Giáo dục

3 Bộ Đề đọc hiểu câu chuyện Ốc Sên hay nhất

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu một số đề đọc hiểu câu chuyện Ốc Sên.

Đề đọc hiểu câu chuyện Ốc Sên – Đề số 1

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”

“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.

“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

“Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.

Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.

“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?

Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao?

Lời giải:

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.

Câu 2 (0,5 điểm): Tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản: Đánh dấu các lời thoại của nhân vật.

Câu 3 (1 điểm): Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng.

Câu 4 (1 điểm): Có 2 tình huống:

  • Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, sống tự lập.
  • Vừa phải tự lập là chính nhưng cũng rất cần sự trợ giúp của gia đình và người thân khi cần thiết.

…………………………………………

Đề đọc hiểu câu chuyện Ốc Sên – Đề số 2

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:

– “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”

– “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.

– “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

– “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

– “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

– “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.

Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.

– “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”.

Câu 1. Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Phép tu từ cơ bản được người viết sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3. Chỉ rõ một câu văn có sử dụng thành phần phụ chú.

Câu 4. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta.

Gợi ý trả lời:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Tự sự.

Câu 2. Phép tu từ được người viết sử dụng trong văn bản trên là: Nhân hóa.

Câu 3. Câu văn có sử dụng thành phần phụ chú: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.

Câu 4. Bức thông điệp mà câu chuyên muốn gửi đến với mỗi chúng ta là:

Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo cả. Nếu như mình thiệt thòi ở đây thì thì mình sẽ gặp may mắn ở chỗ khác và ngược lại. Cậu chuyên trên cũng là một ví dụ cho bức thông điệp ngày hôm nay.

…………………………………..

Đề đọc hiểu câu chuyện Ốc Sên – Đề số 3

Hãy bày tỏ ý kiến của anh/chị về câu chuyện sau :

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: – “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!” – “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói. – “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” – “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”. – “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” – “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”. Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”. – “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”. (Theo nguồn Internet)

Định hướng cách làm: Đây là dạng đề Nghị luận xã hội về một câu chuyện, nếu các em chưa biết cách làm bài thì có thể đọc lại bài viết này để xem lại lí thuyết nhé:

Cách làm đề nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện:

Dàn ý cho đề bài trên như sau:

Mở bài:

-Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên

-Nêu vấn đề nghị luận :Hãy dựa vào chính mình

Thân bài:

1. Phân tích câu chuyện

+ Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện + Nêu ý nghĩa câu chuyện :

Ý nghĩa nội dung câu chuyện:

– Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ… Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn đó của con người.

– Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.

2. Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện :

Câu chuyện nêu lên bài học cuộc sống :

– Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.

– Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại, phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả.

– Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự bảo đảm đó.

– Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân chính.

– Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống

– Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu, sống bi quan…

3. Bài học nhận thức và hành động:

–Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.

– Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên ngoài.

4. Liên hệ thực tế, bản thân

Kết bài : có thể khẳng định ý nghĩa câu chuyện, nêu cảm xúc cá nhân, hoặc gợi mở cho người đọc tiếp tục suy nghĩ …

…………………………………………

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button