Tổng hợp

Lê Lai là ai? Sự kiện nổi tiếng của Lê Lai

Lê Lai là ai?

Lê Lai là một tướng lĩnh tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, ông được coi là một anh hùng, một tấm gương trung nghĩa với sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết.

Lê Lai sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay là Thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), cha tên là Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng, con lớn tên Lê Lạn, con thứ 2 là Lê Lai.

Lê Lai được sử gia Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là có tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi rất chu đáo.

Lê Lai là ai?
Lê Lai là ai?

Sự kiện nổi tiếng của Lê Lai

Năm 1416, ông cùng Lê Lợi và 18 tướng lĩnh khác tham gia Hội thề Lũng Nhai, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức đánh đuổi quân Minh đang cướp phá. Ông được ban tước Quan nội hầu, tổng quản của phủ Đô tổng quản. Anh trai của Lê Lai, Lê Lạn cũng tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, lập được nhiều công lao.

Bấy giờ khoảng năm 1418 nghĩa quân Lam Sơn lực lượng còn yếu, thiếu lương, thường bị quân Minh vây đánh, tình thế hết sức ngặt nghèo. Lê Lợi đã hỏi về việc ai có thể đóng giả ông để cứu nguy cho toàn quân, Lê Lai đã nhận lời.

Lê Lai là một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, người đã hy sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh. Lê Lai người gốc Mường, thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hoá), là con của Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng.

Năm 1418 quân Minh huy động lực lượng bao vây núi Chí Linh, nghĩa quân Lam Sơn hết lương ăn, phải ăn thịt cả con ngựa chiến cuối cùng. Để đánh lạc hướng quân giặc, duy trì cuộc khởi nghĩa, Lê Lai đã mặc áo hoàng bào giả làm chủ tướng Lê Lợi, cùng với 500 quân cảm tử xuống núi quyết chiến với quân Minh. Giặc bắt được Lê Lai tưởng là Lê Lợi nên rút quân khỏi núi Chí Linh. Tấm gương hi sinh của Lê Lai mãi được nhà Lê ghi nhớ.

Năm 1428 ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã truy tặng cho Lê Lai là Đệ nhất Khai quốc công thần, soạn hai bài văn thề mãi mãi ghi nhớ công lao của Lê Lai. Trước khi mất Lê Lợi dặn lại vua nối ngôi Trần Thái Tông rằng: Ta có được ngày hôm nay là nhờ có Lê Lai. Do ngày mất của Lê Lai không rõ nên sau khi ta chết phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi làm giỗ cho ta một ngày.

Lê Lai - vị anh hùng đứng sau các chiến tích lẫy lừng của Lê  Lợi
Lê Lai – vị anh hùng đứng sau các chiến tích lẫy lừng của Lê Lợi

Gia đình của Lê Lai

Lê Lai có ba con trai là Lê Lư, Lê Lộ và Lê Lâm. Sau khi Lê Lai mất, cả ba người đều được Lê Lợi trả nghĩa nuôi dạy, chăm sóc như con đẻ. Các hậu duệ của Lê Lai đã nối tiếp phục vụ vương triều Lê, hết lòng vì nước vì vua.

Con trưởng là Lê Lư, tử trận khi vây thành Nghệ An năm 1425; năm 1428 được tặng hàm Thiếu úy, đến đời vua Lê Thánh tông được tặng tước Kiến Tiết Hầu, về sau gia tặng Kiến Quận Công.

Con thứ là Lê Lộ, trong trận đánh năm 1421 ở sách Ba Lẫm, ải Kình Lộng đã dẫn phục binh đánh bại Trần Trí, được thăng là Tả trung quân tổng đốc chư quân sự; năm 1424 theo Lê Lợi đánh châu Trà Lân (Nghệ An), ở Bồ Lạt, phá được quân Phương Chính và Sư Hựu, được thăng làm Thái bảo. Tháng 10 năm 1424, ông trúng tên mà chết. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi phong tặng ông chức Thái úy. Đến đời vua Lê Thánh Tông phong tặng ông là Chiêu Công Hầu, sau gia tặng Chiêu Quận Công. Lê Lộ sinh ba con trai là Lê Tích, Lê Dung và Lê Dũng, đều có công trạng và được phong hầu.

Lê Lâm là con út của Lê Lai, lập được nhiều công lao, năm 1428 được phong làm Thứ thủ quân Thiết đột, là một trong những người được gọi là Lũng nhai công thần, được phong là Trung Lượng đại phu, Câu kiềm vệ tướng quân, tước Thượng trí tự Suy trung đồng đức Hiệp mưu bảo chính công thần. Năm 1430, Ai Lao lấn cõi, Lê Lâm làm tiên phong đi tiễu trừ. Trong khi truy kích quân giặc, ông bị trúng chông tẩm độc mà chết. Ông được tặng là Thái Úy Trung Quốc Công và phong làm Phúc Thần.

Lê Niệm là con Lê Lâm, “từ nhỏ đã thông minh, văn võ đều giỏi, chí khí hơn người” (Đại Việt thông sử). Ông xuất thân tập ấm, được vào làm việc trong triều rồi trở thành vị quan văn võ kiêm toàn. Ông đã được cử đi trị nhậm ở nhiều miền đất xa. Năm 1449, ông làm chức An phủ sứ ở An Bang (Quảng Ninh nay), có công giữ yên bờ cõi dân yên ổn làm ăn. Năm 1470, ông cùng Đinh Liệt theo Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Trà Toàn, ở thành Bồ Bàn. Năm 1480, lúc đã ngoài 50 tuổi ông cầm quân đi đánh Bồn Man, thanh thế lừng lẫy, khiến kẻ thù không còn dám xâm phạm bờ cõi. Năm 1460, Lê Niệm đã cùng Lý Lăng, Nguyễn Xí, Đinh Liệt… có công dẹp loạn Lê Nghi Dân, đưa Lê Tử Thành tức Lê Thánh Tông lên ngôi vua, mở ra thời kỳ thịnh trị nhất của triều Lê. Năm ấy ông được phong tước Đình Thượng Hầu.

Chính sử không chép về đường khoa cử của Lê Niệm nhưng “Ông có học vấn, giỏi thơ. Vua Thánh Tông mỗi khi có thơ đề vịnh thường bảo ông họa lại… Lương Nhữ Học tuyển thơ có chép của ông 25 bài” (Đại Việt thông sử). Năm 1463, ông được cử tham gia phụ trách trường Quốc Tử Giám. Năm 1464, ông là chánh chủ khảo kỳ thi Hội .Ngoài ra, ông đã từng nhiều năm làm Tể tướng. Người đương thời vẫn ca tụng ông là vị quan thanh liêm, sống đạm bạc, không ham phú quý, không thích ồn ào, khoa trương. Ông mất năm 1486 để lại nhiều tiếng thơm và được truy tặng là Tĩnh Quốc Công. Đánh giá về ông, trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã viết: “Kể đến người văn võ đều giỏi, công danh toàn vẹn thì không ai bằng Lê Niệm”. Đời sau phong ông là Phúc Thần, nhiều nơi thờ, các triều đại đều có sắc phong là “Thượng, thượng đẳng, tối linh, đại vương”.

Lê Niệm có 25 người con, 15 trai có 3 người tước hầu, 2 người tước bá, 2 người làm tả Đô đốc, 1 người làm Thượng thư; 10 con gái thì 1 là hoàng hậu, 1 là cung tần.

Lê Khủng là con thứ tư của Lê Niệm, cháu 4 đời của Lê Lai. Trong triều Lê Thánh Tông, ông là một tướng có nhiều công trong công dẹp yên biên giới. Năm 1490, một lần đi đánh Chiêm Thành, lập công lớn nhưng rồi trong một trận đánh ở ông bị thương nặng và chết tại trận. Ông được truy tặng “Thái Bảo”, tước Thuần Quận Công, sau đó được ban Phúc Thần. Con trai thứ 5 là Lê Ý, tước Diên Trục Hầu, đi đánh giặc Chiêm Thành có công, được phong Chưởng phủ sự Diên Quận công. Con trai thứ 2 là Lê Chí “tính nết trầm tĩnh kiên nghị, trí lực hơn người, làm chức Tả Đô đốc, theo đi đánh Chiêm Thành, xông lên phá giặc, bắt được chúa giặc là Trà Toại. Khi quân về, phong tước Bình Lương bá. Năm Hồng Đức thứ 18 (1487), vua sai cùng với Kinh Dương Hầu Lê Quyền và các quan trong 5 phủ, 6 bộ tự soạn dùng Minh lệnh gồm 145 điều. Sau đó tiến phong lên tước Bình Lương Hầu…”. Sau đó, ông được tiến phong Quỳnh Quận Công; năm 1505 được tuy tặng tước Hoài Quận Công.

Các con cháu hậu duệ của Lê Lai trải nhiều đời sau đều hết lòng phụng sự vương triều Lê và lập được nhiều công lớn. Phẩm chất nổi bật của gia tộc Lê Lai không chỉ có tài năng mà còn là sự trung thành, dám hy sinh vì nước vì vua. Trong bài văn chế vua Thánh Tông ban cho Lê Niệm có câu rằng: “Dòng dõi công huân, đáng nòi trung nghĩa. Rực rỡ bấy cánh hoa vườn quý, thơm ngát hương danh… Toàn gia trung hiếu…, tiếng tốt mấy đời”. Nhà vua cũng khẳng định quan hệ vua tôi là mối nhân duyên: “Có vua ấy, có tôi ấy, nhân duyên kia ắt bởi trời xui?”.

Gia đình của Lê Lai
Gia đình của Lê Lai

Cái chết của Lê Lai

Sách Lam Sơn thực lục (biên soạn sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lúc Lê Lợi đã lên ngôi Hoàng Đế) là tài liệu đầu tiên ghi nhận việc Lê Lai liều mình cứu chúa và anh dũng hi sinh (năm 1418). Các sách khác như Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… cũng đều chép chuyện Lê Lai hi sinh, trong đó Đại Việt thông sử chép chi tiết nhất. Đó là cơ sở về mặt thư tịch để các nhà sử học khẳng định việc Lê Lai hi sinh năm 1418.

Nhưng trong bộ quốc sử lớn nhất thời phong kiến là Đại Việt sử kí toàn thư, việc Lê Lai hi sinh không được nói đến. Chẳng những thế, ở phần biên niên về tháng Giêng năm 1427, sách này còn viết: “Giết Tư Mã Lê Lai, tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công, ăn nói ngạo mạn”. Dựa vào chi tiết này, có người cho rằng Lê Lai không chết trong lần cải trang cứu chúa năm 1418 mà đến năm 1427 mới mất.

Sự thật là có đến 2 Lê Lai?

Thực ra chỉ dựa vào một câu trong Đại Việt sử kí toàn thư để phủ nhận ghi chép của những quyển sử khác là điều phiến diện. Ghi chép của sách này dẫn người đọc đến việc suy đoán nước đôi: Lê Lai chết năm 1427 hoặc năm 1418. Sách này không chép truyện Lê Lai cải trang phá vây nên càng khó để xác định Lê Lai của năm 1427 là Lê Lai của năm 1418. Vì vậy, nếu muốn khẳng định rằng Lê Lai còn sống sau lần phá vây và đến năm 1427 mới chết theo quan điểm của một số người thì phải chứng minh được Lê Lai trong Đại Việt sử kí toàn thư và Lê Lai trong các sách như Lam Sơn thực lục chỉ là một người.

Về sự kiện măm 1418, Đại Việt thông sử chép: “Lê lai… tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua, xưng là vua Lê ở Lam Sơn, dẫn quân ra đánh nhau với quân Minh… Lê Lai chống cự đến kiệt sức thì bị bắt, quân Minh dẫn Lê Lai về thành Đông Quan giết chết” (Đế kỉ, Thái Tổ thượng). Ở phần liệt truyện về Lê Lai, sách này còn chép Lê Lợi sai người ngầm tìm thi hài Lê Lai, đem về Lam Sơn hậu táng.

Về sự kiện tháng Giêng năm 1427, sách này chép: “Viên Tư Mã là Lê Lai cậy có chiến công, thường thốt ra những lời khinh nhờn. Vua (chỉ Lê Lợi – người dẫn) sai xử tử và tịch thu gia sản”.

Vậy là sách này đã chép rõ cả việc Lê Lai chết năm 1418 và Lê Lai chết năm 1427. Hai sự kiện trên cũng được sách Lam Sơn thực lục tục biên chép tương tự. Ngoài ra, gia phả dòng họ Lê Lai ở Dựng Tú (Thanh Hóa) cũng chép truyện Lê Lai chết vì nước năm 1418. Truyền thuyết dân gian cũng nói đến việc Lê Lai liều mình cứu chúa rồi bị kẻ thù giết chết.

Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định Lê Lai đã hi sinh năm 1418 và trong hàng ngũ nghĩa quân cùng có hai người mang tên họ là Lê Lai (có thể trùng tên trùng họ hay trùng tên khác họ nhưng được ban quốc tính (họ Lê)). Viên Tư Mã Lê Lai của năm 1427 hoàn toàn không phải là Lê Lai cứu chúa bị quân Minh giết hại năm 1418. Như vậy, chính xác Lê Lai đã xả thân cứu Lê Lợi năm 1418 còn nhân vật Lê Lai thứ 2 bị giết năm 1427 thực ra là một người khác trùng tên.

Lê Lợi và Lê Lai không có quan hệ ruột thịt

Lê Lai (sống ở thế kỷ 15), là con của Lê Kiều, người thôn Dựng Tú, sách Đức Giang, huyện Lương Giang (nay là thôn Thành Sơn, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).

Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn viết: “Lê Lai tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cận cho Lê Lợi rất chu đáo, công lao rõ rệt”.

Lê Lợi sinh năm 1385, là con thứ ba của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ông sinh tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt, Lê Lợi đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh.

Lê Lai và Lê Lợi không hề có quan hệ ruột thịt như nhiều người vẫn lầm tưởng từ trước đến nay họ là 2 anh em.

Suốt những năm ở ngôi vua, Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) luôn nhớ ơn vị tướng ngày trước đã hy sinh thân mình cứu ông thoát nạn, lập được giang sơn. Đến lúc sắp chết, Lê Lợi vẫn dặn con cháu rằng, ông có được ngày hôm nay là nhờ Lê Lai, do đó phải làm giỗ Lê Lai trước, để vị tướng này được hưởng lễ trước vua.

Ngày 22/8/1433, Lê Lợi mất, các vua nối ngôi theo lời dặn của ông đã cúng Lê Lai vào ngày 21/8. Từ đó dân gian có câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.

Năm 1484, Lê Thánh Tông (vị vua thứ năm của triều Hậu Lê) đã truy tặng Lê Lai là “Thái úy Phúc quốc công”, sau lại gia phong là Trung Túc Vương.

Lê Lai có ba người con trai là Lê Lư, Lê Lộ và Lê Lâm, đều theo cha gia nhập nghĩa quân của Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh.

Các công trình gắn với tên tuổi Lê Lai

Các công trình gắn với tên tuổi Lê Lai
Các công trình gắn với tên tuổi Lê Lai

Phố Lê Lai

Đây là con phố nhỏ thuộc phường Lý Thái Tổ, tại trung tâm quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam, dài 420m, kéo từ phố Đinh Tiên Hoàng đến phố Trần Quang Khải.

Phố được chia làm hai đoạn. Đoạn từ Đinh Tiên Hoàng tới chỗ giao cắt Lý Thái Tổ – Ngô Quyền là đường một chiều (theo hướng Đinh Tiên Hoàng sang), đối xứng chiều với phố Lê Thạch song song qua vườn hoa Lý Thái Tổ. Phần kia là đường hai chiều.

Phố được xây trên nền đất của hai thôn cũ là Vọng Hà và Hậu Bi thuộc hai tổng Tả Túc và Hữu Túc, đều thuộc huyện Thọ Xương. Phố có từ thời Pháp thuộc, được phân ra làm hai phố là Rue Dominé (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng tới chỗ giao cắt Lý Thái Tổ – Ngô Quyền) và Rue Bonhour (đoạn từ đường Trần Quang Khải tới chỗ giao cắt Lý Thái Tổ – Ngô Quyền). Sau năm 1945, hai phố này được gộp làm một và được đặt tên là Lê Lai.

Tên ông được đặt cho nhiều con đường trên khắp Việt Nam như đường Lê Lai ở phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; đường Lê Lai, thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng.

Tại huyện Ngọc Lặc quê hương ông, trước đây có Phố Lê Lai (nay là Đường Phố Cống, thị trấn Ngọc Lặc).

Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa quyết định đặt tên Đại lộ Lê Lai cho con đường lớn mới mở nối từ đường Hồ Chí Minh vào khu trung tâm hành chính mới của huyện Ngọc Lặc.

Đền thờ Lê Lai

Đền thờ Lê Lai (dân địa phương gọi là đền Tép) thuộc địa phận làng Tép (Thôn Thành Sơn), xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hóa, cách khu di tích Lam Kinh 5 km về phía Tây, được nhà nước công nhận là di tích quốc gia. Hàng năm vào các ngày mùng 8 tháng Giêng và 21/8 âm lịch địa phương đều mở hội, rước kiệu và dâng hương tại Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (hay còn gọi là Đền Tép). Năm 2013, phần chính điện đã bị cháy. Hiện nay đã được phục dựng.[13].

Trường THPT Lê Lai

Năm 1999, UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định thành lập Trường THPT Lê Lai tại chính quê hương ông ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button