại học, Việt trở thành thầy giáo Sinh học ở một ngôi trường tại Từ Sơn (Bắc Ninh). Sau 6 năm giảng dạy, anh quay lại trường Sư phạm I, học tiếp cao học chuyên ngành Di truyền học. Luận văn thạc sĩ của anh nghiên cứu về đề tài gene người để nhận dạng cá thể người. Năm 2005, Lê Viết Việt về công tác tại Trung tâm Giám định sinh học pháp lý. Sau 5 năm làm trợ lý giám định, năm 2010, anh được bổ nhiệm Giám định viên sinh học.

Dẫn quá trình của Thiếu tá Việt ra như vậy, nghe có vẻ chẳng liên quan đến vụ việc giám định ADN đang gặp vướng mắc. Nhưng thực tế, “nút thắt” của vụ việc lại được tháo gỡ một phần do công của Thiếu tá Việt. Anh cho biết, quá trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ và học thêm về nghiệp vụ giám định sinh học của ngành Công an, anh đã tự đọc rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Trong đó, có tài liệu đăng trên một số tạp chí về di truyền học của nước ngoài về hiện tượng Chimerism (hay còn gọi là Chimera).

Trong thần thoại Hy Lạp, Chimerism là từ để gọi tên quái thú “nhân mã” (nửa người nửa ngựa), còn trong di truyền học, Chimerism là hiện tượng xảy ra ở người khi 2 trứng đã được thụ tinh (tức 2 phôi), có nghĩa là 2 phôi này có cấu trúc di truyền khác nhau lại kết hợp với nhau trong thời kỳ đầu của thai kỳ, mỗi hợp tử mang một bản sao của bố mẹ. Chính vì vậy mà hợp tử mới, sau này phát triển thành một cơ thể mới có cấu trúc di truyền khác nhau. Hoặc của một trứng đã thụ tinh với một tế bào thoái hóa trong quá trình phân chia.

Nói nôm na là hiện tượng “thai trong thai”. Bởi vậy, trong cơ thể có những mô mang tế bào của trứng A, mô khác lại mang tế bào của trứng B hoặc cả 2. Ngoài ra còn có hiện tượng Chimerism sinh đôi xảy ra khi 2 trứng được thụ tinh không kết hợp mà chỉ trao đổi tế bào và gene trong quá trình phát triển để tạo ra 2 cá thể riêng biệt. Khi đó thì một hoặc cả hai cá thể này mang 2 kiểu gene hoàn toàn khác nhau, điển hình là Chimerism máu.

Một hiện tượng khác nữa của Chimerism là micro Chimerism, nó xảy ra khi xuất hiện một lượng nhỏ tế bào có nguồn gốc từ cá thể khác có sự khác biệt về gene với một cá thể vật chủ. Hiện tượng này xảy ra giữa mẹ và con thai kỳ. Các tế bào của mẹ qua nhau thai vào cơ thể con, ngược lại tế bào gốc của bào thai cũng có thể vào cơ thể mẹ.

Chính vì đã đọc tài liệu về hiện tượng Chimerism nên Thiếu tá Lê Viết Việt đã cùng các giám định viên trao đổi, hội thảo với nhau và các đồng nghiệp bên ngoài, cùng tìm hiểu thêm tài liệu và thống nhất cho rằng, đây có thể là hiện tượng “nhân mã” đã từng được phát hiện trên thế giới và được các nhà khoa học công bố.

Từ nhận định này, Trung tâm đã mời đại diện cả 2 bên gia đình nội ngoại của cặp vợ chồng tới giải thích cho họ hiểu đây là một hiện tượng khoa học, không có gì phải lo lắng, hoang mang để gia đình hợp tác, cung cấp mẫu một lần nữa nhằm có kết luận chính xác nhất. Lần này mẫu của người bố là máu và tinh trùng. Các mẫu trên được gửi một phần đến một cơ sở phân tích độc lập bên ngoài để so sánh và có cơ sở kết luận chắc chắn.

Kết quả lần này cho thấy cả Trung tâm Giám định sinh học pháp lý và cơ sở phân tích độc lập bên ngoài đều cho kết quả giống nhau. Đối với phân tích mẫu máu vẫn giống như khi phân tích các mẫu tóc và tế bào niêm mạc miệng ở các lần phân tích thứ nhất và thứ 2, nghĩa là có 3 alen ở các locus gene khác nhau. Riêng mẫu tinh trùng cho kiểu gene không có hiện tượng 3 alen mà thể hiện sự cho nhận đầy đủ các alen giữa bố và con.

Từ kết quả này, Trung tâm Giám định sinh học pháp lý (Viện Khoa học hình sự) khẳng định đây là hiện tượng Chimerism, một hiện tượng hiếm thấy và có lẽ là lần đầu được phát hiện nhờ phân tích ADN để xác định quan hệ huyết thống tại Việt Nam. Chính do hiện tượng Chimerism nên khi phân tích các mẫu khác nhau của cùng một người lại cho kết quả kiểu gene khác nhau là điều dễ hiểu.

Sau khi nhận kết quả và được các giám định viên giải thích cũng như cho xem các tài liệu nghiên cứu trên thế giới về hiện tượng Chimerism, người chồng cùng hai bên gia đình đã hiểu vì sao 3 kết quả xét nghiệm trước đó lại có sự khác nhau, đồng thời cảm ơn Trung tâm đã giúp họ giải tỏa được tất cả những khúc mắc từ trước đến nay.

Đặc biệt đối với người vợ, kết luận giám định ADN của Viện Khoa học hình sự đã giúp chị giải được nỗi oan không thể giải thích nổi, nếu như người chồng chỉ dựa vào 3 kết quả xét nghiệm trước.

Đối với các giám định viên sinh học trong lĩnh vực ADN, vụ việc đặc biệt này cũng giúp họ có thêm hiểu biết và kinh nghiệm giải quyết trong những trường hợp phức tạp như trên, đặc biệt những trường hợp liên quan đến truyền máu, ghép mô tạng, ghép tủy và các dấu vết hình sự khác.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button