Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, mới có được hạnh phúc
Hướng dẫn: Trong cuốn sách Dám bị ghét, Kishimi Ichiro & Koga Fumitake khẳng định: Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, mới có được hạnh phúc.
Cùng ôn thi thật tốt môn Ngữ văn đặc biệt là trong kì thi HSG thì THPT Ngô Thì Nhậm muốn gửi tới các em một câu hỏi trong bộ đề thi khá hay dưới đây.
Đề bài: Trong cuốn sách Dám bị ghét, Kishimi Ichiro & Koga Fumitake khẳng định: “Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, mới có được hạnh phúc”.
(Dám bị ghét, Kishimi Ichiro & Koga Fumitake, NXB Lao Động, 2018)
Anh/Chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm trên.
Hướng dẫn
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn
trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
b. Yêu cầu về kiến thức:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Giải thích
– “Dám bị người khác ghét bỏ”: dám đối mặt với những tư tưởng phản bác, những định kiến trái chiều, dám chấp nhận nỗi cô đơn và nguy cơ thiếu an toàn do không có hậu thuẫn từ bên ngoài.
– “Tự do, hạnh phúc”: là cảm giác được làm chủ bản thân hoàn toàn, được thỏa mãn tận hưởng những giá trị của cuộc sống, không bị chi phối bởi suy nghĩ, thái độ của người khác. -> Để có thể làm chủ bản thân và tận hưởng trọn vẹn mọi giá trị của cuộc sống, con người cần dám vượt qua những định kiến, cản trở từ người khác.
3. Lý giải
* Vì sao con người có thể “bị ghét”?
– Cuộc sống phong phú với các quan niệm, hình thái tồn tại nên luôn có thể xảy ra mâu thuẫn, xung đột.
– Mỗi con người là một cá thể độc đáo, riêng biệt và độc lập tương đối. Việc cá thể này khác biệt thậm chí đối lâp với cá thể khác là hoàn toàn bình thường.
– Nhận thức của con người hữu hạn và không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Chân lí vẫn có thể thay đổi giá trị theo thời gian.
– Con người thường có xu hướng đề cao cái tôi cá nhân của mình trong tương quan với những cái tôi khác. Vì thế luôn có xung đột, đối kháng.
* Vì sao “dám bị ghét” mới đem lại cho con người tự do và hạnh phúc?
– Đối mặt với những định kiến trái chiều, con người sẽ thoát khỏi sự lệ thuộc, không bị ảnh hưởng bởi “những tiếng ồn ào bên ngoài”, tự do theo đuổi mục đích của mình.
– Khi chấp nhận đối kháng, con người sẽ không còn có thói quen trông cậy vào sự giúp đỡ, hậu thuẫn nào khác mà phải nỗ lực, tự chủ vươn lên trong mọi việc. Nó là cơ hội để tôi luyện bản lĩnh, can đảm đối mặt với hoàn cảnh, để sống trọn vẹn hơn.
– “Bị ghét” cũng cho con người khoảnh khắc nhìn lại mình, nhận ra những sai lầm hạn chế của bản thân mà tự hoàn thiện.
– Trong nỗi cô đơn, trong sự bủa vây của định kiến, con người sẽ chuyên tâm hơn vào mục tiêu nào đó như một cách tự giải thoát và khẳng định mình. Đó là tiền đề dẫn tới thành công và hạnh phúc.
– Quy luật của cuộc sống: mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Vì thế con người không nên sợ hãi trước những quan điểm trái chiều.
(HS chọn dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm)
4. Bàn luận mở rộng
– Khẳng định vấn đề: Chấp nhận sự khác biệt và định kiến trái chiều là cách để chúng ta tìm thấy tự do, hạnh phúc trong cuộc đời mình.
– Mở rộng nâng cao vấn đề:
+ Phê phán những người yếu đuối, hèn nhát, không dám chấp nhận sự khác biệt và đối lập, sống thụ động, phụ thuộc vào ý chỉ và cảm xúc của kẻ khác.
+ Tuy nhiên, vượt khỏi định kiến không có nghĩa là ru vỗ bản thân trong sự bảo thủ, trì trệ, bằng lòng với những gì mình có, không chịu nỗ lực tự hoàn thiện và vươn lên.
+ Những quan điểm trái chiều không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự “ghét”. Con người cần tỉnh táo để nhận ra thiện chí của người khác trong những xung đột, mâu thuẫn.
5. Bài học nhận thức và hành động
Nguồn: Kì thi chọn đội tuyển dự thi HSG cấp tỉnh trường Chuyên Nguyễn Trãi.
-/-
Mong rằng với những thông tin trên đây các em sẽ bổ sung vào kho tàng văn học của mình một kiến thức hữu ích!
– Tuyển tập đề thi thử thpt quốc gia 2022 môn văn mới nhất –